24/12/2024

Đau khớp gối: Nguyên nhân, chẩn đoán và 9 cách chữa đau khớp gối đơn giản, hiệu quả tại nhà

Đau khớp gối hay đau đầu gối là một trong những biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến xương khớp mà bạn không thể chủ quan.

Theo trung tâm y tế hàn lâm Mỹ Cleveland Clinic có khoảng 18 triệu người đến khám bác sĩ vì đau đầu gối/khớp gối mỗi năm. Không chỉ người lớn tuổi mới dễ bị đau khớp gối mà ngay cả người trẻ tuổi cũng không tránh khỏi.

Hiện tượng đau này không phân biệt ngành nghề, dù là người lao động nặng hay nhân viên văn phòng, nếu không có thói quen chăm sóc sức khỏe xương khớp tốt đều dễ dàng mắc phải.

Đau khớp gối không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến thoái hóa khớp gối nếu không được chữa trị kịp thời.

Hãy cùng ATZ tìm hiểu kĩ hơn về những cơn đau khớp gối và tìm ra cách chữa đau khớp gối hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà.

Đừng bỏ qua những gợi ý từ những nghiên cứu khoa học được ATZ tổng hợp trong bài viết dưới đây!

Đau đầu gối là bệnh gì?

Đau đầu gối là hiện tượng đầu gối xuất hiện những cơn đau trong khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau có thể do chấn thương, sự chèn ép của các cơ quan khác, ít thời gian vận động làm giảm sự linh hoạt, tạo điều kiện cho các cơn đau xuất hiện hoặc do khớp gối thiếu những dưỡng chất hoạt động cần thiết.

Các cơn đau nếu không được điều trị sẽ dễ dẫn đến đau đầu gối mãn tính, lúc này tỉ lệ chữa khỏi rất thấp, người bệnh có thể sống với cơn đau đến suốt đời.

Cấu tạo khớp gối

20241224_h2Ll7ZaI.jpg

 

Hiểu được cấu tạo khớp gối ta sẽ dễ dàng hiểu được những nguy cơ dẫn đến viêm hoặc đau khớp gối.

Khớp gối được xem là một trong những khớp lớn quan trọng của cơ thể gồm phần xương, phần sụn bọc đầu khớp và phần mềm:

Phần xương

Xương ở gối đóng vai trò chống đỡ cho trọng lượng cơ thể từ gối trở lên (đây là lý do vì sao thừa cân dễ gây ra các bệnh lý về gối), đồng thời giữ sự ổn định cho toàn bộ khung xương.

Cấu trúc xương khớp gối có 3 phần: xương bánh chè, mâm chày và xương lồi cầu đùi.

Phần sụn

Sụn sẽ phân bố đều ở đầu dưới của xương đùi, đầu trên xương chày, giữa xương chày và các mặt khớp đùi, mặt sau của xương bánh chè.

Sụn giúp giảm ma sát để khớp gối hoạt động đi lại, co, duỗi, đứng lên ngồi xuống linh hoạt hơn, trơn tru hơn. Cấu tạo chính của sụn là Collagen, nếu không bổ sung đầy đủ, lượng Collagen bị hao hụt sẽ dẫn đến yếu sụn.

Phần mềm

Phần mềm sẽ bao gồm phần mềm bên ngoài và phần mềm bên trong. Phần mềm trong là phần dây chằng chéo sau và trước, phần mềm ngoài là dây chằng trong, ngoài, cơ và gân.

Phần mềm sẽ gắn kết các xương lại với nhau, giữ cho gối vững chắc trước những hoạt động, cử động được nhẹ nhàng hơn.

Các cơn đau đầu gối đến từ một trong 3 hoặc đồng loạt ở cả 3 phần.

Đau khớp gối có nguy hiểm không?

Dù bất cứ nguyên nhân nào thì đau đầu gối cũng có thể để lại những di chứng không mong muốn làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày và khả năng vận động.

>>> Xem thêm bài viết: Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Xác định nguyên nhân gây đau gối là gì? Có thể do viêm nhiễm, do chấn thương hay do thoái hóa sụn khớp sẽ là khởi đầu cho việc chữa đau khớp gối tích cực, hiệu quả hơn. Hãy cùng ATZ Organic tìm hiểu sâu hơn trong phần tiếp theo.

 

Nhận biết triệu chứng và nguyên nhân của bệnh đau khớp gối

Đối với đau đầu gối, từng triệu chứng phổ biến được thể hiện sẽ bắt nguồn từ một nguyên nhân tương ứng.Tuy nhiên để có được kết luận chính xác, bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám.

Đầu tiên hãy nhắc đến những triệu chứng đau đầu gối bạn sẽ gặp sau khi bạn bị chấn thương hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp:

  1. Đau sau khi vận động quá sức, vặn mình, cơn đau kéo dài sau khi vận động được đánh giá có thể do bong gân và căng cơ.
  2. Đau giữa xương bánh chè và ống chân, cơn đau này xuất hiện khi chạy nhảy hoặc có động tác quá sức lặp đi lặp lại, lúc này cơn đau khớp gối có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang bị viêm gân.
  3. Các cơn đau đầu gối không ổn định và xuất hiện khi bạn đứng, đôi khi bạn đau và cố đứng lên nhưng không thể thẳng được, khi bạn ngồi xuống hoặc đổi tư thế, tiếng lộp bộp, rắc rắc của phần gối xuất hiện. Nếu có những biểu hiện này thì dây chằng, gân, sụn chêm của bạn đang đang gặp vấn đề, rất có thể bạn đã bị tổn thương phần sụn.
  4. Đau đầu gối kèm theo hiện tượng sưng ở khu vực xương bánh chè, rất có thể bạn đã mắc chứng Osgood-Schlatter (viêm đỉnh xương chày). Chứng đau này thường gặp ở thanh thiếu niên chơi thể thao với cường độ mạnh.
  5. Đau đầu gối và phần gối bị thay đổi hình dạng sau khi va chạm hoặc khi bạn đổi hướng di chuyển đột ngột, chắc chắn bạn đã bị trật khớp xương bánh chè.

Thứ hai là những cơn đau khớp gối xuất hiện khi bạn không có chấn thương rõ ràng:

  1. Đau và cứng hai đầu gối hoặc đau một bên đầu gối, có thể sưng nhẹ, cơn đau này gặp phổ biến ở người lớn tuổi. Nguyên nhân có thể do viêm khớp.
  2. Cơn đau nhẹ nhưng phần gối ấm và đỏ, khi quỳ hoặc cúi người cơn đau trở nặng, sưng tấy nhiều hơn. Nguyên nhân là do viêm bao hoạt dịch.
  3. Cơn đau kèm theo sưng, nóng, bầm tím, rất có thể bạn đã bị chảy máu trong khớp, nhiều khả năng xảy ra khi bạn đang dùng các loại thuốc chống đông máu.
  4. Cơn đau dữ dội, đột ngột, nóng và đỏ rõ rệt ở khớp. rất có thể bạn đã mắc bệnh gút hoặc bị viêm khớp nhiễm trùng.
  5. Đau đầu gối nhưng không sưng thường là cơn đau đến vào giữa đêm, rất khó để chẩn đoán nguyên nhân nhưng cũng không loại trừ đây là dấu hiệu của những bệnh lý như viêm cơ, thoái hóa khớp.

Chẩn đoán bệnh đau khớp gối như thế nào?

Hãy đến cơ sở y tế và gặp bác sĩ nếu có những biểu hiện sau:

  • Đau và sưng tấy nghiêm trọng.
  • Đau một bên đầu gối trong nhiều ngày.
  • Biến dạng hoặc bầm tím nghiêm trọng.
  • Các triệu chứng sưng, đỏ xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể.
  • Các triệu chứng tồn tại lâu hơn một vài ngày hoặc trở nên tồi tệ hơn, làm bạn khó chịu hơn.
  • Tình trạng sức khỏe chung của bạn tệ hơn do những cơn đau từ đầu gối.
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng xuất hiện, chẳng hạn như sốt.

Để đánh giá được mức độ nghiêm trọng của việc đau khớp gối, bác sĩ sẽ:

  • Kiểm tra đầu gối của bạn xem có sưng, đau, ấm và có vết bầm tím không.
  • Kiểm tra xem cẳng chân của bạn có thể di chuyển theo các hướng khác nhau hay không và trong bao xa.
  • Đẩy hoặc kéo khớp để đánh giá tính toàn vẹn của cấu trúc trong đầu gối của bạn
  • Kiểm tra hình ảnh (như đã nêu).

Trong trường hợp nặng hơn, bạn có thể phải thực hiện các xét nghiệm hình ảnh khác. Dưới đây là một số chỉ định xét nghiệm hình ảnh bạn có thể sẽ được thực hiện khi đi khám đau khớp gối:

  • Chụp X-quang: có thể giúp phát hiện gãy xương và mắc chứng thoái hóa khớp hay không.
  • Chụp CT: máy quét CT kết hợp các tia X được chụp từ nhiều góc độ khác nhau, để tạo ra hình ảnh mặt cắt bên trong cơ thể bạn. Chụp CT có thể giúp chẩn đoán các vấn đề về xương.
  • Siêu âm: công nghệ này sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh thời gian thực của cấu trúc mô mềm bên trong và xung quanh đầu gối của bạn. Bác sĩ có thể di chuyển đầu gối của bạn sang các vị trí khác nhau trong quá trình siêu âm để kiểm tra các vấn đề cụ thể.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xét nghiệm này đặc biệt hữu ích trong việc tiết lộ chấn thương đối với các mô mềm như dây chằng, gân, sụn và cơ.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bị nhiễm trùng hoặc viêm, bạn có thể phải xét nghiệm máu và đôi khi phải thực hiện thủ thuật chọc dò khớp. Khi đó lượng nhỏ chất lỏng sẽ được lấy ra từ khớp gối của bạn bằng kim và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

>>> Xem thêm các bài viết khác về xương khớp:

  1. Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị tự nhiên tại nhà hiệu quả
  2. Thoái hóa cột sống tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và cách điều trị tự nhiên hiệu quả nhất
  3. Đau lưng dưới: nguyên nhân và cách chữa đau lưng đơn giản tại nhà cực kỳ hiệu quả

Sau khi đã có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định. Kết hợp với những chỉ định phức tạp, bạn có thể chủ động giảm đau bằng những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, đặc biệt với những cơn đau nhẹ, việc chủ động giảm đau tại nhà là cần thiết.

 

Những cách chữa đau khớp gối tự nhiên, đơn giản mà hiệu quả

Việc tìm cách giảm đau đầu gối phụ thuộc vào nguyên nhân hoặc vấn đề dẫn đến các cơn đau. Khi đầu gối phải chịu áp lực lớn dẫn đến viêm khớp, cách điều trị đau đầu gối hiệu quả nhất là kết hợp giữa chế độ ăn uống và tập thể dục.

Nếu cơn đau từ mức độ trung bình đến dữ dội, hoặc nếu khi đã áp dụng những biện pháp dưới đây.

 

1. Tập thái cực quyền

Thái cực quyền là một hình thức tập luyện thân tâm cổ xưa của Trung Quốc nhằm cải thiện sự cân bằng và tính linh hoạt của cơ thể.

Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2009, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tập thái cực quyền đặc biệt có lợi cho những người bị viêm xương khớp. Bên cạnh đó, Tổ chức Bệnh khớp và Thấp khớp Hoa Kỳ cũng khuyến nghị thái cực quyền là một lựa chọn hoàn hảo để điều trị cho bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính.

Các động tác nhẹ nhàng của thái cực quyền có thể giúp giảm đau và tăng phạm vi chuyển động của xương khớp, đồng thời giúp người bệnh duy trì thói quen hít thở sâu và cảm thấy thư giãn hơn.

 

2. Quản lý cân nặng

Thừa cân và béo phì có thể gây thêm áp lực lên khớp gối của bạn. Theo Tổ chức Viêm khớp, trọng lượng thêm 5kg có thể tạo thêm áp lực từ 8 – 10 kg lên khớp.

Tổ chức này cũng ghi nhận mối liên hệ giữa béo phì và chứng viêm khớp. Ví dụ, những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có nguy cơ mắc viêm khớp tay cao hơn những người có chỉ số BMI thấp.

Vậy nên hãy duy trì mức cân nặng hợp lý để góp phần hỗ trợ giảm đau đầu gối bằng cách giảm áp lực lên chúng.

 

3. Sử dụng thảo dược

20241224_ZZ08uvV9.jpg

Trong một nghiên cứu năm 2011, các nhà nghiên cứu đã điều tra tác dụng giảm đau của một loại thuốc đắp làm từ quế, gừng, nhựa thơm thu được từ cây Pistacia Lentiscus và dầu mè.

Họ phát hiện ra loại thuốc này có hiệu quả tương đương với các loại thuốc bôi trị viêm khớp không kê đơn có chứa salicylate – một chất hỗ trợ giảm đau tại chỗ.

Thế nhưng vì mức độ lành tính của thảo dược, bạn vẫn có thể chủ động sử dụng những loại thảo dược như quế, sả, bạc hà, oải hương, lá thơm, hương thảo, quyết minh tử, hạt ngò hay hạt thì là để chườm vào vùng bị đau.

 

4. Liệu pháp “nóng-lạnh”

Liệu pháp “nóng – lạnh” là liệu pháp giảm đau được y học cổ truyền lẫn hiện đại rất ưa chuộng. Quy tắc của liệu pháp này là luân phiên sử dụng nhiệt nóng và lạnh tại vị trí bị đau.

Nhiệt lượng vừa đủ sẽ giúp giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu, giúp bạn cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn, độ lạnh giúp giảm viêm, giảm sưng, giảm bầm, làm bạn quên đi cơn đau. Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là một túi chườm nóng – lạnh.

Trong trường hợp đầu gối không có dấu hiệu sưng, bầm thì bạn không cần dùng đến đá lạnh, chỉ cần chườm nóng là đủ để giảm đau. Khi gặp trường hợp chấn thương bất ngờ ở gối gây bong gân, hãy chườm lạnh trước để giảm lưu lượng máu đến vùng bị thương, hạn chế tình trạng bầm tím.

Túi chườm cũng là người bạn không thể thiếu đối với phụ nữ khi bị đau bụng kinh, người bị đau vai gáy, nhức mỏi xương khớp ở những vị trí khác nhau… Vậy nên hãy đầu tư ngay một chiếc túi chườm nóng – lạnh ở nhà hoặc văn phòng để sẵn sàng trong những trường hợp cần thiết.

Túi chườm đầu gối ATZ Organic là sản phẩm kết hợp giữ liệu pháp nóng – lạnh và việc sử dụng thảo dược để tác động trực tiếp lên vùng bị đau. Với chất liệu cotton chịu nhiệt không chỉ nhẹ nhàng với da mà còn giúp luân chuyển nhiệt điều khắp bề mặt túi, giúp giảm đau, giảm sưng toàn vùng quanh gối.

Không chỉ đa năng chườm nóng và lạnh giúp giảm đau hiệu quả mà sản phẩm còn kết hợp với hương thơm của 9 loại loại thảo mộc khác nhau gồm oải hương, hương thảo, lá thơm, bạc hà, sả, thì là, lá mùi, hạt ngò, quyết minh tử giúp tinh thần bạn thoải mái, thư giãn.

20241224_iK4qOky4.jpg

Các bước sử dụng túi chườm nóng – đa năng của ATZ cũng cực kỳ đơn giản:

  • Đối với liệu pháp nhiệt nóng: Xịt sương lên bề mặt bằng bình xịt, đưa túi chườm vào lò vi sóng, điều chỉnh nhiệt độ từ 60-70 độ C trong 1-2 phút. Lấy túi chườm ra, đặt lên mắt và thư giãn thả lỏng. Sử dụng được trong 20-45 phút.
  • Đối với liệu pháp nhiệt lạnh: Cho túi chườm vào túi nhựa có dây kéo kín (túi zip). Sau đó cho vào ngăn đông tủ lạnh từ 1-2 tiếng để túi chườm có nhiệt độ từ 10-12 độ C. Lấy túi chườm ra, đặt lên mắt và thư giãn thả lỏng. Sử dụng được trong 15-20 phút.

Đây thực sự là một giải pháp giảm đau gối tự nhiên, hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua.

 

5. Sử dụng tinh chất từ vỏ cây liễu

Chiết xuất từ vỏ cây liễu có thể giúp giảm đau và giảm viêm, được ví như Aspirin tự nhiên, ứng dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh xương khớp và da liễu. Bạn có thể tìm một số loại thuốc bôi, viên uống có chiết xuất từ vỏ cây liễu để giảm đau. Tuy nhiên hãy hỏi bác sĩ nếu bạn có những vấn đề sau:

  • Hệ tiêu hóa bất ổn, bệnh tiểu đường hoặc các bệnh về gan.
  • Uống thuốc chống đông máu hoặc thuốc để giảm huyết áp.
  • Đang sử dụng một loại thuốc chống viêm khác.
  • Đang dùng Acetazolamide để điều trị buồn nôn và chóng mặt.
  • Dị dị ứng Aspirin.
  • Dưới 18 tuổi.

 

6. Chiết xuất gừng

Các tác giả của một nghiên cứu năm 2015 phát hiện ra rằng gừng giúp giảm đau đầu gối do viêm khớp khi sử dụng nó cùng với thuốc điều trị viêm khớp theo toa. Một số liệu pháp dân gian cũng thường hướng dẫn ta sử dụng gừng để đắp lên vùng bị đau hoặc uống trà gừng để giảm đau.

Liệu pháp này trước hết xuất phát từ tính nóng của gừng mang lại cảm giác dễ chịu, sau đó mới đi sâu vào các hoạt chất có trong gừng. Tinh dầu gừng có hiệu quả ngay lập tức tại vị trí bôi khi bị đau đầu gối.

Nếu yêu thích mùi thơm dễ chịu cũng như cảm giác ấm nóng của gừng mang lại, bạn có thể tham khảo sản phẩm tinh dầu gừng của ATZ.

 

7. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì một hệ xương khớp khỏe mạnh, nếu không muốn bị những cơn đau đầu gối quấy rầy, hãy thay đổi sang một chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

  • Ăn đầy đủ và cân bằng các nhóm chất: đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây. củ quả.
  • Tập trung hơn và những thực phẩm chứa các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe xương khớp như Canxi, Vitamin D và đặc biệt là Collagen. Một trong những sản phẩm bổ sung Collagen rất được yêu thích tại ATZ chính là Premium Collagen C, bạn có thể tham khảo để đưa vào chế độ ăn uống của mình.
  • Bổ sung thêm các loại viên uống dành cho xương khớp.
  • Hạn chế những thực phẩm có hại cho hệ xương như đồ quá mặn, đồ ngọt, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, rượu, bia, thuốc lá…

Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ hỗ trợ cho xương khớp, hạn chế cơn đau mà còn là điều kiện bắt buộc của sức khỏe toàn diện.

 

8. Sử dụng thuốc trị đau nhức khớp gối

Đây không hẳn được xem là giải pháp tự nhiên nhưng cũng khá cần thiết khi bạn bị cơn đau làm ảnh hưởng. Một số loại thuốc không cần kê đơn được sử dụng trong điều trị đau đầu gối chẳng hạn như Ibuprofen (Advil, Motrin IB) và Naproxen Natri (Aleve) được bán khi bạn mua tại hiệu thuốc tây.

Tuy nhiên để chắc chắn về mức độ cần thiết của sử dụng thuốc, không có cách nào an toàn hơn việc hãy tìm đến bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc, rất có thể cơn đau gối của bạn chỉ cần chườm nóng cũng đủ để giảm đau.

Glucosamine và Chondroitin cũng được chứng minh hiệu quả giảm đau xương khớp, bạn có thể tham khảo một số thực phẩm bổ sung có chứa hai chất này để duy trì sức khỏe xương khớp ổn định.

Ngoài ra, một số loại thuốc bôi chứa các chất gây tê tạm thời chẳng hạn như Lidocaine hoặc Capsaicin cùng có thể giúp bạn vượt qua cơn đau. Chỉ cần bôi một lượng nhỏ ở vùng bị đau và massage nhẹ nhàng là được.

 

9. Tập thể dục hằng ngày

Tập thể dục hàng ngày sẽ giúp hệ xương khớp chắc khỏe và duy trì khả năng vận động. Thói quen tập thể dục là cần thiết để điều trị viêm khớp và các nguyên nhân gây đau đầu gối khác.

Nhiều người cho rằng khi bị đau đầu gối, việc cần làm là hạn chế vận động để tránh bị đau thêm. Thế nhưng sự thật không phải vậy. Việc ngồi một chỗ trong thời gian dài chính là nguyên nhân dẫn đến cứng khớp và làm chậm quá trình hồi phục.

Trong trường hợp bị viêm khớp nhẹ, những động tác thể dục nhẹ nhàng là cần thiết, mức độ cũng như tần suất tập luyện từ 30 – 45 phút không đủ để làm đầu gối của bạn bị tổn thương thêm mà còn hỗ trợ bạn nhanh khỏi hơn đấy!

Nếu tình hình nặng hơn, bạn hãy nhờ đến sự hỗ trợ của huấn luyện viên cá nhân hoặc bác sĩ trị liệu. Một số môn thể thao như đạp xe, đi bộ, bơi lội, thái cực quyền, yoga… là gợi ý thích hợp để cải thiện tình trạng đau khớp gối.

Sau đây, ATZ sẽ gợi ý đến bạn một số bài tập dễ dàng thực hiện tại nhà và có tác dụng giảm đau đầu gối hiệu quả, đồng thời tăng cường sức khỏe xương khớp cũng như sức khoẻ tổng thể.

 

Các bài tập giúp bạn ngăn ngừa tình trạng đau nhức đầu gối

Nếu cơn đau đầu gối của bạn có nguyên nhân là do chấn thương, phẫu thuật hoặc viêm khớp, các bài tập kéo căng và tăng cường nhẹ nhàng có thể giúp giảm đau, đồng thời cải thiện tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của đầu gối.

Nhóm các bài tập kéo dãn

Cách điều trị đau đầu gối theo Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ gợi ý là thực hiện các bài tập kéo giãn phần thân dưới. Các bài tập này giúp cải thiện phạm vi chuyển động và tính linh hoạt ở khớp gối. Điều này có thể giúp bạn di chuyển đầu gối dễ dàng hơn, hạn chế cơn đau hiệu quả.

Trước khi bạn bắt đầu thực hiện các động tác kéo dãn hãy dành ít nhất 5 đến 10 phút để khởi động để tránh bị chuột rút. Dưới đây là những bài tập kéo dãn bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

 

1. Căng gót chân và bắp chân

Động tác kéo căng này nhắm vào các cơ ở cẳng chân, đặc biệt là cơ bắp chân.

20241224_YaDEMFzV.jpg

Các bước thực hiện:

– Đứng quay mặt vào tường.

– Đặt tay áp sát lên tường và di chuyển một chân ra sau hết mức có thể. Phần ngón chân phải hướng về phía trước, gót bằng phẳng, giữ đầu gối hơi cong.

– Từ từ đưa chân phía trước hạ thấp và giữ trong 30 giây. Bạn sẽ cảm thấy căng ở chân sau của bạn.

– Đổi chân và lặp lại, thực hiện động tác này hai lần tám nhịp cho mỗi chân.

 

2. Căng cơ tứ đầu

Thực hiện động tác này có thể giúp cải thiện độ linh hoạt của cơ hông và cơ tứ đầu giúp phần đầu gối được tác động để khỏe mạnh và linh hoạt hơn.

20241224_cDEduvqH.jpg

Các bước thực hiện:

  • Đứng cạnh tường hoặc dùng ghế để hỗ trợ. Hai bàn chân của bạn phải rộng bằng vai.
  • Co một đầu gối để bàn chân hướng lên phía mông.
  • Nắm lấy mắt cá chân của bạn và nhẹ nhàng kéo nó về phía mông hết mức có thể.
  • Giữ trong 30 giây.
  • Trở lại vị trí bắt đầu và đổi chân, lặp lại 2 lần cho mỗi bên.

 

3. Căng gân

Động tác kéo căng này nhắm vào gân kheo – cơ ở phía sau đùi của bạn.

Khi thực hiện bài tập này, phần phía sau của chân lên đến cơ mông sẽ được tác động. Nếu kết hợp thêm động tác uốn cong bàn chân, bạn sẽ cảm thấy bắp chân căng ra. Tương tự như bài tập trên, phần đầu gối cũng được khỏe mạnh và linh hoạt hơn với bài tập này.

20241224_N8tBu6EC.jpg

Các bước thực hiện:

  • Hãy chuẩn bị một tấm thảm để bảo vệ phần lưng.
  • Nằm xuống sàn hoặc thảm và duỗi thẳng cả hai chân. Nếu được, bạn có thể uốn cong cả hai đầu gối với bàn chân đặt phẳng trên sàn.
  • Nâng một chân khỏi sàn.
  • Đặt hai tay sau đùi nhưng ở dưới đầu gối và nhẹ nhàng kéo đầu gối về phía ngực cho đến khi bạn cảm thấy căng nhẹ.
  • Giữ trong 30 giây.
  • Hạ xuống và đổi chân, lặp lại 2 lần cho mỗi bên.

 

Nhóm bài tập củng cố

Cũng theo Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, bạn có thể giảm đau cho khớp gối bằng cách thường xuyên vận động các cơ xung quanh đầu gối.

Để giúp đầu gối của bạn chắc khỏe hơn, hãy tập trung vào các động tác có tác dụng đến gân kheo, cơ tứ đầu, cơ mông và cơ hông.

1. Half squat

Half squat là một bài tập tuyệt vời để tăng cường sức mạnh cho cơ tứ đầu, cơ mông và gân kheo mà không làm căng đầu gối.

20241224_KTG02q0b.jpg

Các bước thực hiện:

  • Hạ người với hai bàn chân rộng bằng vai. Đặt hai tay lên hông hoặc ra trước mặt để giữ thăng bằng.
  • Nhìn thẳng về phía trước, từ từ hạ người xuống khoảng 25 cm. Đây là điểm giữa so với một bài squat thông thường.
  • Tạm dừng trong vài giây, sau đó từ từ đứng dậy.
  • Thực hiện tiếp tục khoảng 10 lần.

 

2. Nâng chân về trước

Việc nâng chân thẳng sẽ tăng cường sức mạnh cho cơ tứ đầu cũng như cơ gập trên hông của bạn.

20241224_9SH9TwUr.jpg

Để thực hiện bài tập này:

  • Chuẩn bị một tấm thảm để nằm.
  • Co một chân lên và một chân duỗi thẳng trước mặt.
  • Từ từ nâng chân duỗi thẳng lên khỏi sàn cho đến chân song song với đầu gối đang cong.
  • Giữ trong 5 giây, sau đó hạ xuống vị trí bắt đầu.
  • Thực hiện 2-3 lần rồi đổi bên, lặp lại 5 – 10 lần.

 

3. Nâng chân ngang

Bài tập này có ảnh hưởng tích cực đến cơ hông cũng như cơ mông. Tăng cường hoạt động và sức bền cho các cơ này có thể giúp ngăn ngừa và điều trị cơn đau ở hông và đầu gối.

20241224_T8hsMF0f.jpg

Các bước thực hiện:

  • Nằm nghiêng, hai chân xếp chồng lên nhau. Dùng một tay nâng và giữ phần đầu lên cao, tay còn lại bám trước sàn.
  • Nâng chân trên của bạn cao nhất có thể. Hông bạn sẽ có cảm giác căng cứng.
  • Giữ một lúc sau đó hạ từ từ chân xuống.
  • Thực hiện 2-3 lần rồi đổi bên, lặp lại 5 – 10 lần.

 

4. Nâng chân về sau

Bài tập này có tác dụng rèn luyện cơ kheo cũng như cơ mông có tác dụng tăng sức bền cho các nhóm cơ liên quan, góp phần giảm những cơn đau đầu gối hiệu quả.

20241224_kC1IP0nM.jpg

Các bước thực hiện:

  • Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng ra sau. Bạn có thể đầu tựa vào cánh tay hoặc dang thẳng hai tay để lấy đà.
  • Căng cơ mông và cơ kheo ở chân trái và nâng chân lên cao nhất có thể đến khi cảm thấy đau, thực hiện tay này chân kia. Đảm bảo giữ xương chậu sắt mặt sàn trong suốt bài tập này.
  • Giữ chân nâng lên ở vị trí trên cao trong 5 giây sau đó hạ xuống từ từ.
  • Thực hiện 2-3 lần rồi đổi bên, lặp lại 5 – 10 lần.

 

Khi bị đau khớp gối, nhức xương khớp bạn nên ăn gì?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đối với những con đau đầu gối, các chuyên gia chấn thương chỉnh hình khuyến khích chúng ta và đặc biệt là bệnh nhân đang trong thời gian điều trị các bệnh về xương khớp – nguyên nhân hàng đầu của chứng đau đầu gối cần phải áp dụng các thói quen ăn kiêng và tập thể dục để hỗ trợ xương khớp chắc khỏe.

Những thói quen hàng ngày của bạn có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tuổi thọ của khớp. Ví dụ, chọn thực phẩm giúp tăng mật độ xương, tăng cường mô liên kết và giảm viêm có thể giúp bạn ngăn ngừa chấn thương, ngừa loãng xương và bảo vệ xương khớp. Từ đó, những cơn đau đầu gối cũng sẽ không làm phiền đến bạn nữa.

Các nhóm thực phẩm sau đây có thể giúp duy trì sức khỏe khớp gối:

  • Trái cây và rau quả cung cấp chất chống oxy hóa.
  • Thực phẩm từ sữa ít béo, có chứa canxi và vitamin D.
  • Dầu lành mạnh, chẳng hạn như dầu ô liu nguyên chất.

Cụ thể chi tiết từng loại thực phẩm là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp.

 

Các loại cá béo

20241224_nRizJX5P.jpg

Cá béo hay đơn cử là những loại cá nước lạnh là nguồn cung cấp dồi dào axit béo Omega-3, đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người. Omega-3 không chỉ được chứng minh là làm giảm các yếu tố gây viêm trong cơ thể, tốt cho xương khớp mà còn cải thiện chức năng não, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường…

Omega-3 dễ dàng được tìm thấy trong cá ngừ, cá hồi, cá bơn, cá mòi. Sử dụng viên uống dầu cá hàng ngày là một cách khác để bổ sung Omega-3.

Trong một nghiên cứu, 33 người tham gia được cho ăn cá béo, cá nạc hoặc thịt nạc bốn lần mỗi tuần. Sau tám tuần, các nhóm yếu tố gây viêm, đau khớp ở nhóm ăn cá béo đã giảm đáng kể.

 

Dầu ô liu

Nổi tiếng với đặc tính chống viêm, dầu ô liu được ví như một dạng thức Omega – 3 khác có tác dụng mạnh mẽ đối với các triệu chứng viêm khớp – nguyên nhân dẫn đến chứng đau đầu gối.

Trong một nghiên cứu, những con chuột được cho ăn dầu ô liu đã được chế biến trong sáu tuần. Sau khi làm các thí nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy dầu ô liu có thể ngăn chặn sự phát triển của viêm khớp gối, giảm sưng khớp, làm chậm quá trình phá hủy sụn và giảm đau.

Không chỉ có lợi cho việc giảm đau gối, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, dầu ô liu cùng với những loại dầu thực vật lành mạnh khác cũng có lợi cho sức khỏe tổng thể, bạn đừng bỏ qua thực phẩm này trong bữa ăn gia đình nhé!

 

Các loại hạt (đặc biệt là hạt óc chó)

Như đã nói, Omega-3 là một dưỡng chất có lợi cho xương khớp, hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Vậy thì liệu những người ăn chay, không ăn được cá béo có thể bổ sung Omega-3 từ đâu? Câu trả lời là Omega-3 được tìm thấy rất nhiều trong các loại hạt.

Óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, hạt chia hoặc hạt thông là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp giảm đau, giảm viêm rất tốt.

Đặc biệt, quả óc chó nổi bật hơn cả với những nghiên cứu có tính thuyết phục. Một nghiên cứu cho thấy ăn quả óc chó có liên quan đến việc giảm các dấu hiệu viêm.

 

Các loại gia vị (nhất là tỏi, gừng)

Gừng, hành, nghệ, tỏi, tiêu, củ nén đều là những thực phẩm có tính chống viêm. Ngoài việc sử dụng như một loại thuốc đắp ngoài da cho những cơn đau đầu gối nhẹ, việc bổ sung chúng trong bữa ăn với lượng vừa đủ sẽ giúp bạn duy trì một sức khỏe xương khớp ổn định.

Tỏi được chứng minh là có tác dụng chống viêm, giúp giảm các triệu chứng đau của bệnh viêm khớp, đặc biệt là khớp gối.

Một nghiên cứu đã tiến hành đã phân tích chế độ ăn của 1.082 cặp song sinh. Họ phát hiện ra rằng những người ăn nhiều tỏi sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp, có thể là nhờ đặc tính chống viêm mạnh của tỏi.

Nếu bạn không thích vị của tỏi, bạn có thể bổ sung một lượng vừa đủ gừng vào các bữa ăn trong tuần để giảm các triệu chứng đau gối do viêm khớp.

Gừng có thể được dùng tươi hoặc chế biến thành bột gừng, trà gừng đều được. Việc lựa chọn hình thức chế biến của tỏi và gừng phụ thuộc vào sở thích của bạn.

Mùi vị đôi khi hơi khó chịu của các loại thảo dược này được mật ong làm cân bằng và phần nào trở nên hấp dẫn hơn, dễ uống hơn. Sản phẩm có dạng lọ hoặc dạng tép dễ bảo quản, dễ mang theo.

 

Trái cây (đặc biệt là cherry, việt quất, dâu tây)

20241224_ivcCNTAJ.jpg

Cũng giống như rau, một số loại trái cây có hiệu quả hơn những loại thực phẩm khác khác trong việc giảm các triệu chứng viêm trong cơ thể, đặc biệt là ở xương khớp.

Một nghiên cứu đã chỉ ra, cherry nhìn chung rất giàu quercetin và rutin, hai hợp chất thực vật có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng.

Cái tên đầu tiên phải để đến trong danh sách quả mọng là việc quất. Việt quất có hàm lượng Anthocyanins cao – một trong những chất giúp ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng viêm gây nên đau đầu gối.

Tiếp đến là dâu tây, loại quả quen thuộc. Tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng mua được dâu tươi ngon ở siêu thị. Trong một nghiên cứu trên 38.176 phụ nữ, những người ăn ít nhất hai phần dâu tây mỗi tuần ít có dấu hiệu viêm hơn 14% so với những ai không ăn.

Dâu tằm, dâu đen, phúc bồn tử và đặc biệt là cà chua cũng được xem là một loại quả mọng giàu dinh dưỡng. Cà chua chứa chất lycopene – chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ các triệu chứng đau nhức đầu gối, tê đầu gối.

Bạn nên ăn cân đối các loại trái cây, duy trì ít nhất 300 gram trái cây mỗi ngày để cung cấp đủ chất xơ, vừa tốt cho hệ tiêu hoá vừa làm nhiệm vụ chống viêm hiệu quả.

 

Rau họ cải (đặc biệt là bông cải xanh)

20241224_sc6L9dJ7.jpg

Rau họ cải là một trong những câu trả lời hoàn hảo cho việc bổ sung Canxi và enzym, vitamin, đặc biệt rất giàu chất xơ thay vì hải sản, thịt, trứng, sữa.

Bông cải xanh có chứa sulforaphane. Các nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng dưỡng chất này ngăn chặn sự hình thành của một loại tế bào liên quan đến sự phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Một nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy sulforaphane có thể làm giảm sự gia tăng của các yếu tố gây viêm.

 

Chocolate có đặc tính chống viêm

Ca cao – thành phần chính trong Chocolate có chứa chất chống oxy hóa có thể ngăn cản các yếu tố gây viêm. Đồng nghĩa với việc tỷ lệ ca cao trong Chocolate càng nhiều thì tác dụng chống viêm của nó càng cao.

Có một điều bạn cần chú ý, đa phần các loại Chocolate đều có chứa đường và chất béo, vậy nên để chắc chắn tác dụng của Chocolate đối với các vấn đề liên quan đến sức khoẻ, hãy chọn Chocolate có ít nhất 70% ca cao.

 

Đau khớp gối tránh ăn gì?

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm có lợi trong việc điều trị, giảm đau gối, tăng cường sức khỏe xương khớp, bạn cũng nên tránh ăn những thực phẩm có hại, thậm chí làm nặng nề hơn triệu chứng đau hay viêm:

  • Ngũ cốc tinh chế như mì ống, các loại bột trắng và bánh mì trắng.
  • Không nên ăn quá mặn. Tổ chức Viêm khớp báo cáo rằng hạn chế ăn mặn vì có thể làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu, do đó gây nguy cơ loãng xương và gãy xương.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán.

 

Với ATZ, đau khớp gối không còn là nỗi lo

Trong trường hợp bị đau khớp gối nhẹ, việc sử dụng những liệu pháp đơn giản tại nhà là cần thiết để hạn chế tình trạng đau. Tuy nhiên như ATZ đã trình bày, khi có các biểu hiện vượt mức kiểm soát, hãy tìm đến bác sĩ.

Hy vọng những thông tin mà ATZ cung cấp đã giúp bạn có thể tự tin hơn trong việc lựa chọn một phương án giảm đau đầu gối tại nhà, đồng thời chăm sóc sức khỏe xương khớp tốt hơn.

Đừng quên chọn túi chườm nóng – lạnh của ATZ Organic để hỗ trợ giảm đau khớp gối nhanh chóng, hiệu quả và tận hưởng sự dễ chịu mà các loại thảo dược mang lại.

ATZ Organic chào đón bạn đến và trải nghiệm MIỄN PHÍ sản phẩm tại các cửa hàng trên toàn quốc. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, nhân viên ATZ xin được đồng hành cùng bạn!

 

Thông tin liên hệ:

𝗛𝗲̣̂ 𝘁𝗵𝗼̂́𝗻𝗴 𝗰𝘂̛̉𝗮 𝗵𝗮̀𝗻𝗴: 

- TP.HCM: Cresent mall Quận 7 | Sài Gòn Centre Quận 1 | Estella Place Quận 2 | Vincom Grand Park Quận 9 | Parc Mall Quận 8

- Đà Nẵng: Vincom Ngô Quyền

- Hà Nội: AEON Hà Đông | Royal City | Lotte Department Store | Times

𝗛𝗼𝘁𝗹𝗶𝗻𝗲: 𝟏𝟖𝟎𝟎 𝟎𝟎𝟏𝟒 - 𝟎𝟗𝟑𝟏 𝟑𝟏𝟒 𝟏𝟓1

𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥:  info@atzlife.com.vn

𝐙𝐚𝐥𝐨: https://zalo.me/atzorganic

𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: atzorganic.com.vn

𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤:

ATZ Organic: fb.me/atzorganic.com.vn

ATZ Healthy Life: fb.me/atzhealthylife

Zenme: fb.me/Zenme.vn

𝐓𝐢𝐤𝐭𝐨𝐤:

ATZ Organic: tiktok.com/@atzorganicsine2010

Zenme: tiktok.com/@zenmevietnam

𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞: youtube.com/@ATZOrganicVietnam

𝐒𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shope.ee/4pnaA74VWx