Cholesterol là gì? Lợi, hại và 11 cách giảm cholesterol hiệu quả nhất
25/12/2024
Bệnh mỡ máu (hay máu nhiễm mỡ) là căn bệnh không chỉ phổ biến ở các nước trên thế giới mà còn ngày càng phổ biến ở Việt Nam ngày nay.
Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 30% người trưởng thành bị mắc bệnh mỡ máu (rối loạn lipid máu), tỷ lệ người thành thị mắc bệnh là 44,3%. Số người bị bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những người trẻ tuổi.
Căn bệnh này rất nguy hiểm có thể gây ra tử vong nếu không chữa trị kịp thời và cách chữa trị dứt điểm nó không nằm ở phương pháp điều trị mà nằm ở chính lối sống của bạn.
Vậy làm thế nào để trị dứt điểm căn bệnh này?
Đọc tiếp để hiểu kỹ hơn nhé!
Bệnh mỡ máu (máu nhiễm mỡ) là gì?
Bệnh mỡ máu, hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, là tình trạng rối loạn chuyển đổi chất béo trong cơ thể (một cái tên khác là “rối loạn lipid máu” cũng là nó), làm cho lượng chất béo trong máu quá cao.
Trong cơ thể có nhiều loại chất béo nhưng trong đó hai loại chất béo thường có liên quan đến bệnh máu nhiễm mỡ là cholesterol và triglycerides. Mỡ trong máu có thể xảy ra do sự tăng cao của một hoặc cả hai loại chất béo này.
Cholesterol
Để hiểu rối loạn lipid máu có nghĩa là gì, bạn cần biết về cholesterol. Hai dạng cholesterol chính được tìm thấy trong cơ thể của bạn là lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL).
ATZ đã có một bài viết rất chi tiết về cholesterol. Bao gồm giải thích chi tiết về HDL cholesterol (loại tốt), LDL cholesterol (loại xấu) và VLDL cholesterol (tiềm ẩn xấu).
Khi bạn bị mỡ máu thì có thể là lượng HDL trong cơ thể bạn thấp, LDL lại cao và tổng cholesterol toàn phần trong cơ thể cũng cao.
LDL có thể kết hợp với các chất khác trong máu của bạn tạo ra những mảng bám tắc nghẽn trong động mạch. Sự tắc nghẽn này có thể làm giảm lưu lượng máu và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, tình trạng đau tim hoặc nguy hiểm hơn là đột quỵ.
Vì những tác dụng tiềm ẩn của nó, các bác sĩ khuyên bạn nên giảm mức LDL.
Triglycerides
Triglycerides là một loại chất béo trung tính bạn nhận được chủ yếu từ thực phẩm bạn ăn. Cơ thể của bạn cũng sản xuất nó khi nó chuyển đổi calo dư thừa thành chất béo để lưu trữ.
Có triglycerides là cần thiết cho một số chức năng của tế bào, nhưng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Cũng như LDL, mức triglycerides càng thấp thì càng tốt.
Những nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao?
Thực phẩm
Có hai loại chất béo cực kỳ độc hại mà bạn phải tránh xa đó là chất béo bão hòa (saturated fats) và chất béo chuyển hóa (trans fats).
Chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa có thể làm tăng mức LDL của bạn. Một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật (chẳng hạn như dầu cọ và dầu dừa) có chứa chất béo bão hòa. Tuy nhiên, chất béo bão hòa chủ yếu được tìm thấy trong các nguồn thực phẩm có nguồn gốc động vật như:
Chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa, hoặc axit béo chuyển hóa, còn tệ hơn chất béo bão hòa vì chúng có thể làm tăng mức LDL và giảm mức HDL của bạn (tác dụng 2 trong 1).
Một số chất béo chuyển hóa được tìm thấy tự nhiên trong các sản phẩm động vật. Và phần lớn được tìm thấy trong thực phẩm chế biến đã trải qua một quá trình được gọi là hydro hóa, chẳng hạn như một số loại bơ thực vật và khoai tây chiên, bắp rang bơ…
Các bệnh lý
Một số căn bệnh có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol của bạn. Mức cholesterol trong máu cao có thể do:
Những nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác của mức cholesterol cao bao gồm:
Triệu chứng của việc rối loạn lipid máu
Sự nguy hiểm của bệnh này nằm ở chỗ khi lượng cholesterol hay triglycerides trong người bạn cao cũng không biểu hiện ra bất kỳ triệu chứng nào. Nó âm thầm và lặng lẽ.
Và các triệu chứng có thể chỉ xuất hiện sau khi lượng cholesterol tăng cao đã gây ra những hậu quả khủng khiếp. Tức là có thể đến khi bạn mắc một bệnh khác bạn mới nhận ra là mình bị máu nhiễm mỡ.
Ví dụ, các triệu chứng có thể xuất hiện dưới dạng các triệu chứng của bệnh tim, chẳng hạn như đau ngực dữ dội hoặc buồn nôn và mệt mỏi. Một cơn đau tim hoặc đột quỵ có thể là kết quả của việc không kiểm soát được lượng cholesterol trong thời gian dài.
Bệnh mỡ máu được chẩn đoán như thế nào?
Chính vì chúng ta không nhìn thấy những biểu hiện bên ngoài của bệnh nên cách duy nhất để bạn biết mình đang mắc bệnh chính là xét nghiệm!
Theo trang web sức khỏe cộng đồng của Mỹ WebMD, khi bạn đi xét nghiệm kiểm tra cholesterol, bạn sẽ nhận được 3 chỉ số: một cho lượng cholesterol toàn phần, một cho mức HDL và một cho mức LDL.
Tổng lượng cholesterol toàn phần của bạn sẽ nhiều hơn tổng số HDL và LDL bởi vì nó có thêm số lượng triglycerides.
Theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam, năm 2010, tất cả những người lớn trên 20 tuổi nên được xét nghiệm 5 năm một lần các thành phần cơ bản của lipid máu bao gồm: cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol và triglycerides.
Các xét nghiệm nên được làm khi đói (cách bữa ăn trước ít nhất 12 giờ, bao gồm cả đồ uống có năng lượng). Bạn chỉ nên dùng nước lọc trước khi xét nghiệm, tuyệt đối không nên nạp thêm thứ gì khác để có kết quả đánh giá chính xác nhất.
Kết quả xét nghiệm của bạn được thể hiện bằng mg/dL hoặc mmol/l. Bác sĩ có thể khảo sát thêm các thông tin về các nguy cơ tim mạch khác như tuổi, giới, chỉ số huyết áp, tình trạng hút thuốc lá… để ước lượng nguy cơ bạn mắc bệnh tim mạch của bạn trong tương lai.
Những cách điều trị bệnh mỡ máu
Cách điều trị thông thường bác sĩ thường đề xuất là sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và bổ sung thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ việc điều trị tối đa.
Sử dụng thuốc trị mỡ máu
Có khá nhiều loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị bệnh mỡ máu:
Thuốc nhóm statins
Đây là nhóm thuốc được lựa chọn ưu tiên trong điều trị rối loạn lipid máu vì nó làm giảm LDL hữu hiệu, có thể làm tăng HDL và giảm được Triglycerides. Bên cạnh đó, nó có thể làm ổn định mảng xơ vữa, chống viêm…
Các nghiên cứu lâm sàng đều chứng minh được lợi ích của statins trong làm giảm các nguy cơ bị bệnh tim mạch hoặc ngăn ngừa tái phát/tiến triển bệnh tim mạch. Một số thuốc có trên thị trường là: atorvastatin (Lipitor®); Fluvastatin (Lescol®); Rosuvastatin Calcium, (Crestor®); Simvastatin (Zocor®)…
Thuốc ức chế hấp thu cholesterol
Nó sẽ làm giảm được cholesterol bằng cách giảm hấp thu từ ruột non. Thuốc hiện có là ezetimibe (Zetia®).
Resins (thuốc gắn với acid đường mật)
Thuốc sẽ làm tăng ly giải cholesterol. Một số thuốc hiện có là: Cholestyramine (Questran®, Questran® Light, Prevalite®, Lowcholest®, Lowcholest® Light); Colestipol (Colestid®)
Thuốc nhóm Fibrates
Đây là nhóm thuốc làm giảm triglycerides tốt và có thể làm tăng HDL. Thuốc này có thể phối hợp với thuốc nhóm statin để điều trị một số rối loạn lipid máu hỗn hợp. Một số thuốc hiện có là:
Gemfibrozil (Lopid®); Fenofibrate (Antara®, Lofibra®, Tricor®, and Triglide™).
Niacin (nicotinic acid)
Đây là loại thuốc thuộc nhóm không kê đơn. Thuốc này tác động qua trung gian gan khi tổng hợp chất béo. Đây là nhóm thuốc làm tăng HDL tốt và thường được dùng phối hợp với thuốc nhóm statin. Khi dùng thuốc này có thể gây đau đầu, bừng mặt.
***Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc trị mỡ máu, bạn phải có chỉ định hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Sử dụng các chất / thực phẩm bổ sung
Axit béo omega-3 có sẵn không cần kê đơn thường được sử dụng để giảm mức triglycerides và LDL. Omega-3 là chất béo không bão hòa đa được tìm thấy tự nhiên trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ.
Dầu thực vật như dầu canola và dầu oliu cũng chứa omega-3. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng dầu cá (nhưng nhớ đọc chỉ số hàm lượng omega-3 trên bao bì nhé).
Bạn cũng có thể dùng niacin. Niacin tăng mức độ sản xuất HDL. Niacin có sẵn và không cần kê đơn hoặc theo toa thuốc của bác sĩ.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm tinh dầu thông đỏ, đây là một sản phẩm nổi tiếng của Hàn Quốc trong vấn đề hỗ trợ điều trị kiểm soát tình trạng mỡ trong máu.
ATZ có sẵn sản phẩm tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc ATZ Pine Needle Oil được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc được chiết xuất 100% từ lá kim thông có tuổi thọ trung bình từ 100-200 năm tuổi, mang nguồn dưỡng chất quý giá cho sức khỏe.
Không những tốt cho tim mạch, theo tạp chí “Dinh dưỡng và ung thư (Nutrition and Cancer)” của Hoa Kỳ năm 2006: “Chất chiết xuất lá thông giúp kháng ung thư, kháng axit hóa, khử đột biến của tế bào, khử tế bào khối u và công dụng trên được minh chứng thông qua thí nghiệm trên động vật”.
Đây là sản phẩm được rất nhiều người tin dùng trên thế giới và là một trong những sản phẩm tạo nên thương hiệu cho Hàn Quốc.
Thay đổi lối sống
Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đầy đủ có thể giúp bạn giảm mức cholesterol. Sang phần tiếp theo ATZ sẽ chia sẻ cụ thể hơn chúng ta cần thay đổi những gì để cải thiện vấn đề này.
Những cách đơn giản và thực phẩm giúp bạn giảm mỡ máu (giảm triglycerides và tăng HDL)
Tất cả những lời khuyên bên dưới đều nhắm đến việc thay đổi lối sống, cách bạn sinh hoạt và ăn uống hàng ngày, đây là nền móng vững chắc lâu dài cho sức khỏe của bạn.
Trong bài viết về cholesterol, ATZ có chia sẻ rất nhiều thông tin hữu ích về những cách giảm cholesterol tự nhiên nên trong bài viết này sẽ tập trung trình bày cách giảm triglycerides.
Dĩ nhiên tốt nhất là bạn nên kết hợp cả hai nhé.
Tập luyện thường xuyên
Cholesterol HDL “tốt” có mối quan hệ nghịch đảo với triglycerides trong máu, có nghĩa là mức độ cholesterol HDL cao có thể giúp giảm triglycerides.
Ít nhất là bạn hãy thường xuyên vận động, đừng chỉ ngồi hoặc đứng một chỗ. Và bạn có thể chơi bất kỳ môn thể thao nào bạn cảm thấy hứng thú: đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi, aerobic, yoga…
Về số lượng, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến khích nên tập thể dục ít nhất 30 phút trong năm ngày mỗi tuần.
Lợi ích của việc tập thể dục đối với triglycerides rõ ràng nhất trong các chế độ tập luyện dài hạn. Một nghiên cứu cho thấy rằng chạy bộ hai giờ mỗi tuần trong bốn tháng dẫn đến sự suy giảm đáng kể về chất béo trung tính trong máu.
Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng tập thể dục ở cường độ cao trong một khoảng thời gian ngắn (cardio, HIIT) sẽ hiệu quả hơn tập thể dục ở cường độ vừa phải trong thời gian dài hơn.
Giảm cân
Bất cứ khi nào bạn ăn nhiều calo hơn mức cần thiết, cơ thể sẽ chuyển những calo đó thành triglycerides và lưu trữ chúng trong các tế bào mỡ.
Đó là lý do tại sao giảm cân là một cách hiệu quả để giảm lượng triglycerides trong máu của bạn.
Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần giảm 5–10% trọng lượng cơ thể cũng có thể làm giảm triglycerides trong máu xuống 40 mg/dL (0,45 mmol/L).
Đừng xem thường việc giảm cân, mục tiêu là duy trì giảm cân trong thời gian dài nhưng các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giảm cân có thể ảnh hưởng lâu dài đến mức triglycerides trong máu, ngay cả khi bạn tặng cân lại.
Một nghiên cứu tập trung vào những người tham gia đã từ bỏ chương trình quản lý cân nặng của mình. Mặc dù họ tăng lại số kg mà họ đã giảm được 9 tháng trước đó, nhưng mức triglycerides trong máu của họ vẫn thấp hơn 24-26%.
Hạn chế lượng đường trong cơ thể
Đường trong chế độ ăn uống của bạn nếu bị dư ra sẽ được chuyển thành triglycerides, có thể dẫn đến tăng mức triglycerides trong máu, cùng với các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác.
Một nghiên cứu kéo dài 15 năm cho thấy những người tiêu thụ ít nhất 25% calo từ đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp đôi so với những người tiêu thụ ít hơn 10% calo từ đường.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng việc tiêu thụ thêm đường có liên quan đến mức triglycerides trong máu cao hơn ở trẻ em.
Bạn phải rất cẩn thận vì đường có thể ẩn trong các loại thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt và nước ép trái cây đóng hộp.
Hãy cẩn thận đọc kỹ thành phần trên bao bì của những sản phẩm mà bạn mua nhé.
Thực hiện chế độ ăn low-carb
Giống như đường, carb bị dư ra trong chế độ ăn uống của bạn cũng được chuyển hóa thành triglycerides và được lưu trữ trong các tế bào mỡ.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi chế độ ăn ít carb có liên quan đến việc giảm lượng triglycerides trong máu.
Một nghiên cứu năm 2006 đã xem xét các lượng carb khác nhau ảnh hưởng đến chất béo trung tính như thế nào.
Những người được áp dụng chế độ ăn ít carb cung cấp khoảng 26% calo từ carb có lượng triglycerides trong máu giảm nhiều hơn so với những người được áp dụng chế độ ăn nhiều carb hơn cung cấp tới 54% calo từ carb.
Một nghiên cứu khác đã xem xét tác động của chế độ ăn ít và nhiều carb trong khoảng thời gian một năm. Nhóm ăn ít carb không chỉ giảm cân nhiều hơn mà còn giảm nhiều triglycerides trong máu.
Cuối cùng, một nghiên cứu năm 2003 đã so sánh chế độ ăn ít chất béo và ít carb. Sau sáu tháng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng triglycerides trong máu đã giảm 38 mg / dL (0,43 mmol / L) ở nhóm low-carb và chỉ còn 7 mg / dL (0,08 mmol / L) ở nhóm ít chất béo.
Vậy nên chế độ ăn ít béo không hiệu quả bằng low-carb trong việc giảm triglycerides!
Ăn nhiều thực vật, rau củ quả nhiều chất xơ
Chất xơ có trong trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung chất xơ trong cám gạo làm giảm triglycerides trong máu từ 7–8% ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu khác đã xem xét chế độ ăn nhiều chất xơ và ít chất xơ ảnh hưởng như thế nào đến mức triglycerides trong máu. Chế độ ăn ít chất xơ khiến triglycerides tăng 45% chỉ trong sáu ngày, nhưng ở những người nạp nhiều chất xơ, triglycerides giảm xuống dưới mức cơ bản.
Bơ có nhiều folate và chất béo không bão hòa đơn. Loại chất béo lành mạnh này làm giảm LDL và giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim và các bệnh tim mạch khác. Chúng cũng chứa rất nhiều chất xơ, giúp kiểm soát cholesterol một cách tự nhiên.
Tránh xa chất béo chuyển hóa (trans fats)
Chất béo chuyển hóa nhân tạo là một loại chất béo được thêm vào thực phẩm đã qua chế biến nhằm tăng thời hạn sử dụng.
Chất béo chuyển hóa thường được tìm thấy trong thực phẩm chiên và bánh nướng công nghiệp được làm bằng dầu bị hydro hóa một phần.
Chất béo chuyển hóa được cho là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm tăng mức cholesterol LDL “xấu” và bệnh tim. Ăn chất béo chuyển hóa cũng có thể làm tăng mức triglycerides trong máu của bạn.
Một nghiên cứu cho thấy rằng mức triglycerides cao hơn rất nhiều khi những người tham gia tuân theo một chế độ ăn có lượng chất béo chuyển hóa cao hoặc vừa phải, so với chế độ ăn nhiều axit oleic không bão hòa.
Một nghiên cứu khác cho kết quả tương tự. Thực hiện chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa trong ba tuần dẫn đến mức triglycerides cao hơn so với chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa.
Ăn cá béo hai lần mỗi tuần
Cá béo được biết đến với lợi ích về sức khỏe tim mạch và khả năng làm giảm triglycerides trong máu.
Điều này chủ yếu là do hàm lượng axit béo omega-3, một loại axit béo không bão hòa đa rất cần cho cơ thể, có nghĩa là bạn cần phải bổ sung nó qua chế độ ăn uống của mình.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên ăn hai phần cá béo mỗi tuần.
Trên thực tế, làm như vậy có thể giảm 36% nguy cơ tử vong do bệnh tim.
Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy rằng ăn cá hồi hai lần một tuần làm giảm đáng kể nồng độ triglycerides trong máu.
Cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ và cá thu là một vài loại cá có hàm lượng axit béo omega-3 đặc biệt cao.
Tăng cường lượng chất béo không bão hòa
Các nghiên cứu cho thấy chất béo không bão hòa đơn (monounsaturated fats) và không bão hòa đa (polyunsaturated fats) có thể làm giảm mức chất béo trung tính trong máu, đặc biệt là khi chúng thay thế các loại chất béo khác.
Chất béo không bão hòa đơn được tìm thấy trong các loại thực phẩm như dầu oliu, quả hạch và quả bơ. Chất béo không bão hòa đa có trong dầu thực vật và cá béo.
Một nghiên cứu đã phân tích những gì 452 người lớn đã ăn trong 24 giờ qua, tập trung vào một số loại chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa đa.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lượng chất béo bão hòa có liên quan đến việc tăng triglycerides trong máu, trong khi lượng chất béo không bão hòa đa có liên quan đến việc giảm triglycerides trong máu.
Một nghiên cứu khác cho những người tham gia đã cao tuổi uống 4 muỗng canh dầu oliu nguyên chất hàng ngày trong sáu tuần. Trong suốt thời gian nghiên cứu, đây là nguồn duy nhất bổ sung chất béo trong chế độ ăn của họ.
Kết quả cho thấy mức độ triglycerides cũng như mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL đã giảm đáng kể so với nhóm đối chứng.
Không bỏ bữa, thường xuyên tuân theo lịch trình ăn của bản thân
Kháng insulin là một yếu tố khác có thể gây ra triglycerides trong máu cao.
Sau khi bạn ăn một bữa ăn, các tế bào trong tuyến tụy của bạn gửi tín hiệu để giải phóng insulin vào máu. Insulin sau đó chịu trách nhiệm vận chuyển glucose đến các tế bào của bạn để sử dụng làm năng lượng.
Nếu bạn có quá nhiều insulin trong máu, cơ thể của bạn có thể trở nên đề kháng với nó, khiến insulin khó được sử dụng hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ của cả glucose và triglycerides trong máu.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các bữa ăn không đều đặn có thể dẫn đến giảm độ nhạy insulin, cũng như làm tăng các yếu tố nguy cơ bệnh tim như LDL và cholesterol toàn phần.
Bất kể bạn ăn bao nhiêu bữa hàng ngày, ăn thường xuyên có thể cải thiện độ nhạy insulin và giảm mức triglycerides trong máu.
Hạn chế tối đa rượu, bia, chất cồn
Có thể bạn không tin nhưng rượu, bia có rất nhiều đường và calo.
Nếu lượng calo này vẫn chưa được sử dụng, chúng có thể được chuyển đổi thành triglycerides và được lưu trữ trong các tế bào mỡ. (đó là lý do tại sao những người uống bia hay nhậu nhiều thường có bụng to)
Mặc dù có nhiều yếu tố tác động, nhưng một nghiên cứu cho thấy uống rượu nhiều có thể làm tăng triglycerides trong máu lên đến 53%, ngay cả khi mức triglycerides của bạn lúc đầu là bình thường.
Nhưng trong một vài nghiên cứu khác (như 1, 2, 3) thì việc uống rượu vang ít (một ly nhỏ mỗi ngày) có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Thêm đậu nành vào bữa ăn của bạn
Đậu nành rất giàu isoflavone, một loại hợp chất thực vật có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp giảm cholesterol LDL.
Đặc biệt, protein từ đậu nành đã được chứng minh là làm giảm lượng triglycerides trong máu.
Một nghiên cứu năm 2004 đã so sánh đậu nành và protein động vật ảnh hưởng như thế nào đến chất béo trung tính. Sau sáu tuần, protein đậu nành được phát hiện làm giảm mức chất béo trung tính nhiều hơn 12,4% so với protein động vật.
Tương tự, một phân tích của 23 nghiên cứu cho thấy rằng protein đậu nành có liên quan đến việc giảm 7,3% lượng triglycerides.
Protein đậu nành có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như đậu nành, sữa đậu nành, đậu hũ (tofu)…
Ăn thêm các loại hạt
Các loại hạt cây cung cấp một lượng lớn chất xơ, axit béo omega-3 và chất béo không bão hòa, tất cả đều làm việc cùng nhau để làm giảm triglycerides trong máu.
Một phân tích của 61 nghiên cứu cho thấy rằng mỗi khẩu phần hạt sẽ làm giảm triglycerides xuống 2,2 mg / dL (0,02 mmol / L).
Một phân tích khác bao gồm 2.226 người tham gia cũng có những phát hiện tương tự, cho thấy rằng ăn hạt cây có liên quan đến việc giảm nhẹ triglycerides trong máu.
Bạn nên ăn thêm các loại hạt bao gồm:
Hãy nhớ rằng các loại hạt có hàm lượng calo cao. Một khẩu phần hạnh nhân (khoảng 23 hạt hạnh nhân) chứa 163 calo, vì vậy sự điều độ là chìa khóa, ăn nhiều quá bạn sẽ bị dư calo, lúc đó thì sẽ bị tích mỡ đấy.
Hầu hết các nghiên cứu (1, 2, 3) đã tìm thấy những lợi ích sức khỏe lớn nhất ở những người tiêu thụ từ 3-7 khẩu phần hạt mỗi tuần.
Hãy hành động trước khi quá muộn
Bạn có lẽ đã thấy sự nguy hiểm của căn bệnh mỡ máu này. Để hạn chế tình trạng máu nhiễm mỡ không chỉ là nỗ lực ngày một ngày hai mà là cả một chặng hành trình để thay đổi lối sống khoa học và lành mạnh hơn.
Hãy nhớ thuốc men chỉ có tác dụng trong một thời gian, bạn không thể dùng thuốc cả đời. Xây dựng lối sống lành mạnh là nền tảng vững chắc, một tấm lá chắn đẩy lùi mọi bệnh tật.
Và trong quá trình xây dựng đó, đừng quên bổ sung những hợp chất có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng mỡ máu tốt nhất.
Bạn có thể sử dụng sản phẩm tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc ATZ Pine Needle Oil.
Sản phẩm này đã được ATZ Organic nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc, không những tốt cho tim mạch và còn giúp bạn đẩy lùi ung thư bởi các chất chống oxy hóa chiết xuất 100% từ lá kim thông Hàn Quốc.
ATZ tin rằng chỉ sau 3 tháng sử dụng, bạn sẽ có được kết quả tích cực sau lần xét nghiệm cholesterol tiếp theo.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề này đừng quên để lại câu hỏi bên dưới hoặc gọi về tổng đài tư vấn của ATZ nhé.
Xin được đồng hành cùng nhau!
Thông tin liên hệ:
𝗛𝗲̣̂ 𝘁𝗵𝗼̂́𝗻𝗴 𝗰𝘂̛̉𝗮 𝗵𝗮̀𝗻𝗴:
- TP.HCM: Cresent mall Quận 7 | Sài Gòn Centre Quận 1 | Estella Place Quận 2 | Vincom Grand Park Quận 9 | Parc Mall Quận 8
- Đà Nẵng: Vincom Ngô Quyền
- Hà Nội: AEON Hà Đông | Royal City | Lotte Department Store | Times
𝗛𝗼𝘁𝗹𝗶𝗻𝗲: 𝟏𝟖𝟎𝟎 𝟎𝟎𝟏𝟒 - 𝟎𝟗𝟑𝟏 𝟑𝟏𝟒 𝟏𝟓1
𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: info@atzlife.com.vn
𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: atzorganic.com.vn
𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤:
ATZ Organic: fb.me/atzorganic.com.vn
ATZ Healthy Life: fb.me/atzhealthylife
Zenme: fb.me/Zenme.vn
𝐓𝐢𝐤𝐭𝐨𝐤:
ATZ Organic: tiktok.com/@atzorganicsine2010
Zenme: tiktok.com/@zenmevietnam
𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞: youtube.com/@ATZOrganicVietnam
𝐒𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shope.ee/4pnaA74VWx