Mụn bọc là gì? Bật mí những cách trị mụn bọc đơn giản, tự nhiên ngay tại nhà

Làn da đối với con gái quan trọng như thế nào, bạn cũng biết rồi đấy! Khi khuôn mặt bị “tàn phá” bởi mụn sẽ khiến bạn trở nên xấu xí, thiếu tự tin. Thậm chí, bạn có thể đánh mất nhiều cơ hội trong tình yêu, công việc cũng như đời sống.

Một trong những nỗi ám ảnh nhất của chị em chính là mụn, đặc biệt là mụn bọc. Loại mụn này có thể lây lan trên toàn bộ khuôn mặt, để lại vết thâm, sẹo hoặc u nhọt và tái phát nhiều lần.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những bức ảnh về hậu quả của mụn bọc chỉ với một cú click chuột. Thật đáng sợ đúng không?

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm mụn bọc và xóa đi những “di chứng” mà chúng để lại trên da bằng những phương pháp điều trị rất đơn giản. Vậy những cách chữa mụn bọc đó là gì?

Nhưng trước hết, bạn nên xác định được nguyên nhân gây ra mụn bọc trên làn da là gì đã nào!

Cùng đọc tiếp để hiểu rõ hơn về loại mụn này và tìm ra phương pháp điều trị mụn bọc phù hợp nhất với làn da của bạn nhé!

  1. Tổng quan
  2. Nguyên nhân
  3. Phân loại
  4. Điều trị
  5. Cách chữa tại nhà
  6. Tổng kết

Mụn bọc là gì?

Mụn thường được chia làm 2 loại là mụn viêm và mụn không viêm.

Mụn không viêm được xếp vào loại có ảnh hưởng nhẹ đến làn da. Các vết mụn này chỉ xuất hiện trên bề mặt da. Mụn không viêm thường là nguyên nhân gây ra mụn đầu đen và mụn đầu trắng.

Ngược lại, nếu bạn bị mụn đỏ gây cảm giác khó chịu thì bạn đang bị mụn viêm. Mụn viêm là loại mụn thường xuất hiện từ sâu bên trong làn da, có thể gây ngứa, rát và để lại sẹo vĩnh viễn.

Mụn bọc là loại mụn viêm có kích thước đường kính lớn, nổi cộm lên da. Mụn bọc có thể tạo thành nhiều dạng viêm khác nhau với những ảnh hưởng xấu trên da theo mức độ tăng dần.

Mụn viêm thường tập trung tại một vị trí hoặc có thể lây lan tạo thành các mảng lớn tại mặt, cổ, ngực, lưng, thậm chí là mông. Mụn bọc ở mũi, mụn bọc ở cằm và trên má là những vị trí dễ tổn thương và gây khó chịu nhất.

Loại mụn này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bề mặt đáy của da tại nơi mà chúng xuất hiện. Đây cũng là nguyên nhân hình thành nên vết thâm, vết sẹo, sẹo rỗ trên da khi chúng biến mất.

Mụn bọc thường xuất hiện phổ biến ở độ tuổi dậy thì. Bởi lẽ, đây là giai đoạn nội tiết tố thay đổi và hoạt động mạnh. Ngoài ra, trẻ em hoặc phụ nữ tiền mãn kinh cũng có thể bị nổi mụn bọc.

>>> Xem thêm: Mụn đầu đen: Nguyên nhân, cách ngăn ngừa và 10 mẹo trị mụn đầu đen tại nhà cực kỳ hiệu quả

Nguyên nhân dẫn đến mụn bọc bạn có thể chưa biết

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mụn bọc trên làn da. Các nguyên nhân được chia theo hai hướng: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Trong đó, nguyên nhân khách quan xuất phát từ chính cơ thể của bạn. Chẳng hạn sự thay đổi về nội tiết tố, da tiết nhiều bã nhờn,… Ngược lại, nguyên nhân chủ quan gây xuất hiện mụn là do thói quen sinh hoạt và chăm sóc da trong đời sống thường ngày.

Ở phần dưới đây, ATZ sẽ đưa ra những nguyên nhân khiến mụn bọc ngày càng “chi chít” trên khuôn mặt. Đọc để xem bạn có đang phạm phải lỗi sai nào không nhé!

Mụn bọc xuất hiện do sự thay đổi của cơ thể

Tắc nghẽn lỗ chân lông

Các loại mụn viêm, dù nặng hay nhẹ, đều bắt nguồn từ một nguyên nhân chung là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Hiện tượng này còn được gọi là microcomedo.

Microcomedo là dạng mụn rất nhỏ, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Sự xuất hiện của dạng mụn này trên da khiến các lỗ chân lông bị vùi lấp, gây khó khăn trong việc tiết bã nhờn, dẫn đến hình thành mụn viêm.

Da tiết quá nhiều dầu (bã nhờn)

Dầu trên da không chỉ được tiết ra bởi các tuyến bã nhờn trên cơ thể mà nó còn là hỗn hợp mồ hôi, tế bào chết và các hạt bụi nhỏ li ti. 

Dầu hay bã nhờn trên da có chức năng cân bằng độ ẩm, làm dịu bề mặt da và bảo vệ làn da. Tuy nhiên, khi da tiết quá nhiều dầu có thể gây phản tác dụng bảo vệ. Ngược lại, làm tắc nghẽn các lỗ chân lông gây nên các vấn đề về mụn viêm.

Sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí P.acnes 

P.acnes là viết tắt của từ Propionibacterium acnes – tên gọi của một loại vi khuẩn kỵ khí tồn tại trên bề mặt da. Khi da tiết ra hàm lượng dầu và các tế bào chết vượt ngưỡng, trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng thiếu oxy ở lỗ chân lông.

Đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn P.acnes sinh sôi và nảy nở. Khi này, tế bào bạch cầu sẽ hoạt động nhằm chống lại loại vi khuẩn dẫn đến tình trạng gây viêm đỏ và hình thành mụn mủ. Hiện tượng này gây nên mụn bọc ở lưng, cánh tay và đùi khá nhiều.

Sự thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng mụn mủ trên da. Giai đoạn dậy thì chính là thời điểm quá trình thay đổi nội tiết tố diễn ra mạnh.

Trong giai đoạn này, hormone sinh dục bên trong cơ thể sẽ thay đổi đáng kể tác động mạnh đến hoạt động của tuyến bã nhờn và hệ thống nang lông. Khi đó, lỗ chân lông bị tắc nghẽn khiến các mảng da phồng lên tạo thành mụn mủ.

Lông mọc ngược

Lông mọc ngược là hiện tượng phổ biến ở nhiều người. Thay vì mọc thẳng ra ngoài, các sợi lông mọc ngược vào trong da. Tình trạng này không gây ảnh hưởng nặng đến sức khoẻ tổng thể, tuy nhiên nó khiến da bị sưng tấy, khó chịu và tích tụ thành mụn mủ.

Mụn bọc xuất hiện do thói quen trong sinh hoạt

Lối sống không khoa học

Lối sống sinh hoạt không lành mạnh là một nguyên nhân dẫn đến sự hình thành mụn trên làn da. Bởi lẽ, lối sống có ảnh hưởng đến tất cả các quá trình phát triển và duy trì sự sống của cơ thể.

Lối sống không khoa học bao gồm:

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG KHÔNG LÀNH MẠNH

Cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết có trong thực phẩm thông qua các bữa ăn. Nhờ đó, da luôn được cung cấp đủ dưỡng chất để duy trì sự khỏe mạnh.

Tuy nhiên, những người trẻ hiện nay lại chuộng việc sử dụng các loại đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,… Những món ăn này khiến da bị thiếu nước trầm trọng, làm tăng hoạt động sản xuất bã nhờn và gây ra mụn bọc.

THƯỜNG XUYÊN THỨC KHUYA

Giấc ngủ được biết đến là khoảng thời gian để các bộ phận trên cơ thể thải độc và tái tạo năng lượng. Thường xuyên thức khuya khiến tuyến bã nhờn phải hoạt động liên tục làm bít lỗ chân lông, tạo nên mụn bọc.

Ngoài ra, ngủ không đủ giấc còn là nguyên nhân khiến quá trình trao đổi chất của da bị suy giảm, tăng khả năng lão hóa da. 

CĂNG THẲNG KÉO DÀI

Theo một số nghiên cứu, mụn viêm có thể được hình thành do sự căng thẳng của hệ thần kinh. Bởi lẽ, khi căng thẳng, bề mặt da sẽ tăng cường tiết ra dầu và bã nhờn, các lỗ chân lông có dấu hiệu sừng hóa, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

Chăm sóc da không đúng cách

VỆ SINH DA HỜI HỢT

Vệ sinh da là một cách để dọn sạch các tế bào chết làm thông thoáng các lỗ chân lông, hạn chế sự hình thành của mụn mủ. Tuy nhiên, vệ sinh da không đúng cách cũng trở thành nguyên nhân hình thành mụn.

SẢN PHẨM CHĂM SÓC DA KHÔNG PHÙ HỢP

Một số thành phần có trong sản phẩm chăm sóc da như cồn, hương liệu, tinh dầu gốc citrus như cam, chanh, bưởi,… có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng. Dị ứng thường mang tới cảm giác khó chịu, ngứa rát và khiến lớp biểu bì da bị tổn thương nặng. Khi đó, da nhạy cảm và dễ dàng bị nổi mụn ẩn, mụn viêm.

KHÔNG TẨY TRANG 

Không tẩy trang là thói quen tàn phá làn da rất nghiêm trọng. Thử nghĩ xem, một ngày làm việc bên ngoài, không ít vi khuẩn, bụi bẩn bám lên trên bề mặt da. Không tẩy trang đồng nghĩa với việc bạn “cho phép” những cặn bẩn này làm tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn mủ hình thành. 

Ngoài ra, tính chất công việc, môi trường làm việc và thời tiết cũng là những yếu tố gây nên các vấn đề về mụn bọc trên da. Nếu là một người làm trong lĩnh vực xây dựng, bạn không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với bụi từ các vật liệu và ánh nắng cũng như những cơn mưa bất chợt của thời tiết.

Có những loại mụn bọc nào?

Trên thực tế, mụn bọc có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Bạn có thể bị một hoặc nhiều loại mụn bọc cùng một lúc.

Mụn bọc không đầu

Mụn bọc không đầu hay còn gọi là mụn bọc không nhân là một dạng của mụn viêm. Loại mụn này thường xuất hiện thành từng cục to, nổi cộm trên da nhưng không có đầu trắng.

Khi mới hình thành, mụn bọc không đầu khá cứng đi kèm với cảm giác đau hoặc ngứa nhẹ. Khi mụn mềm đi, mủ sẽ tập trung tích tụ phía bên trong. Khi mụn chín, bọc mủ nằm bên trong lên nhân mủ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và lây lan sang các vùng da bên cạnh.

Với đặc tính không nổi đầu trắng lên trên bề mặt nên quá trình điều trị mụn bọc không đầu trở nên rất khó khăn. Ngoài ra, nhân mụn bọc nằm sâu dưới lớp biểu bì da và nang lông nên dễ gây tổn thương cho các tế bào dưới da khiến việc để lại sẹo, mụn thâm, sẹo rỗ là điều không tránh khỏi.

Mụn bọc trắng

Mụn bọc trắng thường có phần nhân mụn và đầu mụn màu trắng. Loại mụn này thường nổi cộm trên da nhưng không gây sưng tấy. Bọc mủ của mụn bọc trắng rất dễ vỡ khi bị tác động.

Mụn bọc bị chai

Sau một thời dài xuất hiện, các nốt mụn bọc thường tự đẩy nhân mụn ra ngoài. Tuy nhiên có một số trường hợp nhân mụn trở nên khô cứng, chai lì nằm ẩn dưới bề mặt da chính là nguyên nhân tạo nên dạng mụn bọc bị chai.

Mụn bọc bị chai được xem là một dạng nặng của mụn viêm. Tồn tại càng lâu, màu sắc của loại mụn này cũng thay đổi đậm hơn khiến da trở nên xỉn màu.

Mụn bọc máu

Mụn bọc máu rất phổ biến ở lứa tuổi dậy thì. Mụn bọc máu thường có kích thước lớn, có mủ, đầu nhân mụn là dịch máu. Loại mụn này thường gây đau rát, nổi mẩn khó chịu. Nếu không được chăm sóc đúng cách có thể lây lan đến các vùng da xung quanh.

Mụn bọc mủ

Mụn bọc mủ (mụn mủ) là loại mụn có kích thước lớn hơn mụn đầu trắng và mụn đầu đen. Bên trong mụn mủ có chứa các dịch mủ màu vàng.

Thông thường, mụn mủ xuất hiện trên da dưới dạng mụn trắng, được bao quanh bởi các vùng da đỏ. Chúng trông giống với mụn nhọt nhưng có thể phát triển với kích thước to hơn.

Nguyên nhân khiến mụn mủ xuất hiện trên da là do sự tắc nghẽn của các lỗ chân lông. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng tác động không nhỏ đến quá trình hình thành mụn mủ. 

Mụn mủ và mụn bọc đầu trắng là hai dạng phổ biến nhất của mụn bọc. Khi loại mụn này phát triển, bạn có thể bị các dạng mụn nghiêm trọng hơn như mụn bọc bị chai. Các loại mụn bọc này đều có điểm chung là để lại vết thâm, sẹo, thậm chí là sẹo rỗ trên da.

Các loại mụn bọc khác nhau đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau. Vì vậy, việc xác định đúng loại mụn bọc mà bạn đang gặp phải là chìa khóa để điều trị mụn bọc thành công.

>>> Xem thêm bài viết: “Triệt tiêu” mụn ẩn ngay tại nhà, với 11 cách đơn giản ai cũng có thể áp dụng

Những cách chữa mụn bọc thông thường

Mụn viêm có thể lây lan và để lại những vết sẹo, vết thâm trên làn da. Chính vì vậy, việc điều trị mụn viêm cần được thực hiện càng sớm càng tốt. 

Tùy thuộc vào loại mụn viêm mà bạn mắc phải, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp. Mỗi phương pháp sẽ có tác động nhanh, chậm khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải thật kiên nhẫn để sớm sở hữu làn da như ý.

Điều trị mụn bọc bằng thuốc bôi ngoài da

Sử dụng thuốc bôi là cách trị mụn mủ nhanh chóng và đơn giản nhất. Phương pháp điều trị mụn này được gọi là điều trị không kê đơn (OTC). Cơ chế hoạt động của phương pháp này là làm khô lớp da trên cùng và hấp thụ dầu thừa trên bề mặt. 

Một số loại thuốc bôi điều trị mụn mủ có tác dụng mạnh, khiến da dễ bị khô và bong tróc. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy tìm các sản phẩm được sản xuất dành riêng cho loại da của mình để cải thiện tình trạng này.

Các loại thuốc bôi ngoài da có chứa peroxide, axit salicylic và lưu huỳnh được đánh giá là điều trị mụn mủ sưng đỏ rất hiệu quả.

Benzoyl peroxide

Benzoyl peroxide là hoạt chất có tác dụng điều trị mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm theo cơ chế tiêu diệt vi khuẩn P.acnes tồn tại trong lỗ chân lông.

Hoạt chất benzoyl peroxide hoạt động theo cơ chế phân tách oxy gây ức chế sự hoạt động, làm suy yếu và tiến tới tiêu diệt vi khuẩn P.acnes. Nhờ đó, cồi mụn bị khô và đẩy nhân mụn ra khỏi bề mặt da. Ngoài ra, hoạt chất này còn có khả năng giảm tình trạng sưng tấy do mụn mủ.

Tuy nhiên, benzoyl peroxide có tính oxi hoá cao nên dễ gây thâm sạm và khiến da bị khô. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng các sản phẩm này như một phương pháp tạm thời và nhớ dưỡng ẩm, phục hồi cho da đầy đủ bằng các sản phẩm có chứa vitamin B5, Hyaluronic Acid.

Axit salicylic

Axit salicylic là hoạt chất được dẫn xuất từ axit beta-hydroxy. Đây là hoạt chất được đánh giá cao về khả năng điều trị mụn mủ và ngăn ngừa mụn tái phát.

Với đặc tính tan trong dầu, thành phần này có tác dụng làm rụng và loại bỏ các tế bào da chết từ sâu bên trong lỗ chân lông. Nhờ đó, lỗ chân luôn thông thoáng, không bị tắc nghẽn gây khó khăn cho hoạt động của vi khuẩn P.acnes.

Ngoài ra, các sản phẩm có chứa axit salicylic còn có đặc tính giảm đau rát, khó chịu và tình trạng viêm da do mụn mủ gây ra.

Cũng giống như hoạt chất benzoyl peroxide, axit salicylic có thể gây khô da theo thời gian. Do đó, bạn nên sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng này.

Lưu huỳnh

Một trong những cách trị mụn mủ hữu hiệu đó chính là sử dụng các sản phẩm có chứa lưu huỳnh. Không thể phủ nhận khả năng điều trị mụn mủ sưng đỏ hiệu quả của lưu huỳnh. 

Lưu huỳnh có tính khử nước cao. Khi tiếp xúc với da, chúng sẽ hoạt động giống như những miếng bọt biển, hút sạch bã nhờn trong lỗ chân lông và dầu trên da. Từ đó là làm thông thoáng lỗ chân lông, làm sạch mụn mủ và giảm tình trạng sưng tấy.

Ngoài ra, lưu huỳnh còn được chứng minh là có tính kháng khuẩn cao. Vì vậy, các sản phẩm có chứa lưu huỳnh rất phù hợp với những người da dầu. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với lưu huỳnh, hãy đảm bảo không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa thành phần đó.

Như vậy, sử dụng thuốc bôi ngoài da chính là cách chữa mụn bọc đơn giản và nhanh gọn nhất. Tuy nhiên, bạn phải dùng chúng trong một thời gian dài mới có thể thấy được hiệu quả.

Trong trường hợp, mụn bọc không thuyên giảm và lan rộng hơn trên khuôn mặt, các bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc uống giúp điều trị mụn bọc cho bạn.

Sử dụng tinh dầu mù u Tamanu Oil

Đã từ rất lâu, cây mù u được xem là loại “cây vàng cây ngọc” đối với người dân Việt Nam. Bởi lẽ, từ rễ, vỏ, đến nhựa và hạt cây mù u đều mang lại những công dụng “thần kỳ” đối với sức khỏe và sắc đẹp.

Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2015 đã cho thấy, dầu mù u có hoạt tính kháng khuẩn và chữa lành vết thương cao, giúp chống lại các chủng vi khuẩn gây mụn bọc. Ngoài ra, tinh dầu này còn có khả năng tăng sinh tế bào giúp tái tạo làn da, xóa vết thâm, vết sẹo hiệu quả.

Tinh dầu mù u của ATZ được chiết xuất nguyên chất từ những trái mù u của rừng U Minh. Mỗi trái mù u đều được chọn lọc kỹ càng, trải qua đủ 3 công đoạn xay, sấy và lọc. Tinh chất có trong sản phẩm Tamanu Oil đều là những giọt vàng đậm đặc và tự nhiên nhất.

Trong mỗi lọ Tamanu Oil là sự có mặt của 3 dưỡng chất giúp điều trị mụn quý giá. Bao gồm, chất kháng viêm, Oleic axit giúp chữa lành vết thương và 3 loại lipit cơ bản giúp da luôn được cân bằng độ ẩm.

Những người đã từng sử dụng tinh dầu mù u Tamanu Oil đều đánh giá rất cao khả năng điều trị mụn, kháng viêm của sản phẩm này. Ngoài ra, đây còn là cách để bạn chăm sóc làn da luôn trẻ, khỏe và mịn màng.

Bạn có thể xem qua sản phẩm tinh dầu mù u Tamanu Oil tại đây.

Sử dụng thuốc uống để điều trị mụn bọc

Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn mà bác sĩ da liễu có thể đưa ra đơn thuốc trị mụn bọc kết hợp giữa viên uống và kem bôi. Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn bao gồm:

  1. Kháng sinh đường uống (doxycyclin và amoxicillin).
  2. Dẫn xuất vitamin A dạng uống (Retinoid, Isotretinoin).

Kháng sinh đường uống

Kháng sinh đường uống là dạng thuốc trị mụn bọc thường được các bác sĩ đưa ra trong trường hợp mụn bọc ngày càng phát triển mạnh khi dùng thuốc bôi. 

Doxycycline, Amoxicillin, Clindamycin, Tetracycline, Minocycline,… là những dạng kháng sinh đường uống phổ biến giúp kiểm soát vi khuẩn, hạn chế mụn phát triển thêm.

Kháng sinh đường uống có thể làm mụn bọc thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên, lạm dụng quá mức có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và các nang lông.

Dẫn xuất vitamin A dạng uống

Retinoids và Isotretinoin là các dẫn xuất vitamin A được dùng để điều trị mụn bọc và tình trạng viêm da ở dạng nặng nhất. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng 2 dẫn xuất này khi thực sự thấy cần thiết.

RetinoidsIsotretinoin
Retinoids có công dụng loại bỏ các tế bào da chết. Bạn có thể thấy thành phần này trong một số sản phẩm kem chống lão hóa.Retinoids có thể gây nổi mẩn đỏ, bong tróc da và khiến da nhạy cảm hơn với tia UV. Do đó, bạn nên thoa kem chống nắng trong thời gian sử dụng sản phẩm có chứa dẫn xuất này.Isotretinoin có tác dụng trong việc thu nhỏ tuyến bã nhờn, giảm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và tiết dầu thừa.Với đặc tính kháng viêm và biệt hóa tế bào, Isotretinoin chỉ nên dùng trong trường hợp mụn bọc nặng và không phản ứng với retinoids.Tránh dùng isotretinoin nếu bạn đang mang thai, đang cho con bú.

Liệu pháp cân bằng nội tiết tố

Trong một số trường hợp, mụn bọc xuất hiện là do mất cân bằng nội tiết tố. Các loại mụn bọc do nội tiết tố thường khó điều trị và rất dễ tái phát với mức độ nặng hơn.

Phương pháp điều trị nội tiết tố sử dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc kháng androgen nhằm cân bằng hormone. Từ đó, điều hòa sự trao đổi chất, tăng hoạt động bài tiết bã nhờn và giảm mụn bọc.

Thuốc tránh thaiThuốc kháng androgen
Thuốc tránh thai giúp giảm các vấn đề về da bằng cách điều hòa nội tiết tố.Các loại thuốc tránh thai thường được dùng để điều trị mụn bọc bao gồm: Drospirenone, Norethindrone, Norgestimate.Hàm lượng androgen tăng cao trong cơ thể khiến da liên tục tiết dầu, tăng nguy cơ bùng phát mụn bọc.Các loại thuốc kháng androgen phổ biến: Spironolactone, Flutamide, Glucocorticoid dạng uống.

Trên thực tế, các cách chữa mụn bọc bằng liệu pháp cân bằng nội tiết tố đi kèm với rủi ro cao. Do đó, bạn chỉ nên thực hiện biện pháp điều trị mụn này khi có hướng dẫn từ bác sĩ.

Sử dụng liệu pháp quang động

Liệu pháp quang động (PDT) có thể được sử dụng để điều trị mụn mủ trong những trường hợp nghiêm trọng.

PDT là cách trị mụn mủ thông qua việc kích hoạt ánh sáng nhằm ức chế và tiêu diệt nhân mụn. Ngoài việc loại bỏ mụn mủ sưng đỏ, PDT còn làm giảm các vết sẹo mụn cũ, mang lại cho bạn làn da mịn màng hơn.

8 cách trị mụn bọc tại nhà đơn giản, hiệu quả mà rất tự nhiên, bạn nên áp dụng ngay bây giờ

Những cách chữa mụn bọc thông thường có thể gây tốn kém và đi kèm với tác dụng phụ. Chẳng hạn như khiến da khô, bong tróc, đỏ và gây kích ứng cho da. Vì vậy, bạn có thể chuyển sang các cách trị mụn bọc tại nhà đơn giản bằng các liệu pháp tự nhiên.

Thay đổi cách chăm sóc da

Để hạn chế tình trạng gia tăng và phát triển của mụn bọc, bạn nên note ngay lại 5 gạch đầu dòng dưới đây:

  1. Không nặn mụn: Không nặn mụn sẽ hạn chế được tối đa tình trạng da bị tổn thương, giảm khả năng viêm nhiễm và lây lan mụn trên bề mặt da.
  2. Rửa mặt 2 lần mỗi ngày: Nên có thói quen rửa mặt sáng và tối bằng sữa rửa mặt dạng gel dịu nhẹ. Điều này giúp bạn giảm bớt bụi bẩn và dầu tích tụ trên da, giữ lỗ chân lông luôn khô thoáng.
  3. Sử dụng kem dưỡng, kem chống nắng: Sử dụng kem dưỡng và kem chống nắng giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tia UV (vì một số phương pháp điều trị mụn khiến da trở nên nhạy cảm với ánh nắng).
  4. Sử dụng sản phẩm không chứa dầu hoặc cồn: Những sản phẩm chứa dầu hoặc cồn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc gây kích ứng mạnh trên da khiến mụn mủ mọc lên nhiều hơn.
  5. Tẩy trang thật kỹ: Tẩy trang giúp loại bỏ được những lớp trang điểm, bã nhờn và tế bào chết trên da, giữ lỗ chân lông luôn thoáng mát.

Sử dụng trà xanh làm mặt nạ

Mọi người chọn cách uống trà xanh, nhưng ít ai biết được rằng mặt nạ trà xanh cũng là liệu pháp điều trị mụn mủ sưng đỏ nhanh chóng và hiệu quả.

Trà xanh có chứa flavonoid và tanin, có tác dụng chống viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn mủ. Ngoài ra, trà xanh còn chứa nhiều chất chống oxy hóa epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có khả năng chống viêm, giảm sản xuất bã nhờn và ức chế sự phát triển của P.acnes. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị mụn mủ tiết ít bã nhờn hơn và nổi mụn ít hơn đáng kể khi họ thoa 2–3% chiết xuất trà xanh lên da.

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm điều trị mụn mủ chứa trà xanh, nhưng bạn có thể tự làm hỗn hợp này tại nhà, rất đơn giản và tiết kiệm chi phí.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 10 lá trà xanh, rửa thật sạch
  • Bước 2: Cho lá trà xanh vào nồi, thêm khoảng 3 cốc nhỏ nước sạch và đun sôi trong 3 – 4 phút.
  • Bước 3: Cho dung dịch vừa tạo vào bình xịt và sử dụng từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Trong trường hợp không có bình, bạn có thể dùng bông gòn thoa trà xanh lên da.
  • Bước 4: Thư giãn cơ thể trong khoảng 10 phút, sau đó rửa lại mặt với nước sạch.

Dưỡng ẩm da với lô hội (nha đam)

Gel nha đam đã được chứng minh về khả năng chống lại vi khuẩngiảm viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Do đó, đây là phương pháp điều trị tình trạng lão hóa da, bệnh vảy nến, phát ban rất phổ biến.

Mặc dù bản thân gel nha đam không hiệu quả trong việc điều trị mụn, nhưng nó có thể phát huy tối đa hiệu quả khi được kết hợp với các loại thực phẩm hoặc thuốc trị mụn bọc khác.

Trong một nghiên cứu, gel nha đam được thêm vào dầu đinh hương – húng quế để đánh giá về đặc tính chống mụn mủ. Theo đó hàm lượng nha đam trong kem dưỡng da càng cao thì càng có hiệu quả trong việc giảm mụn mủ.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Gọt vỏ và lấy phần gel bên trong nha đam, rửa sạch.
  • Bước 2: Xay nhuyễn gel nha đam cùng với 2 muỗng cà phê mật ong và 1 muỗng canh sữa chua không đường.
  • Bước 3: Làm sạch khuôn mặt bằng sữa rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên da, massage nhẹ để hỗn hợp thấm sâu vào tế bào da.
  • Bước 4: Sau khi mặt nạ đã khô, bạn hãy rửa mặt thật sạch bằng nước ấm và lau bằng khăn khô.

Sử dụng dầu dừa tinh chất mù u

Nếu bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị mặt nạ lô hội hay trà xanh thì sử dụng dầu dừa tinh chất mù u là một gợi ý lý tưởng giúp điều trị mụn ngay tại nhà.

Chính vì vậy, ATZ đã cho ra mắt dòng sản phẩm dầu dừa tinh chất mù u giúp điều trị mụn hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và note ngay vào mục những cách chữa mụn bọc hiệu quả với vị trí ưu tiên.

Dầu dừa từ lâu đã được biết đến như một phương thuốc kháng viêm và đẩy lùi tình trạng oxy hóa rất hiệu quả. Trong khi đó, tinh dầu mù u lại có tiềm năng lớn trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây ra mụn bọc.

Dầu dừa tinh chất mù u là sự kết hợp của chiết xuất dừa được điều chế theo công thức 6H và tinh dầu mù u nguyên chất. Nhờ đó, tốc độ kháng viêm, làm lành da, liền sẹo và điều trị mụn của sản phẩm này đều được tăng lên gấp đôi.

Nếu bạn sử dụng dầu dừa tinh chất mù u bằng cách thoa trực tiếp lên mặt thì hãy kết hợp với việc massage nhẹ nhàng. Thao tác này sẽ giúp các dưỡng chất thẩm thấu vào sâu trong làn da, giúp điều trị mụn tận gốc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa tinh chất mù u cùng một vài biện pháp điều trị mụn khác.

Xem thêm thông tin về sản phẩm Dầu dừa tinh chất mù u ATZ Organic ngay tại đây.

Thực hiện chế độ ăn ít đường huyết

Một nghiên cứu gần đây đã đưa ra kết luận: Các yếu tố trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như insulin và chỉ số đường huyết có mối liên quan đến việc hình thành và phát triển của mụn bọc.

Theo nghiên cứu này, chỉ số đường huyết (GI) trong thực phẩm là thước đo mức độ làm tăng lượng đường trong máu.

Thực phẩm có GI cao bao gồm: bánh mì trắng, nước ngọt, bánh ngọt, bánh rán, kẹo, ngũ cốc có đường và các loại thực phẩm chế biến khác.Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp bao gồm: trái cây, rau, các loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Khi ăn thực phẩm có GI cao sẽ làm tăng đột biến insulin khiến hoạt động sản xuất bã nhờn tăng lên. Do đó, thực phẩm có GI cao được cho là có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và mức độ nghiêm trọng của mụn bọc.

Trong một nghiên cứu khác được tiến hành trên 43 người theo chế độ ăn kiêng có lượng đường huyết khác nhau đã chỉ ra rằng, sau 12 tuần, những người theo chế độ ăn ít đường huyết đã cải thiện đáng kể mụn bọc và độ nhạy insulin so với những người ăn ăn nhiều thực phẩm giàu chất này.

Một nghiên cứu khác với 31 người tham gia cũng cho kết quả tương tự.

Như vậy, ăn thực phẩm có hàm lượng đường huyết cao có thể làm tăng tình trạng sản xuất bã nhờn và góp phần gây ra mụn bọc. Để điều trị mụn hiệu quả, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống ít đường huyết.

Giảm căng thẳng, giữ tinh thần vui vẻ

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chứng minh căng thẳng và sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của mụn viêm có mối quan hệ mât thiết với nhau.

Cụ thể, các hormone được tiết ra trong thời gian căng thẳng có thể làm tăng sản xuất bã nhờn và gây viêm da, khiến tình trạng mụn viêm trở nên tồi tệ hơn.

Hơn nữa, căng thẳng có thể làm chậm quá trình chữa lành vết thương đến 40%. Điều này có thể làm chậm quá trình phục hồi các tổn thương do mụn viêm gây ra.

Giảm căng thẳng và luôn giữ tinh thần thoải mái có thể giúp cải thiện tình trạng sinh sôi và các triệu chứng do mụn viêm gây ra.

Tập luyện thể dục đều đặn

Tập luyện thể dục thúc đẩy lưu thông máu khỏe mạnh. Sự gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể giúp nuôi dưỡng các tế bào da, giúp ngăn ngừa và chữa lành mụn bọc.

Ngoài việc điều hòa hormone, tập thể dục còn được chứng minh có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng. Cả hai yếu tố này đều góp phần ngăn ngừa và cải thiện các tình trạng của mụn bọc. 

Vì vậy, mỗi ngày bạn nên dành ra từ 30 – 45 phút để tập luyện thể dục. Bạn hoàn toàn có thể tập thể dục ngay trong nhà bằng những bài tập như đi bộ, chạy tại chỗ, yoga và nâng tạ.

Khi tập luyện xong, đừng quên tắm kỹ và lau mặt bằng khăn thật sạch bạn nhé!

Tẩy tế bào chết từ 1-2 lần mỗi tuần

Tẩy tế bào chết được cho là có thể cải thiện tình trạng mụn bọc. Bởi lẽ, phương pháp này giúp loại bỏ các tế bào da chết mắc kẹt trong lỗ chân lông. 

Nghiên cứu cho thấy, tẩy tế bào chết đều đặn hằng tuần có thể cải thiện vẻ ngoài của da, bao gồm một số trường hợp bị sẹo mụn.

Một nghiên cứu khác thực hiện trên 25 bệnh nhân bị mụn bọc được điều trị bằng cách tẩy tế bào chết đã cho thấy, phương pháp này giúp cải thiện tình trạng mụn bọc rất hiệu quả. 

Có rất nhiều sản phẩm tẩy tế bào chết được bày bán nhưng bạn cần cẩn thận trong việc lựa chọn các sản phẩm có đặc tính tẩy rửa quá mạnh, ngược lại sẽ làm tổn thương da và khiến tình trạng mụn nặng hơn.

Bạn có thể tham khảo sản phẩm xà phòng mù u hương cam sả và xà phòng mù u hương chanh lavender của ATZ để sử dụng như một sản phẩm làm sạch, đồng thời tẩy da chết hiệu quả, không chỉ áp dụng cho vùng da mặt mà đặc biệt phù hợp với vùng mụn lưng, mụn cánh tay, mụn ở đùi.

Với các thành phần tinh dầu chiết xuất từ 100% thiên nhiên, hoàn toàn lành tính và an toàn cho da, thân thiện với môi trường như tinh dầu dừa, tinh dầu cây neem, tinh dầu bơ, tinh dầu mù u và các tinh chất khác, xà phòng mù u có thể:

  • Nhẹ nhàng tẩy tế bào chết, làm mềm và sáng da.
  • Dưỡng ẩm, giúp mang lại vẻ ngoài đầy sức sống cho làn da và giúp nuôi dưỡng sâu cho một làn da khỏe đẹp.
  • Hỗ trợ các bệnh da liễu 
  • Được ứng dụng liệu pháp hương thơm nên còn giúp thư giãn, lưu thông khí huyết, giảm stress.
  • Giúp loại bỏ vết thâm và khô ráp cho làn da khô và dị ứng, chống viêm nhiễm, thư giãn cơ bắp sau ngày dài mệt mỏi.

>>> Xem thêm bài viết: Tẩy tế bào chết: cách làm đúng và những điểm cần lưu ý! 

Tạm biệt mụn mủ, mụn bọc, mụn viêm mãi mãi!

Mụn mủ là dạng mụn viêm ở thể nặng, có thể gây ra khó chịu, kích ứng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da.

Các cách chữa mụn mủ, mụn bọc, mụn viêm thông thường có thể gây kích ứng, khiến da nổi mẩn đỏ hoặc bị khô. Tuy nhiên, bạn có thể thay thế chúng bằng những cách trị mụn bọc theo liệu pháp tự nhiên, đơn giản ngay tại nhà mà trong bài viết đã đưa ra.

Ngoài ra, việc sử dụng các loại tinh dầu như Tinh dầu mù u Tamanu Oil hay dầu dừa tinh chất mù u ATZ Organic cũng là những cách điều trị mụn bọc, mụn viêm, mụn mủ nhanh nhất mà bạn có thể nên note ngay vào sổ tay làm đẹp để thực hiện mỗi ngày.

Chúc bạn sớm có thể nói lời tạm biệt mụn mủ, mụn bọc, mụn viêm mãi mãi và sở hữu làn da đẹp không tì vết!

Xin được đồng hành cùng nhau!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Menu