Cholesterol là gì? Lợi, hại và 11 cách giảm cholesterol hiệu quả nhất
25/12/2024
Rèn luyện sự tập trung là một việc khó khăn. Chắc chắn hầu hết mọi người đều muốn học cách cải thiện và tăng cường sự tập trung của mình.
Nhưng chúng ta thực sự làm được điều đó?
Chúng ta đang sống trong một thế giới quá ồn ào và những phiền nhiễu liên tục có thể khiến việc tập trung trở nên ngày một khó khăn hơn.
Và bài viết này chứa những ý tưởng hay nhất mà ATZ Organic đã tổng hợp về cách giúp bạn rèn luyện sự tập trung tốt hơn. Chúng ta sẽ phân tích khoa học đằng sau việc rèn giũa trí óc và chú ý đến những gì quan trọng.
Cho dù bạn đang muốn tập trung vào mục tiêu của mình trong cuộc sống hay công việc kinh doanh, học tập bài viết này sẽ bao gồm mọi thứ bạn cần biết.
Bắt đầu nào!
Tập trung là gì và cách mà bộ não hoạt động như thế nào?
Trước hết, tập trung là gì?
Các chuyên gia định nghĩa tập trung là hành động dành mọi sự quan tâm hoặc chú ý của bạn vào một điều gì đó.
Để tập trung vào một việc, mặc định là bạn phải bỏ qua rất nhiều thứ khác.
Tập trung chỉ có thể xảy ra khi chúng ta đã nói YES với một lựa chọn và NO với tất cả các lựa chọn khác. Nói cách khác, loại bỏ những thứ không quan trọng là điều kiện tiên quyết để tập trung.
Dĩ nhiên, không phải bạn sẽ nói không với một điều gì đó suốt cả đời, nhưng trong một khoảnh khắc nhất định, bạn buộc phải nói không. Bạn luôn có thể làm việc khác sau đó, nhưng trong thời điểm hiện tại, sự tập trung đòi hỏi bạn chỉ làm một việc.
Tập trung là chìa khóa cho năng suất bởi vì việc nói không với mọi lựa chọn khác sẽ mở ra khả năng của bạn để hoàn thành một việc còn lại một cách tốt nhất.
Tại sao bạn không thể tập trung?
Sự ra đời của các mạng xã hội Youtube, Facebook, Tiktok… và sự phát triển của những ngành quảng cáo đã kéo theo hệ lụy của cả một thế hệ trẻ em.
Ngay từ nhỏ, trẻ em (đặc biệt là những bé dưới 4 tuổi) khi mà chúng chưa có sự nhận thức đầy đủ về thế giới bên ngoài thì bây giờ phải xem quá nhiều quảng cáo đến từ các thiết bị điện tử.
Điều này khiến cho não bộ của chúng lúc nào cũng trong tình trạng căng thẳng.
Khi đó các neuron thần kinh sẽ không thể dễ dàng tạo ra sự kết nối mới, con trẻ của chúng ta không thể học hỏi thêm những cái mới nhanh như vốn có được.
Chưa hết, khi những lựa chọn trên internet quá nhiều (quá nhiều video để xem, quá nhiều đề xuất để lựa chọn, quá nhiều chương trình giải trí…) và con của bạn đã quen với việc đó thì khi không còn ở trên môi trường đó nữa, chúng sẽ cảm thấy rất hụt hẫng!
Cuộc sống bên ngoài thực tế quá tẻ nhạt so với môi trường trực tuyến, rất chậm rãi. Điều này là mầm mống gây ra tính “cả thèm chóng chán” của giới trẻ ngày nay và nặng nề hơn là bệnh TRẦM CẢM ở trẻ em.
Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng tích cực từ những nền tảng mới với cuộc cách mạng thông tin đã thay đổi cuộc sống của chúng ta ra sao, nhưng cái giá mà con em ta phải trả cũng không hề nhỏ!
Còn đối với người đã trưởng thành thì sao?
Có một sự thật: hầu hết mọi người không gặp khó khăn với việc tập trung mà chúng ta gặp khó khăn trong việc quyết định.
Vì sao?
Bởi hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh đều có một bộ não có khả năng tập trung nếu chúng ta loại bỏ được những thứ gây phiền nhiễu.
Để hiểu rõ hơn điều này, mình lấy một ví dụ: Bạn đã bao giờ có một nhiệm vụ mà bạn bắt buộc phải hoàn thành chưa?
Chuyện gì đã xảy ra?
Có thể trước đó bạn đã trì hoãn, nhưng một khi mọi việc trở nên khẩn cấp và bạn buộc phải đưa ra quyết định thì bạn lại hành động. Bạn đã hoàn thành nó vì DEADLINE.
Học hoặc làm bài tập sát giờ trước ngày thi, nộp đồ án hoặc một dự án quan trọng nào đó khi bạn đi làm…
Thay vì làm công việc khó khăn là chọn một thứ để tập trung vào từ đầu, chúng ta thường thuyết phục bản thân rằng đa nhiệm là một lựa chọn tốt hơn, chúng ta có thể vừa làm cái này vừa làm thêm cái khác.
Sự thật là đa nhiệm (multitasking) chưa bao giờ hiệu quả.
Đây là lý do tại sao…
Vấn đề trong cách xử lý công việc đa nhiệm (multitasking)
Về mặt chuyên môn kỹ thuật, chúng ta có khả năng làm hai việc cùng một lúc. Ví dụ, bạn có thể vừa xem TV trong khi nấu bữa tối hoặc trả lời email trong khi nói chuyện điện thoại.
Tuy nhiên, điều mà bạn không thể chính là tập trung vào hai nhiệm vụ cùng một lúc. Bạn đang tập trung nghe từ TV thì tiếng nước sôi từ nồi canh đang nấu là thứ tiếng ồn phiền nhiễu (noise) hoặc bạn đang nấu nồi canh thì tiếng từ TV là thứ gây phiền nhiễu. Trong bất kỳ khoảnh khắc nào, bạn cũng chỉ đang tập trung vào một thứ.
Đa nhiệm buộc bộ não của bạn phải chuyển sự tập trung qua lại rất nhanh từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác. Đây sẽ không phải là vấn đề lớn nếu bộ não chúng ta có thể chuyển đổi liền mạch từ công việc này sang công việc khác, nhưng sự thật là chúng ta không thể.
Bạn đã bao giờ đang viết email khi bị ai đó ngắt lời chưa? Khi cuộc trò chuyện kết thúc và bạn quay lại email đang viết dở, bạn sẽ mất vài phút để lấy lại tinh thần, ghi nhớ những gì bạn đã viết và trở lại đúng hướng.
Điều tương tự cũng xảy ra khi bạn đa nhiệm. Đa nhiệm buộc bạn phải trả giá đắt mỗi khi bạn làm gián đoạn một nhiệm vụ và chuyển sang một nhiệm vụ khác. Theo thuật ngữ tâm lý học, cái giá này được gọi là chi phí chuyển đổi (switching cost).
Chi phí chuyển đổi là sự gián đoạn về hiệu suất mà chúng ta gặp phải khi chuyển trọng tâm từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quản lý Thông tin Quốc tế năm 2003 cho thấy một người thông thường kiểm tra email 5 phút một lần và trung bình mất 64 giây để tiếp tục công việc trước đó sau khi kiểm tra email.
Nói cách khác, cứ mỗi cái email đến giữa chừng mà bạn bỏ việc để xem, bạn có thể đã lãng phí sáu phút cuộc đời!
Trên thực tế, Hiệp hội Tâm lý Mỹ báo cáo rằng làm việc đa nhiệm có thể làm giảm năng suất tới 40%.
Sự phát triển của công nghệ khiến cho chúng ta đang nắm trong tay những cỗ máy cực kỳ mạnh mẽ (máy tính, điện thoại), chúng có một khả năng tuyệt vời là làm một lúc được nhiều việc (multitasking). Và khi chúng ta làm việc với những công cụ này quá lâu, vô hình chung chúng ta cũng bị ảnh hưởng bởi chúng.
Diễn tả dễ hiểu nhất về điều này đó là thử trả lời câu hỏi của mình ngay bây giờ: Khi bạn đang đọc bài viết này, bạn đang mở bao nhiêu tab trên trình duyệt?
13 cách giúp bạn xây dựng sự tập trung và tăng khả năng chú ý của bạn
Bây giờ bạn đã hiểu những thứ mà chúng ta đang đối mặt hàng ngày ảnh hưởng ra sao đến sự tập trung của chúng ta. Vậy chúng ta phải làm thế nào?
Bên dưới là những cách tốt nhất để chúng ta nâng cao sự tập trung của mình mà ATZ đã tổng hợp cho bạn.
Lên một danh sách công việc ưu tiên mỗi ngày
Đây là việc đầu tiên quan trọng mà bạn phải làm khi bắt đầu một ngày mới.
Warren Buffett – nhà đầu tư tài chính huyền thoại có một phương pháp 3 bước đơn giản rất hay để ưu tiên công việc và ông đã dạy cho nhân viên của mình giúp họ xác định các ưu tiên và hành động của họ.
Đây là câu chuyện về phương pháp đó…
Một ngày nọ, Buffett yêu cầu phi công riêng của mình (anh chàng này tên là Mike Flint) thực hiện bài tập 3 bước.
Flint xác nhận rằng anh ấy sẽ bắt tay vào thực hiện 5 mục tiêu hàng đầu của mình ngay lập tức. Và đó là khi Buffett hỏi anh ấy về danh sách thứ hai: “Còn những lựa chọn trong danh sách mà anh không khoanh tròn thì sao?”
Flint trả lời: “À, 5 ưu tiên đứng đầu là trọng tâm chính của tôi, nhưng 20 lựa chọn còn lại tôi cũng sẽ cố gắng dành thời gian sau đó. Chúng vẫn quan trọng nên tôi sẽ làm chúng khi tôi thấy phù hợp. Chúng không gấp gáp ngay bây giờ, nhưng tôi vẫn dự định sẽ tận tâm tận lực làm hết”.
Buffett trả lời: “Không. Anh đã nhầm, Mike! Mọi thứ mà anh không khoanh tròn sẽ trở thành danh sách mà anh PHẢI TRÁNH BẰNG MỌI GIÁ. Cho dù thế nào đi nữa, anh không được dành bất kỳ sự chú ý nào cho chúng đến khi anh thành công với top 5 mà anh đã chọn”
Vậy thì bây giờ, top 5 hoặc top 3 công việc ưu tiên hàng đầu của bạn hôm nay, tuần này, tháng này, năm này là gì? Hãy suy nghĩ thật kỹ và loại bỏ những thứ còn lại nhé
Chấm dứt làm việc đa nhiệm
Đừng vừa lướt web vừa làm việc, vừa ăn vừa lướt điện thoại hay xem Youtube…
Tất cả những chuyện này đều sẽ dần dần huấn luyện bộ não của bạn ngày càng kém hiệu quả đi.
Nếu bạn phải làm việc với máy tính hoặc các thiết bị điện tử nhiều thì ATZ có 2 đề xuất cho bạn:
Loại bỏ những suy nghĩ trong đầu không liên quan
Nếu bất chợt có một suy nghĩ hay ý tưởng nào đó bật lên trong đầu bạn thì phải xử lý như thế nào?
Năm 2005, Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ đã xuất bản một bài báo tóm tắt nghiên cứu về suy nghĩ của con người mỗi ngày. Người ta thấy rằng một người bình thường có khoảng 12.000 đến 60.000 suy nghĩ mỗi ngày. Trong hàng nghìn suy nghĩ đó, 80% là tiêu cực và 95% là những suy nghĩ lặp đi lặp lại giống hệt như ngày trước.
Vậy cách giải quyết chúng là gì?
Có 2 câu hỏi mà bạn cần đặt ra cho mình trước mỗi suy nghĩ như thế ùa đến:
Tin mình đi, thông thường 98% câu trả lời các suy nghĩ bật ra vô thức trong đầu bạn sẽ là không cho cả hai câu hỏi trên. Phương pháp này có thể giúp bạn loại bỏ được rất nhiều thứ phiền toái đến với mình mỗi ngày đấy.
Dành thời gian cho những công việc đơn nhiệm
Bạn có những thói quen hay sở thích cá nhân nào đó không? Đọc sách, chụp hình, nấu ăn… chẳng hạn.
Khi bạn làm những việc này sẽ có hai lợi ích:
Bởi vậy mỗi tuần hãy lên kế hoạch dành thời gian cho những hoạt động này nhé.
Liệu pháp mùi hương, sử dụng tinh dầu hỗ trợ
Sự tập trung liên quan rất nhiều đến nguồn năng lượng trong cơ thể bạn. Nếu cơ thể bạn đang rệu rã, khó có thể nào bạn tập trung được.
Một số loại tinh dầu đã có nghiên cứu lâm sàng khẳng định chúng có thể tăng năng lượng và giảm mệt mỏi, qua đó giúp bạn tăng sự tập trung.
Cách sử dụng các loại tinh dầu này như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất???
Thông thường có 3 cách để bạn sử dụng tinh dầu hiệu quả nhất:
Giải pháp thay thế tốt nhất
Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể sử dụng một giải pháp kết hợp sẵn đó là tinh dầu lăn Focus 14s của ATZ Organic.
Sản phẩm được chiết suất từ 6 loại tinh dầu tinh chất sả chanh, quế, bạc hà, đinh hương, khuynh diệp, long não hòa với dầu dừa nguyên chất được lọc theo công nghệ Canada với một tỉ lệ được nghiên cứu cẩn thận, hài hòa.
Bạn chỉ cần dùng lăn và day ở vùng thái dương, các huyệt sau tai, gáy, đỉnh đầu (huyệt Bách Hội), day vào vùng đau nhức và hít thở sâu sau khi thoa, có thể sử dụng suốt ngày để tạo sự sảng khoái, phấn chấn.
Đối với những trường hợp nhức đầu, căng thẳng, bạn hoàn toàn có thể lăn trực tiếp lên vùng bị đau, khó chịu.
Đây là một trong những sản phẩm được đầu tư rất nhiều tâm huyết của ATZ Organic dành riêng cho những ai đang tìm kiếm giải pháp cải thiện sự tập trung của mình.
ATZ tin rằng bạn sẽ ngay lập tức có được sự tỉnh táo, năng lượng và tâm trạng phấn chấn cần thiết ngay sau khi sử dụng sản phẩm đấy.
Dọn dẹp môi trường sống và làm việc của bạn
Khi môi trường làm việc gọn gàng hơn, những thứ như điện thoại, laptop, hay những tab trình duyệt gây nhiều phiền toái đến bạn bị loại bỏ thì việc bạn có thể tập trung được vào việc chính của mình là rất cao.
Một số việc bạn nên làm:
Những “luật không tên” này sẽ hỗ trợ tối đa giúp bạn tập trung hơn rất nhiều.
Uống “một ít” cà phê, cacao hoặc trà xanh mỗi sáng
Không nhất thiết phải có caffeine trong chế độ ăn uống của bạn nếu bạn muốn tránh nó, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng caffeine có thể mang lại lợi ích cho sự tập trung của bạn.
Nếu bạn cảm thấy sự tập trung của mình bắt đầu giảm xuống, hãy thử một tách cà phê hoặc một ly trà xanh vào buổi sáng. Một khẩu phần socola đen với 70% cacao hoặc cao hơn – có thể có những lợi ích tương tự, nếu bạn không thích đồ uống có chứa caffeine.
Một nghiên cứu năm 2017 đã tìm thấy bằng chứng cho thấy chất phytochemical tự nhiên được tìm thấy trong matcha (một loại trà xanh) không chỉ cải thiện chức năng nhận thức mà còn có thể giúp thúc đẩy thư giãn. Vì vậy, matcha có thể là một lựa chọn tốt nếu cà phê khiến bạn cảm thấy bồn chồn hoặc khó chịu.
Ăn uống đầy đủ chất
Thực phẩm bạn ăn có thể ảnh hưởng đến các chức năng nhận thức như khả năng tập trung và trí nhớ. Tránh xa thức ăn chế biến sẵn, quá nhiều đường, và thức ăn nhiều dầu mỡ.
Để tăng cường sự tập trung, hãy thử ăn nhiều hơn những món sau:
Uống đủ nước cũng có thể có tác động tích cực đến sự tập trung. Ngay cả khi mất nước nhẹ cũng có thể khiến bạn khó tập trung, khó ghi nhớ thông tin.
Đừng bao giờ bỏ bữa sáng, hướng đến bữa ăn ít đường, nhiều chất đạm và chất xơ. Bột yến mạch, sữa chua nguyên chất với trái cây…là những sự lựa chọn tốt cho bữa sáng giàu dinh dưỡng.
Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ có thể làm gián đoạn sự tập trung, chưa kể đến các chức năng nhận thức khác (như trí nhớ).
Tình trạng mất ngủ nhẹ có thể không gây ra quá nhiều vấn đề cho bạn. Nhưng việc thường xuyên không có được giấc ngủ ngon chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc của bạn.
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và phản xạ chậm, ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc làm các công việc hàng ngày khác.
Thời lượng ngủ được khuyến nghị cho người lớn từ 18 đến 60 tuổi là 7 tiếng trở lên mỗi đêm. Người cao tuổi có thể cần đến 9 tiếng mỗi đêm.
Có một số mẹo có thể cải thiện giấc ngủ của bạn nhanh chóng:
>> Đọc thêm: Mất ngủ: Nguyên nhân và 30 cách chữa mất ngủ đơn giản mà cực kỳ hiệu quả (theo khoa học)
Thực hành chú tâm qua các môn thể thao, thiền
Khi bạn tập thể thao hoặc thiền, bạn đang học cách dành hết tâm trí của mình vào hoạt động đó, đây là trạng thái mà bạn duy trì nhận thức từng khoảnh khắc về vị trí của bạn và những gì bạn đang làm.
Tăng khả năng tập trung là một trong nhiều lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên. Không ai có thể phủ nhận lợi ích của việc luyện tập thể dục thể thao.
Một nghiên cứu năm 2018 xem xét 116 học sinh lớp 5 đã tìm thấy bằng chứng cho thấy hoạt động thể chất hàng ngày có thể giúp cải thiện cả khả năng tập trung và chú ý chỉ sau 4 tuần.
Bằng cách lưu tâm và nhận biết khi nào sự chú ý của bạn bắt đầu trôi đi, bạn có thể nhanh chóng đưa sự tập trung của mình trở lại vị trí cần thiết.
Thêm vào đó, bạn thực sự có thể rèn luyện trí não của mình để chú tâm hơn bằng cách thực hành các kỹ thuật thở, thiền và chuyển động tâm trí, chẳng hạn như tập yoga, chạy bộ.
Thực hành các bài tập / trò chơi rèn luyện sự tập trung
Chơi một số loại trò chơi có thể giúp bạn tập trung tốt hơn. Hãy thử:
Kết quả của một nghiên cứu năm 2015 với 4.715 người trưởng thành cho thấy việc dành 15 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần cho các hoạt động rèn luyện trí não có thể có tác động lớn đến sự tập trung.
Các trò chơi rèn luyện trí não cũng có thể giúp bạn phát triển khả năng làm việc và trí nhớ ngắn hạn, cũng như các kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề.
Đo lường hiệu quả công việc mỗi ngày
Sự tập trung sẽ ít dần nếu thiếu phản hồi. Bộ não của bạn có mong muốn tự nhiên để biết liệu bạn có đang tiến bộ đến mục tiêu của mình hay không và không thể biết được điều đó nếu không nhận được đánh giá chi tiết.
Điều này có nghĩa là chúng ta cần đo lường kết quả của mình.
Tất cả chúng ta đều có những lĩnh vực trong cuộc sống mà chúng ta cho là quan trọng đối với mình nhưng chúng ta không đo lường được.
Những thứ chúng ta đo lường được là những thứ chúng ta cải thiện được, không đo lường tức là rất khó cải thiện. Thông qua những con số và theo dõi rõ ràng, chúng ta mới biết được liệu chúng ta đang trở nên tốt hơn hay xấu đi.
Ví dụ đơn giản:
Tuy nhiên, có một rào cản là con người thường tránh đo lường bởi vì chúng ta sợ những con số sẽ cho chúng ta biết về bản thân. Bí quyết ở đây là bạn phải nhận ra đo lường kết quả không phải là đánh giá về con người của bạn, mà chỉ là phản hồi về vị trí hiện tại của bạn mà thôi.
Đo lường để khám phá, để hiểu rõ hơn về bản thân. Hãy đo lường xem liệu bạn có thực sự dành thời gian cho những việc quan trọng đối với mình hay không.
Đo lường hiệu quả sẽ giúp bạn tập trung vào những điều quan trọng và bỏ qua những điều không quan trọng.
Đừng bao giờ kiểm tra email trước giờ chiều
Tập trung là loại bỏ những thứ gây xao nhãng và email có thể là một trong những thứ gây xao nhãng nhất.
Nếu chúng ta không kiểm tra email vào đầu ngày, thì chúng ta có thể dành cả buổi sáng để làm những công việc riêng của mình thay vì phản ứng với công việc của người khác.
Đây sẽ là một chiến thắng lớn vì chúng ta sẽ không lãng phí năng lượng tinh thần để suy nghĩ về tất cả những vấn đề phải giải quyết trong hộp thư đến của mình.
Có thể việc chờ đợi đến buổi chiều là không khả thi đối với nhiều người, nhưng ATZ muốn đưa ra một thử thách…
…Bạn có thể đợi đến 10 giờ sáng được không? Còn 9 giờ sáng thì sao? 8 GIỜ 30 PHÚT SÁNG?… Thời điểm không quá quan trọng.
Vấn đề chính là bạn hãy dành thời gian trong buổi sáng vào điều quan trọng nhất đối với bản thân mà không để phần còn lại của thế giới điều khiển trạng thái tinh thần của bạn.
Nghe nhạc hỗ trợ tập trung
Bật nhạc khi làm việc hoặc học tập cũng có thể giúp tăng khả năng tập trung.
Theo nghiên cứu, ngay cả khi bạn không thích nghe nhạc khi làm việc, sử dụng âm thanh tự nhiên để che đi âm thanh xung quanh cũng có thể giúp cải thiện khả năng tập trung và các chức năng khác của não.
Loại nhạc bạn nghe có thể tạo ra sự khác biệt. Các chuyên gia cho rằng âm nhạc cổ điển, đặc biệt là nhạc cổ điển baroque hoặc âm thanh thiên nhiên là những lựa chọn tốt để giúp bạn tăng cường sự tập trung.
Nếu bạn không quan tâm đến nhạc cổ điển, hãy thử nhạc yên tĩnh (ambient music) hoặc nhạc điện tử (electronic music) không lời.
Lưu ý quan trọng: cần tránh chọn loại nhạc bạn yêu thích hoặc ghét, vì cả hai loại này đều có thể khiến bạn mất tập trung.
Hãy xem sự tập trung của bộ não của bạn như cơ bắp
Sự tập trung là thứ cần phải được rèn luyện mỗi ngày, bộ não chúng ta ưu việt hơn máy tính ở chỗ tốc độ xử lý và hình thành các neuron thần kinh mới là cực kỳ nhanh.
Một khi chúng ta đã dạy cho bộ não của mình cách hành động như thế nào và tạo ra thói quen, bạn sẽ không phải tốn sức nhiều cho những lần sau đó. Nếu bạn áp dụng những cách mà ATZ chia sẻ trong bài viết này, ATZ tin là sự tập trung của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Bạn có thể ghé qua bất kỳ cửa hàng nào của ATZ Organic trên toàn quốc để dùng thử sản phẩm tinh dầu lăn Focus 14s MIỄN PHÍ. Tên gọi 14s chính là hiệu quả ngay tức thì của sản phẩm chỉ sau 14 giây sử dụng mà bạn cảm nhận được.
Sứ mệnh của ATZ là mang đến cho bạn những sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Xin được đồng hành cùng bạn!
Thông tin liên hệ:
𝗛𝗲̣̂ 𝘁𝗵𝗼̂́𝗻𝗴 𝗰𝘂̛̉𝗮 𝗵𝗮̀𝗻𝗴:
- TP.HCM: Cresent mall Quận 7 | Sài Gòn Centre Quận 1 | Estella Place Quận 2 | Vincom Grand Park Quận 9 | Parc Mall Quận 8
- Đà Nẵng: Vincom Ngô Quyền
- Hà Nội: AEON Hà Đông | Royal City | Lotte Department Store | Times
𝗛𝗼𝘁𝗹𝗶𝗻𝗲: 𝟏𝟖𝟎𝟎 𝟎𝟎𝟏𝟒 - 𝟎𝟗𝟑𝟏 𝟑𝟏𝟒 𝟏𝟓1
𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: info@atzlife.com.vn
𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: atzorganic.com.vn
𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤:
ATZ Organic: fb.me/atzorganic.com.vn
ATZ Healthy Life: fb.me/atzhealthylife
Zenme: fb.me/Zenme.vn
𝐓𝐢𝐤𝐭𝐨𝐤:
ATZ Organic: tiktok.com/@atzorganicsine2010
Zenme: tiktok.com/@zenmevietnam
𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞: youtube.com/@ATZOrganicVietnam
𝐒𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shope.ee/4pnaA74VWx