Đau bụng dưới – Triệu chứng nguy hiểm và 11 cách giảm đau cực dễ

Đau bụng dưới là triệu chứng mà ít nhất ai cũng có thể gặp một lần trong đời, xảy ra ở mọi đối tượng mà không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tùy theo vị trí và mức độ đau mà chúng ta mới có thể biết được nguyên nhân chính xác.

Một số cơn đau bụng dưới không ảnh hưởng tới sức khỏe mà chỉ là dấu hiệu phụ của việc mang thai, kỳ kinh nguyệt,… Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, đau bụng dưới có thể là triệu chứng của các căn bệnh về đường tiêu hóa nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng.

Đừng để đau bụng dưới cản trở cuộc sống và ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Cùng ATZ Organic đi vào bài viết chi tiết dưới đây để có thể nắm rõ nguyên nhân và cách giảm đau bụng dưới dễ thực hiện nhất nhé!

Hãy đọc tiếp!

Bạn biết gì về đau bụng dưới? Các triệu chứng đau bụng dưới nên biết

Khoang bụng là một phần trong cơ thể con người, nằm ở trên xương chậu và dưới khoang ngực, có cấu tạo chứa nhiều cơ quan thuộc hệ tiêu hóa như: Dạ dày, gan, thận, lá lách,…

Đặc biệt vùng bụng dưới còn là nơi chứa cơ quan sinh dục, ruột già, ruột non, đường tiết niệu,… Có nhiệm vụ thực hiện chức năng bài tiết và sinh sản ở con người. Chính vì thế, đau bụng dưới là báo hiệu cho cơ thể đang gặp vấn đề mà bạn cần lưu ý.

Phân loại đau bụng và nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng dưới

Đau bụng dưới là gì?

Đau bụng dưới là hiện tượng khó chịu và đau ở vùng bụng dưới xương sườn, trên xương chậu. Thuật ngữ đau bụng dưới rốn không chỉ các cơn đau bụng ở ngoài da hay cơ mà cơn đau quằn quại xuất phát ở các cơ quan trong khoang bụng, hoặc những cơ quan liền kề gần bên như: Phổi, tử cung, buồng trứng,…

đau bụng dưới

Đau bụng dưới được chia làm 2 dạng là đau bụng dưới cấp tính (đau đột ngột, bất chợt) và đau bụng dưới mãn tính (đau kéo dài, đau âm ỉ).

Các triệu chứng đau bụng dưới

Vì đóng vai trò quan trọng trong cơ thể nên nếu không kịp thời nhận biết các triệu chứng nặng nhẹ của đau bụng dưới, bạn có thể sẽ phải đối diện với nhiều căn bệnh ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.

Đau bụng dưới chia làm 2 dạng:

  • Đau bụng dưới cấp tính: Cơn đau xuất hiện đột ngột, bộc phát, kéo dài trong vài giờ đồng hồ cho đến vài ngày.
  • Đau bụng dưới mãn tính: Cơn đau xuất hiện âm ỉ, lúc mạnh lúc nhẹ và lặp lại nhiều lần hằng năm. Đây là cơn đau nguy hiểm đối với sức khỏe mà bạn cần lưu ý để kịp thời thăm khám.

Ngoài ra đau bụng dưới còn có các triệu chứng thể hiện từ cơ bản tới phức tạp như:

  • Đau ở vùng dưới rốn và vùng gần cơ quan sinh dục, mức độ đau khác nhau và có thể xuất hiện ngay cả khi chỉ tác động nhẹ.
  • Phải gập người xuống mới giảm bớt được cơn đau.
  • Có các dấu hiệu kèm theo như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu, đi đại tiên ra máu,…
  • Nữ giới đau bụng dưới kết hợp với xuất hiện dịch âm đạo màu khác thường, mùi hôi tanh.
  • Tần suất đau tăng dần theo thời gian, ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm.

Phân khu vùng bụng trong cơ thể

Để có thể xác định được nguyên nhân chính xác của cơn đau bụng dưới, bạn cần chia vùng bụng thành các phân khu khác nhau:

  • Vùng hố chậu phải: Ruột thừa, ruột non, manh tràng, buồng trứng phải
  • Vùng hố chậu trái: Đại tràng sigma, kết tràng xuống
  • Vùng hạ vị: Cơ quan sinh sản nữ, đại tràng sigma, bàng quang tiết niệu.
  • Vùng rốn: Tá tràng, hồi tràng, hỗng tràng
  • Vùng hông phải: Kết tràng phải, gan, túi mật
  • Vùng hông trái: Thận trái, kết tràng xuống
  • Vùng thượng vị: Tuyến thượng thận, lách, tụy, tá tràng, gan, dạ dày
  • Vùng hạ sườn phải: Ruột non, thận phải, túi mật, gan
  • Vùng hạ sườn trái: Tuyến tụy, thận trái, đại tràng, lách

Đau bụng dưới bên trái

Bụng dưới bên trái là nơi chứa nhiều cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc sinh sản và bài tiết như: Thùy gan trái, thận trái, phần trên niệu quản trái, một phần ruột già,…

Tình trạng đau bụng dưới bên trái thường là do rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ bị đau bụng quằn quại, bụng cứng kèm tiêu chảy.

Những nguyên nhân đau bụng dưới bên trái thường gặp

Theo nhiều chuyên gia về tiêu hóa, một số bệnh lý có thể gây ra đau bụng dưới bên trái đó là:

  • Đầy hơi, ợ hơi: Triệu chứng phổ biến thường thấy ở những người bị rối loạn chuyển hóa tinh bột, rối loạn lên men vi khuẩn đường ruột. Đầy hơi, ợ hơi gây khó chịu cho người bệnh do thói quen nhai không kỹ, nuốt nhanh.
  • Đau dạ dày: Nếu tình trạng đầy hơi, khó tiêu kèm đau bụng dưới kéo dài thì có thể bạn đang bị đau dạ dày. Người bệnh sẽ thấy đau khi bị đói và giảm bớt đau đớn khi được ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Đây là bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Stress, thói quen ăn uống không điều độ, sử dụng nhiều bia rượu,… Gây nên sự rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa. Trong tất cả các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thì đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu cơ bản nhất.
  • Viêm túi thừa: Hệ tiêu hóa bao gồm nhiều cơ quan nhỏ khác nhau, khi các cơ quan này xuất hiện túi nhỏ, phình ra và có dấu hiệu viêm nhiễm thì gọi là viêm túi thừa.
  • Viêm ruột: Viêm ruột là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng viêm ở vùng ruột do các tác nhân đến từ vi khuẩn (Salmonella, staphylococcus, campylobacter jejuni,…), virus (Escherichia coli), ngộ độc thức ăn, xạ trị, tác dụng phụ của thuốc,….
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Theo thống kê, cứ 100 người sẽ có 20 – 25 người bị hội chứng ruột kích thích. Đây là hội chứng xảy ra khi ruột già hoạt động rối loạn, khi nhu động ruột co bóp chậm sẽ gây táo bón, ngược lại nếu co bóp mạnh sẽ gây tiêu chảy. Bệnh lý này ảnh hưởng tới đời sống hằng ngày và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác về ruột.
  • Sỏi thận: Là tình trạng các khoáng chất có trong nước tiểu đọng thành tinh thể dạng rắn. Kích thước sỏi thận càng lớn thì càng gia tăng khả năng cọ xát với đường niệu gây ra các cơn đau lưng, đau bụng dưới bên trái, tiểu ra máu,…
  • Phình động mạch chủ: Động mạch chủ có một đoạn phình to và thường gặp ở nam giới lớn tuổi do thói quen sử dụng thuốc lá, nạp nhiều cholesterol, béo phì,… Mức độ phình càng lớn thì khả năng cơ càng cao. Đau bụng dưới bên trái là một trong những dấu hiệu mà bạn nên lưu ý để kịp thời điều trị bệnh lý này.

Đau bụng dưới bên trái ở nữ giới

Hơn 80% các cơn đau bụng dưới ở nữ giới liên quan tới cơ quan sinh sản. Nếu là phụ nữ và đang có dấu hiệu đau bụng dưới thì hãy đọc kỹ thông tin tiếp theo đây để có thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bản thân.

  • Đau bụng kinh: Hiện tượng đau co thắt vùng bụng dưới bên trái diễn ra trước chu kỳ kinh nguyệt từ 2 – 3 ngày và giảm dần. Cơn đau bụng âm ỉ kéo dài kèm theo các triệu chứng như: Đau lưng, buồn ngủ, nhức đầu,…
  • Thai ngoài tử cung: Là tình trạng bào thai nằm ngoài tử cung ở các vị trí như: Vòi tử cung, buồng trứng, ổ bụng,… Nếu không kịp thời phát hiện thì túi thai có thể vỡ và làm máu chảy vào ổ bụng, ảnh hưởng tới tính mạng thai phụ. Đừng nhầm lẫn dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai mà nên trực tiếp thăm khám khoa sản để được kiểm tra kỹ lưỡng.
  • Hiện tượng sảy thai: Khảo sát cho thấy có khoảng 20 – 25% thai phụ bị sảy thai trong giai đoạn 13 tuần thai kỳ. Khi thấy có dấu hiệu đau bụng dưới bên trái dữ dội kèm chảy máu âm đạo, nôn mửa thì thai phụ nên tới địa chỉ y tế gần nhất để được chăm sóc kịp thời.
  • U nang buồng trứng: Khối u hình thành bất thường, bên trong có dịch hoặc các nang dạng rắn như bã đậu nằm ở vị trí buồng trứng. U nang buồng trứng gồm 2 loại: U nang cơ năng (Lành tính, không nguy hiểm, tự biến mất) và u nang thực thể (Ác tính, nguy cơ ung thư). Cơn đau bụng dưới bên trái âm ỉ và gia tăng mức độ khi quan hệ tình dục là dấu hiệu u nang buồng trứng thường thấy.
  • U xơ tử cung: Thường gặp ở phụ nữ tuổi sinh sản và mãn kinh. Đây là các khối u thịt lành tính xuất hiện rải rác ở tử cung, tuy nhiên nếu không kiểm soát được thì có thể ảnh hưởng tới thiên chức làm mẹ và tăng khả năng ung thư.
  • Lạc nội mạc tử cung: Các mô trong tử cung lấn ra ngoài vị trí của ống dẫn trứng. Khi chu kỳ kinh nguyệt tới, các mô này bong ra nhưng máu kinh nguyệt không thể chảy ra ngoài mà tích tụ ở trong cơ thể gây nhiễm trùng. Đau bụng dưới bên trái, gần vùng chậu hoặc là đau thắt lưng là dấu hiệu lạc nội mạc tử cung mà bạn có thể lưu tâm.

Đau bụng dưới bên trái ở nam giới

Đừng chủ quan rằng đau bụng dưới ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản ở nữ giới mà đối với đàn ông, đau bụng dưới bên trái cũng là dấu hiệu mà nam giới cần lưu ý.

  • Xoắn tinh hoàn: Tinh hoàn xoay quanh trục quá mức quanh thừng tinh làm tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu dẫn đến hiện tượng sưng phù nề, nếu không kịp thời cấp cứu có thể dẫn tới hoại tử. Biểu hiện xoắn tinh hoàn thường gặp là đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn.
  • Viêm tuyến tiền liệt: Vùng tuyến tiền liệt bị nhiễm trùng do vi khuẩn và một vài nguyên nhân khác. Tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng có thể gây ra biến chứng như vô sinh, hiếm muộn.
  • Viêm túi tinh: Khi bị bệnh lý này viêm túi tinh, nam giới thường sẽ bị đau bụng dưới bên trái, đau vùng chậu kèm mệt mỏi. Tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hoặc nấm mốc ở vị trí ống dẫn tinh. Viêm túi tinh ảnh hưởng tới số lượng tinh trùng và sức khỏe sinh sản của đàn ông.

Đau bụng dưới bên phải

Phần bụng bên phải là nơi chứa ruột và buồng trứng ở nữ, tuy nhiên các cơn đau bụng dưới nếu chỉ ở mức độ nhẹ nhàng có thì có thể hết ngay sau 1 – 2 ngày.

Nếu cơn đau dai dẳng và âm ỉ lâu hơn thì bạn nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp hợp lý.

Những nguyên nhân đau bụng dưới bên phải thường gặp

Hiểu được nguyên nhân đau bụng dưới bên phải sẽ giúp bạn kịp thời thăm khám và cải thiện tình trạng sức khỏe sớm nhất.

  • Khí ruột: Khí sẽ tích tụ ở ruột khi thức ăn không được tiêu hóa khiến người bệnh cảm thấy tức vùng bụng, đầy hơi. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Nhiễm trùng thận: Tác nhân gây nhiễm trùng thận là vi khuẩn và có khả năng ảnh hưởng tới cả hai thận. Dấu hiệu phổ biến của căn bệnh này chính là đau bụng dưới, đau lưng, hông hoặc háng.
  • Thoát vị: Hiện tượng túi phình ở nội tạng dịch chuyển ra khỏi vị trí gốc và đi xuyên qua chỗ hở của cơ bụng, gây đau bụng dưới bên phải. Nếu người bệnh hoạt động mạnh sẽ làm tăng mức độ đau lên.
  • Viêm đại tràng: Khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương nặng có thể xảy ra tình trạng đau bụng dưới bên phải, đầu hơi,… Lúc này cần phải điều trị để tránh bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. 

Đau bụng dưới bên phải ở nữ giới

Đau bụng dưới bên phải là dấu hiệu dễ nhận biết giúp phụ nữ kịp thời phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng tới chức năng sinh sản. Ngoài các căn bệnh giống như đau bụng dưới bên trái thì đau bụng dưới bên phải có thể là triệu chứng của:

  • Viêm vùng chậu: Tình trạng nhiễm trùng vùng chậu khiến nữ giới bị nhói đau vùng bụng dưới, biểu hiện nhẹ và không thường xuyên.
  • Xoắn buồng trứngBuồng trứng hoặc ống dẫn trứng bị xoắn khiến dòng máu bị tắc nghẽn, gây phù nề, đau bụng âm ỉ kéo dài và cần phải cắt bỏ buồng trứng bên phải.

Đau bụng dưới bên phải ở nam giới

Tình trạng đau bụng dưới bên phải cũng có thể là nguyên nhân khiến nam giới mắc các căn bệnh nguy hiểm thoát vị bẹn: Căn bệnh phổ biến khi các mô ở ruột non bị đẩy ra vị trí ban đầu, tạo thành khối phình nhỏ ở vùng gần đùi và bụng dưới, gây đau và khó chịu khi vận động mạnh.

Bệnh đau bụng dưới được chẩn đoán như thế nào?

Để tránh để tình trạng đau bụng dưới rốn tiến triển đến đến mức độ nguy hiểm, bạn cần tới trung tâm y tế uy tín để được xác định đúng nguyên nhân.

Bác sĩ sẽ tiến hành các bước thăm khám sau trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:

  • Bước 1: Khám lâm sàng bằng cách ấn vào vùng bụng để xác định vị trí của cơn đau và các bất thường liên quan.
  • Bước 2: Y tá ghi nhận tiền sử bệnh, các triệu chứng đang gặp và ghi nhận nguyên nhân bên ngoài có thể gây đau bụng dưới nếu có.
  • Bước 3: Thực hiện xét nghiệm (Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, chụp CT, chụp X – Quang, siêu âm ổ bụng, nội soi,…) để xác định nguyên nhân tiềm ẩn.

Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ

Các trường hợp đau bụng dưới nếu các cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ thì có thể giảm đau bằng các phương pháp tại nhà hoặc dùng thuốc giảm đau không cần kê đơn. 

Tuy nhiên, các cơn đau dữ dội và bộc phát, kéo dài cần phải được thăm khám từ bác sĩ và chăm sóc bởi trang thiết bị y tế hiện đại.

Dấu hiệu bạn bị đau bụng dưới cần gặp bác sĩ ngay

  • Cân nặng giảm đột ngột không lý do
  • Thường xuyên mệt mỏi, suy kiệt về thể chất
  • Bị táo bón mãn tính, tiêu chảy kéo dài
  • Đại tiện có máu
  • Có dịch âm đạo bất thường ở phụ nữ
  • Sau khi ngưng dùng không kê đơn thì có dấu hiệu đau trở lại

Dấu hiệu bạn bị đau bụng dưới cần được cấp cứu ngay

  • Đau dữ dội, đột ngột kèm sốt cao
  • Tập trung ở một bên vùng bụng
  • Nôn mửa liên tục, chất nôn có máu
  • Đau khi bị tác động mạnh hoặc chạm nhẹ vào bụng
  • Không thể tiểu tiện
  • Ngất xỉu hoặc bất tỉnh
  • Đau ở vùng ngực, quanh xương sườn và lan tới bụng

Những cách giảm đau và ngăn ngừa đau bụng dưới hiệu quả

Cơn đau bụng dưới sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống hằng ngày của bạn nếu không được giảm đau kịp lúc. Cùng tìm hiểu những cách giảm đau bụng dưới rốn cũng như ngăn ngừa cơn đau bụng dưới hữu hiệu mà ATZ Organic gợi ý cho bạn dưới đây nhé!

Chườm nóng chữa đau bụng dưới

Cách chườm nóng giảm đau bụng dưới là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng vì tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

Chườm nóng ở vùng bụng sẽ tạo cảm giác thoải mái, giãn các vùng cơ gây đau, giảm tình trạng chuột rút và giúp máu huyết lưu thông dễ dàng hơn.

Nếu không biết chườm nóng như thế nào bạn có thể tham khảo ngay sản phẩm Túi chườm bụng thảo dược nóng lạnh đa năng của ATZ Organic, hiện đang là SẢN PHẨM BÁN CHẠY NHẤT TRONG 10 NĂM QUA.

Đây là sản phẩm có cấu tạo kết hợp giữa liệu pháp hương thơm và liệu pháp nóng với tác dụng giảm đau, tăng cường sự lưu thông của khí huyết trong cơ thể, tinh thần thoải mái.

  • Liệu pháp hương thơm: Được làm từ 9 loại thảo dược nguồn gốc 100% thiên nhiên được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến như: Mỹ, Pháp, Ấn độ,… 9 loại thảo dược bao gồm: Oải hương, hương thảo, lá thơm, bạc hà, sả, thì là, lá mùi, hạt ngò, quyết minh tử sẽ giúp  tác dụng tới hệ thần kinh, mang lại cảm giác thư giãn, phấn chấn ngay lập tức.
  • Liệu pháp nóng: Nhờ chất liệu túi được làm từ 100% cotton có khả năng chịu nhiệt cao giúp giữ nhiệt là luân chuyển nhiệt đi đều khắp bề mặt vải. Nhờ vậy mà vùng bụng được giảm đi những cơn đau bụng dưới, điều hòa hệ tiêu hóa và dễ ngủ.

Bên cạnh chườm nóng, túi chườm bụng thảo dược còn có thể chườm lạnh để giảm các cơn đau cấp tính như: Bong gân, đau cơ, giảm sốt, bầm tím,…

Cách sử dụng túi chườm bụng thảo dược của ATZ Organic:

  • Chườm nóng: Xịt sương lên 2 bề mặt của túi chườm bằng bình xịt, đặt túi chườm vào lò vi sóng ở chế độ vi sóng 1000W, thời gian từ 2 – 3 phút. Khi túi chườm đạt nhiệt độ từ 60 – 70 độ C, hãy đặt lên bụng chườm và thư giãn.
  • Chườm lạnh: Cho túi chườm vào túi nhựa có dây kéo kín (túi zip). Sau đó cho vào ngăn đông tủ lạnh từ 1 – 2 tiếng để túi chườm có nhiệt độ từ 10 – 12 độ C. Lấy túi chườm ra, đặt lên bụng và thư giãn thả lỏng. Sử dụng được trong 15 – 20 phút.

Tuy túi chườm bụng thảo dược của ATZ Organic có hạn sử dụng 3 năm nhưng bạn có thể đem túi chườm cũ ra cửa hàng để đổi túi chườm mới với hỗ trợ chi phí tới 30%.

Uống nhiều nước

Nước giúp tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn một cách vô cùng hiệu quả. Khi cơ thể thiếu hụt lượng nước cần thiết thì quá trình tiêu hóa sẽ kém đi, tăng khả năng đau bụng dưới, đau dạ dày.

Các chuyên gia nghiên cứu khuyến nghị rằng:

  • Nam giới: Nên uống khoảng 3,7 lít/ngày
  • Nữ giới: Nên uống khoảng 2,7 lít/ngày

20% lượng nước trong số này sẽ đến từ các thực phẩm, còn lại tới từ nước lọc và các loại đồ uống khác. Nếu không thể biết chính xác lượng nước cần uống, bạn có thể đong đếm bằng 8 cốc nước,

Người đang bị nôn mửa hay tiêu chảy sẽ mất nước rất nhanh, vì thế cần bổ sung nước nhiều hơn, riêng trẻ nhỏ thì cần nước ít hơn người lớn.

Dùng muối khoáng

Muối khoáng chứa nhiều magie, canxi, natri khi được rang nóng sẽ giảm đau bụng dưới, điều hòa khí huyết.

Bạn có thể ngâm mình trong một bồn tắm nước nóng có chứa muối khoáng để chúng phát huy tối đa tác dụng trong việc giảm đau, nhanh chóng lấy lại cảm giác thoải mái.

Yoga

Yoga là bộ môn thần thánh không chỉ tăng độ dẻo dai, đẩy lùi lão hóa mà còn giảm đau bụng dưới. Chỉ với một khoảng thời gian tập luyện, bạn có thể cải thiện tình trạng đau đớn này.

Cùng xem đó là những bài tập nào nhè!

Tư thế Apanasana (tư thế chắn gió): Nằm ngửa, co hai đầu gối về gần ngực, đung đưa lần lượt sang hai bên để tác động vào vùng lưng dưới. Vẫn giữ chân phải gần vùng ngực, duỗi chân trái ra song song với mặt đất. Thực hiện lần lượt sau 10 nhịp thở.

Tư thế vặn người nằm ngửa: Bắt đầu giống tư thế apanasana với chân phải gần vùng ngực, chân trái duỗi thẳng, sau đó lăn người về phía bên trái. Đặt tay lên đầu gối phải để vặn người về phía bên trái. Lặp lại với phía bên kia sau 10 nhịp thở.

Tư thế trẻ em: Bạn cần ba khối kê nằm ngang (không bắt buộc), ngồi ở tư thế em bé, trên hai gót chân, đặt đầu lên khối kê (hoặc trên sàn) và vươn hai tay về phía trước. Kéo dài trong 10 – 15 nhịp thở.

Tư thế Burrito: Dùng chăn hoặc một chiếc khăn được cuộn lại để đặt dưới vùng rốn, không để nó trượt lung tung. Kê vùng đầu trên một khối kê để đặt trọng lực cơ thể vào cuộn trăn. Giữ tư thế trong 2 phút.

Tư thế mèo bò: Chống hai tay và đầu gối xuống đất, thở ra thì lưng uốn hình vòng cung giống mèo còn khi hít vào thì chuyển xương ngực về gần tay. Thực hiện liên tục từ 10 – 15 lần sẽ giúp vùng bụng giãn ra.

Ngồi thiền

Thiền là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và chỉ cần dành ít nhất 10 phút mỗi ngày, bạn sẽ thấy sức khỏe được cải thiện, giảm lo lắng, giảm đau bụng dưới, chuột rút.

Thiền là hành động ngồi yên lặng ở một tư thế từ 10 – 20 phút ở không gian yên tĩnh, không bị phân tâm bởi tiếng ồn. Thư giãn cơ thể, để sự thả lỏng từ bàn chân đến mặt, từ bên ngoài tới các cơ bên trong. Hít thở tự do và đều theo nhịp.

Trong quá trình thiền không nên để những suy nghĩ lo âu tấn công tâm trí bạn và làm mất tập trung, thay vào đó tập trung vào âm thanh nhạc dịu nhẹ. Thực hiện 1 – 2 lần một ngày và sau bữa ăn ít nhất 2 tiếng.

Liệu pháp thiền định giúp giảm đau bụng và trạng thái âu lo.

Tắm nước nóng

Không chỉ là cơn đau bụng dưới mà dường như, khi ngâm mình trong làn nước nóng cũng sẽ làm dịu tất cả các cơn đau và làm cơ thể, tinh thần được cải thiện đáng kể. 

Nước nóng sẽ làm các cơ khớp được giãn ra, thâm nhập vào vùng bụng dưới như một túi chườm khổng lồ. Ngoài ra, tắm nước nóng còn mang lại các tác dụng trong việc: Mờ vết thâm, giảm ho và cảm,…

Bổ sung vitamin từ các nhóm thực phẩm

Để có thể giảm bớt tình trạng đau bụng dưới rốn, bạn có thể bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây vào bữa ăn của mình:

Nhóm đậu

Trong các loại đậu, đậu nành có chất isoflavone là một chất giống như estrogen ở phụ nữ, vì thế khi bị đau bụng dưới hãy dùng đậu nành để giảm đau bụng, hạn chế tình trạng co thắt. Ngoài ra, các loại đậu khác cũng mang lại nhiều lợi ích mà bạn có thể dùng là: Đậu đen, đậu xanh, đậu trắng,…

Nhóm thảo dược

Các loại thảo dược lành tính là nguyên liệu được nhiều người dùng trong cải thiện cơn đau bụng dưới như: Gừng, thì là, đinh hương,… Hỗ trợ giảm đau, tăng cường sức khỏe.

1. Bạc hà

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, bạc hà là loại dược liệu có hương thơm và mang lại nhiều công dụng hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Đây là loại cây thường được sử dụng trong y học cổ truyền và điều chế thuốc giảm co thắt vùng bụng, đầy hơi, tiêu chảy ở nhiều quốc gia.

Cách giảm đau bằng lá bạc hà: Lá bạc hà đun lấy nước, kết hợp thảo quả để pha trà uống. Tán lá bạc hà thành bột và dùng chung với các loại đồ uống, thực phẩm hằng ngày.

Lưu ý: Nếu đang bị trào ngược dạ dày thì nên hạn chế sử dụng bạc hà vì có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn

2. Gừng tươi

Gừng không chỉ là nguyên liệu dùng trong chế biến thức ăn, khử mùi tanh mà còn là một phương thuốc tự nhiên giúp chữa đau bụng dưới rốn hiệu quả.

Nhờ vào các hợp chất có trong gừng là gingerols và shogaols giúp tăng tốc độ co bóp của dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn. Gừng cũng giúp giảm cơn buồn nôn hoặc tiêu chảy.

Cách giảm đau bằng gừng tươi: Dùng gừng trong chế biến thức ăn hoặc thả vài lát gừng vào trong tách trà nóng dùng hằng ngày hoặc giã nhuyễn gừng hoặc xắt lát và đắp lên vùng bụng từ 7 – 10 phút.

3. Đinh hương

Đinh hương là loại cây thuộc họ Sim chứa nguồn tinh dầu dồi dào gồm các hợp chất: Eugenol, chromones, sesquiterpenoids,… Có vị cay và tính ôn, khả năng sát trùng, trị nấc, đặc biệt là đau bụng dưới rốn.

Cách giảm đau bằng đinh hương: Sử dụng 2 – 6g đinh hương để điều chế ra nước bằng nhiều cách như: Nấu, hãm, ngâm,… Hoặc dùng đinh hương trong chế biến thức ăn với các món ăn giàu dinh dưỡng như: Chè đinh hương, vịt tiềm đinh hương,…

Lưu ý: Người bị nôn mửa hay viêm sốt kỵ dùng đinh hương.

Nhóm rau củ/trái cây

Đây là nhóm có chứa nhiều chất oxy hóa, vitamin và khoáng chất giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng hệ miễn dịch, giảm đau bụng dưới, Hãy bổ sung rau củ, trái cây vào các bữa ăn thường ngày để thấy cơ thể thay đổi sau một thời gian.

1. Thực phẩm giàu canxi + magie

Canxi và magie là hai chất tốt cho sức khỏe tốt cho cơ thể con người. Trung bình người ở độ tuổi từ 19 – 50 cần 1000 canxi mỗi ngày, còn magie là 400mg. Hãy tham khảo các thực phẩm dưới đây để bổ sung chúng và bữa ăn hằng ngày, giúp giảm đau bụng dưới nhé!

Thực phẩm chứa canxi: Sữa đậu nành, hạnh nhân, hạt chia, hạt hướng dương, cải xoăn, hạt vừng, bông cải xanh,…

Thực phẩm chứa magie: Socola đen, đậu hũ,các loại đậu, cá béo, chuối, rau xanh,…

2. Chuối hoặc táo

Chuối chứa nhiều loại vitamin B6, kali và folate giúp giảm đau hiệu quả, nhất là đau bụng, chuột rút và cơn co thắt, tiêu chảy.

Trong khi táo lại chứa hàm lượng chất xơ hòa tan giảm được nồng độ axit trong dạ dày. Ngoài ra chất xơ này cũng cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, giảm viêm ruột, táo bón.

3. Nhóm giàu Omega 3

Omega 3 được chứng minh là không chỉ tốt cho tim mạch, xương mà còn làm sáng mắt, thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc ổn định. Có thể tìm thấy Omega 3 ở các loại cá như cá thu, cá hồi và bơ, dầu olive.

Trà nóng

Trà nóng, đặc biệt là trà hoa cúc, trà gừng có tính kháng viêm mạnh mẽ và làm dịu cơn đau do chuột rút, đau bụng dưới và kể cả đau dạ dày bình thường. Đặc tính kháng viêm của trà hoa cúc, trà gừng sẽ giúp các vùng cơ được thư giãn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn.

Trà thảo dược Fine Tea đến từ ATZ Organic là thức uống tuyệt vời kết hợp giữa các thành phần thảo dược mang lại lợi ích sức khỏe như: Lá sen, nấm linh chi, thảo quyết minh, cỏ ngọt,…

Trà Fine Tea có thể dùng uống mỗi ngày để thay nước, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý không nên uống trà lúc quá no vì sẽ làm giảm đi hiệu quả hoặc quá đói vì trà sẽ kích thích niêm mạc đường tiêu hoá gây cồn cào khó chịu.

Giấm táo

Chứa nhiều enzym có lợi và axit amino cùng các khuẩn có lợi cho đường ruột, vì thế mà giấm táo trở thành thực phẩm giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tiêu chảy,  giảm đau bụng dưới, ợ hơi, táo bón hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu đang bị viêm loét dạ dày, bạn nên pha loãng hoặc không nên sử dụng giấm táo.

Mật ong

Không ai có thể phụ những công dụng tuyệt vời mà mật ong mang lại cho con người Không chỉ là “thần dược” làm đẹp cho phái nữ mà đối với những ai bị đau bụng dưới, hãy thử dùng mật ong ngày hôm nay.

Với tính mát, vị ngọt và dễ uống cùng việc chứa rất nhiều loại vitamin như: B1, B6, A E,… Mật ong là thực phẩm tốt cho sức khỏe mọi đối tượng từ trẻ nhỏ tới người lớn tuổi.

Cách giảm đau bằng mật ong:

  • Người bệnh: Sử dụng mật ong pha với nước ấm dùng từ 3 – 5 lần/ngày.
  • Trẻ sơ sinh: Không sử dụng mật ong vì có thể gây hại là ảnh hưởng tới hệ thống tuần hoàn của trẻ.
  • Người từ 2 – 17 tuổi: Sử dụng 2 thìa mật ong/ngày.
  • Người từ 18 – 50 tuổi: Sử dụng 3 thìa mật ong/ngày.
  • Người trên 50 tuổi: Sử dụng 5 thìa mật ong/ngày.

Hiện tại, ATZ Organic đang có các sản phẩm mật ong tinh chất thảo dược kết hợp giữa mật ong với các thành phần riêng biệt như: Chanh, sả, tiêu đen, tỏi,… Không chỉ giảm đau bụng dưới mà còn tăng cường sức khỏe và chống lại oxy hóa.

Massage

Đây là phương pháp giảm đau nhẹ nhàng, không xâm lấn và mang lại cảm giác thoải mái cho một số người bị đau bụng dưới, đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể tới các trung tâm massage hoặc tự massage bụng trong vòng 5 – 19 phút tại nhà.

Các nghiên cứu của Hiệp hội Trị Liệu Massage Hoa Kỳ (ATMA) cho thấy rằng, massage không chỉ giúp cơ thể khỏe khoắn mà còn làm tinh thần thoải mái và hạnh phúc lên, sẽ tốt hơn nếu bạn kết hợp với tinh dầu để nâng cao hiệu quả.

Cách giảm đau bằng massage:

  • Nằm ngửa ra sàn hoặc trên thảm yoga.
  • Đầu gối cong và bàn chân đặt trên mặt phẳng.
  • Hai bàn tay đặt lên bụng và xoa bóp vòng tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
  • Hít thở đều trong quá trình xoa bóp và ấn nhẹ vào các vùng đang bị đau.
  • Đảm bảo uống đủ nước sau khi xoa bóp và cảm nhận sự thay đổi của cơ thể.

Xem clip để biết cách giảm đau bụng bằng massage đơn giản

Châm cứu

Châm cứu là phương pháp y học cổ truyền Trung Quốc thực hiện chữa trị bằng cách châm những cây kim châm cứu mỏng vào các vùng chứa huyệt đạo của cơ thể.

Châm cứu giúp giải quyết tình trạng tắc nghẽn mạch máu và điều hòa khí huyết lưu thông, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Đau bụng dưới rốn cũng là bệnh lý có thể giảm đau bằng phương pháp châm cứu.

Bạn có thể áp dụng châm cứu tại các bệnh viện Đông y uy tín dưới bàn tay giàu kinh nghiệm của các thầy thuốc nhiều năm trong nghề. Không nên thực hiện tại cơ sở nhỏ lẻ, kém chất lượng sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên không nên lạm dụng mà cần tìm hiểu kỹ càng và nhận chỉ định từ bác sĩ. Tùy theo nguyên nhân mà các loại thuốc giảm đau sẽ khác nhau:

  • Đau bụng do khí ruột: Sử dụng thuốc có thành phần simethicone có thể giảm đau bụng.
  • Đau bụng dưới, ợ nóng, trào ngược dạ dày: Sử dụng thuốc kháng axit hoặc giảm axit.
  • Đau bụng dưới kèm táo bón: Sử dụng thuốc nhuận tràng.
  • Đau bụng do tiêu chảy, chuột rút: Sử dụng thuốc loperamide hoặc bismuth subsalicylate sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.
  • Đau bụng do nguyên nhân khác: Sử dụng thuốc chứa acetaminophen giúp giảm đau. Không sử dụng thuốc non – steroid như: Aspirin, ibuprofen, naproxen,.. Có thể gây kích ứng dạ dày.

Lưu ý: Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định vì sẽ gây lờn thuốc và ảnh hưởng tới quá trình điều trị sau này.

Phẫu thuật

Sau khi áp dụng các cách trên mà tình trạng đau bụng dưới vẫn không thuyên giảm thì nguyên nhân có thể do mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Lúc này bạn cần thăm khám tại địa chỉ y tế uy tín để được kiểm tra, chẩn đoán và tiến hành phẫu thuật điều trị tận gốc.

Ngăn ngừa đau bụng dưới như thế nào là hiệu quả?

Giảm cơn đau bụng dưới chỉ là một phần, quan trọng nhất bạn phải phòng ngừa chúng để không phải đón nhận các cơn đau bụng tới bất chợt, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hằng ngày.

  1. Nhai chậm, nuốt kỹ: Người thường hay ăn nhanh chắc chắn sẽ không thể nhai kỹ thức ăn, từ đó nuốt vào nhiều không khí, tăng lượng khí có trong dạ dày và dẫn tới các cơn đau bụng dưới. Hãy tập thói quen nhai chậm, nuốt kỹ để cải thiện tình trạng đau bụng và giúp não bộ có thời gian kiểm soát lại trước khi bạn tiêu thụ quá nhiều thức ăn.
  2. Ăn xen kẽ bằng các bữa ăn nhỏ: Thật khó khi hệ tiêu hóa có thể tiêu thụ một lượng lớn thức ăn trong một lần, điều này có thể khiến dạ dày bạn bị đau, tổn thương. Vì thế, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong một ngày hoặc ăn nhẹ trước các bữa chính để vùng bụng được thoải mái hơn.
  3. Kiểm soát chế độ ăn uống: Dung nạp nhiều đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chiên xào sẽ khiến ổ bụng bị tổn thương, gây hại cho ruột và khiến bạn bị táo bón. Thay vào đó nên thay bằng thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn như rau củ, chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động “trơn tru” hơn.
  4. Tránh ăn thực phẩm cay nóng: Một trong những thủ phạm gây đau bụng dưới, trào ngược dạ dày đó chính là đồ ăn cay nóng. Nhiều người không thể nào cắt giảm thực phẩm cay vì thế hãy hạn chế hết mức có thể.
  5. Không sử dụng nước uống có bọt: Bia hay nước uống có gas có thể làm tăng lượng khí trong bụng và gây ra hiện tượng ợ hơi, đầy bụng. Hãy thay bằng rượu nếu bạn đang trong buổi tiệc tùng hoặc nước suối.
  6. Hạn chế căng thẳng: Quá căng thẳng sẽ khiến tim đập mạnh, đổ mồ hôi và gây hiện tượng đau bụng dưới rốn do cơ bụng co thắt lại. Vì thế, giữ tinh thần thoải mái hoặc đánh lừa thần kinh bằng cách tham gia các hoạt động khác như: Nói chuyện với bạn bè, thiền, tập thể dục,…
  7. Tập thể dục thường xuyên: Vận động nhẹ nhàng như đi dạo, chạy bộ sẽ giúp cơ bụng được quen với việc hoạt động, từ đó giảm các cơn đau co thắt bất chợt. Lưu ý không vận động ngay sau bữa ăn mà nên để hệ tiêu hóa nghỉ ngơi ít nhất một giờ đồng hồ.

Cùng ATZ Organic xóa tan cơn đau bụng dưới của bạn ngay hôm nay!

Chúng tôi hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết và hữu ích để giảm đau bụng dưới cho bản thân và những người xung quanh. Hãy thực hiện ngay và đừng để tình trạng đau bụng dưới rốn kéo dài quá lâu nhé.

Nếu đang có dấu hiệu đau bụng dưới, hãy thử sử dụng sản phẩm túi chườm bụng thảo dược của ATZ Organic, chắc chắn bạn sẽ hài lòng vì những gì mà sản phẩm này mang lại. Chúng tôi rất hân hạnh khi được gặp và phục vụ bạn!

Đặt câu hỏi cho chúng tôi khi bạn đang có bất cứ thắc mắc nào về sức khỏe để được ATZ Organic giải đáp ngay thông qua hotline: 18000014 và fanpage của chúng tôi: ATZ Organic.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Menu