25/12/2024

Phụ nữ sau sinh cần lưu ý những gì? Tổng hợp chi tiết và giải pháp

Nếu sinh nở là ải đầu tiên “đau thấy mười ông trời”, thì điều thứ hai phụ nữ sợ hãi chính là quá trình sau khi sinh “mệt rã rời chẳng làm nổi gì”!

Vì từ cơ thể cho đến tinh thần, từ da dẻ cho đến thần sắc đều trở nên tàn tạ. Có những mẹ sau khi sinh nhìn vào gương chẳng còn nhận ra mình nữa. Và hơn hết nếu đây là lần đầu tiên làm mẹ của bạn, chắc hẳn có rất nhiều điều làm bạn cảm thấy bỡ ngỡ, lúng túng.

Nếu bạn đang tự hỏi điều đó có xảy ra với chính bạn hay không?

…Hoàn toàn có thể! Nhưng nếu bạn đọc tổng hợp chi tiết và giải pháp phụ nữ sau sinh cần lưu ý dưới đây, chắc chắn tình trạng sẽ cải thiện đáng kể.

Ngay bây giờ hãy cùng ATZ giải quyết mọi lo lắng và “gác bỏ âu lo” những vấn đề sau khi sinh nhé.

 

Nghỉ dưỡng sức sau sinh bao lâu là khoa học và hợp lý?

Chế độ thai sản hiện nay là 06 tháng, không quan trọng bạn nghỉ trước hay sau sinh. Nhưng dường như đa số các mẹ đều dành hơn nửa thời gian này để nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Vì giai đoạn này là giai đoạn rệu rã hơn tất cả: bạn vừa phải chăm trẻ sơ sinh, vừa phải dưỡng sức sau những tổn thương tự nhiên của cơ thể.

Theo dân gian, phụ nữ sau sinh cần ở cữ 3 tháng hoặc dài hơn càng tốt. Nhưng thời gian ở cữ như thế có thể nói là nghiêm trọng cho phụ nữ hiện đại: bạn phải ở trong phòng kín, hạn chế tối thiểu số người đến thăm.

May làm sao vì ngày nay các bác sĩ đã chứng minh rằng chỉ cần khoảng 01 tháng cho giai đoạn này mà thôi.

Tuy thế cũng đừng nên quá vô tư và sống thả phanh. Bạn nên tuân thủ một số điều về dinh dưỡng, sinh hoạt để cơ thể được phục hồi tốt nhất có thể, đồng thời tạo đủ sữa cho em.

Và nhớ đừng chỉ biết tự chăm sóc mình, hãy đưa chồng mình những mẹo chăm sóc vợ sau sinh bên dưới:

  • Hãy học cách nấu những món cơ bản, ít nhất là cháo thịt bằm
  • Massage toàn thân cho vợ quên đi các cơn đau nhức mỏi
  • Chuẩn bị nước nóng cho vợ. Có máy nước nóng nhớ bật công tắc, không có thì nên dành thời gian đun sôi nước 10 phút trước khi vợ tắm.
  • Học cách thay tã, đút bình cho con trẻ. Những việc đó thể hiện bản lĩnh đàn ông thực thụ, hơn là việc nghĩ rằng điều này phụ nữ phải làm.
  • Mua các mỹ phẩm, gói chăm sóc spa để chỉnh trang lại sắc đẹp cho vợ
  • Nên lắng nghe vợ. Sau khi có em bé nhà có thể sẽ rất đông đúc ông bà và họ hàng. Chín người mười ý nói ra nói vào, đừng quá quan tâm mà nên quan tâm tâm lý của người vợ.
20241225_JBAQZvUl.jpg

Trầm cảm sau sinh là gì & làm thế nào để giải quyết vấn đề trầm cảm sau sinh?

Trầm cảm là một việc đáng sợ, nhưng trầm cảm sau sinh còn đáng sợ hơn. Chúng đến và làm cho tinh thần lẫn sức khỏe của bạn trở nên kiệt quệ.

Chứng trầm cảm sau sinh có thể bắt đầu bất kỳ lúc nào trong năm đầu, nhưng phổ biến nhất là 3 tuần đầu sau khi hạ sinh.

Những dấu hiệu của trầm cảm sau sinh bạn nên biết

Nếu có 5 hoặc nhiều hơn các biểu hiện dưới đây, sản phụ có thể thông báo cho gia đình biết và cần tư vấn thêm từ bác sĩ về bệnh trầm cảm:

  • Buồn chán không lý do, cảm thấy trống rỗng
  • Cảm thấy áp lực nặng nề, quá tải với tất cả những điều xung quanh
  • Khóc từ lặng lẽ cho đến tuôn trào, nhưng không hiểu vì sao mình khóc
  • Luôn trong tâm trạng bất an lo sợ không rõ nguyên nhân
  • Mất hứng, không cảm thấy vui vẻ dù là những hoạt động trước đó mình yêu thích nhất
  • Buồn ngủ vào ban ngày hoặc/ và khó ngủ vào ban đêm
  • Ăn quá nhiều hoặc không muốn ăn, khiến tăng cân hoặc giảm cân ngoài tầm kiểm soát
  • Cảm giác tội lỗi, cảm thấy vô dụng nhưng luôn chế ngự cảm xúc của mình
  • Lơ tơ mơ, khó tập trung vào một điều gì đó hoặc không dám đưa ra quyết định
  • Thấy tương lai mơ hồ, cuộc đời không có mục đích, không đáng để sống tiếp
  • Giận dữ cau có mất kiểm soát nhưng không rõ lý do
  • Ngại tiếp xúc với người khác, thậm chí không muốn gần gũi con
  • Không có niềm tin vào việc có thể trở thành người mẹ tốt, che chở, bảo vệ, nuôi dưỡng con
  • Xuất hiện các ý nghĩ tiêu cực, biết rằng sẽ làm hại bản thân và con nhưng rất muốn làm

Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh

20241225_IaZZJNVS.jpg

Thay đổi về cơ thể

Sau khi sinh con, các hormon giảm đáng kể trong cơ thể của người phụ nữ. Trong đó có thể có cả hormon tuyến giáp, lượng này sụt giảm làm bạn cảm thấy mệt người và chán ăn.

Vấn đề cảm xúc

Mang thai ngoài ý muốn, không được sự ủng hộ của người chồng, kinh tế eo hẹp để nuôi thêm miệng ăn – những điều này có thể làm cảm xúc của người mẹ tiêu cực hơn.

Hoặc trong trường hợp sau khi sinh em bé có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, người mẹ cũng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc buồn, giận, có lỗi. Tất cả đều là áp lực vô hình nhưng gây ra hậu quả hữu hình.

Mệt mỏi

Tầng sinh môn chưa phục hồi khiến nhiều phụ nữ cảm thấy quá mệt mỏi. Những việc đơn giản bình thường nhất họ cũng không làm được và cần người trợ giúp. Điều này gây cho người mẹ suy nghĩ mình chính là gánh nặng của người thân.

Yếu tố đời sống

Người chồng không chăm lo, người thân không đoái hoài khiến người mẹ sau sinh cảm thấy mình bị bỏ rơi và dần sinh ra cảm giác tiêu cực. .

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn đối phó với trầm cảm sau sinh

  • Lựa chọn việc sống theo ý thích: Đừng quá điều chỉnh mong muốn của bạn theo ý người khác, hãy thoải mái với những cảm xúc của bản thân.
  • Dành thời gian cho bản thân. Phụ nữ sau sinh hay dồn hết tâm huyết vào con trẻ hoặc giữ lửa gia đình, nhưng lại ngó lơ các tình trạng của bản thân. Cảm xúc qua đó sẽ bị dồn nén.
  • Đừng tự cô lập bản thân. Có vấn đề gì, bạn hãy mở lòng chia sẻ với người nhà và bạn bè để họ thấu cảm được bạn.
  • Không ngại yêu cầu giúp đỡ. Chia sẻ về tinh thần vẫn không đủ, hãy yêu cầu thiết thực về hành động. Rằng bạn đang cần giúp đỡ làm thế này, làm thế kia chứ không phải “thân ai nấy lo, con ai nấy quản”

Giảm cân sau sinh, giảm mỡ bụng sau sinh: làm sao cho hiệu quả?

Giảm cân nhanh sau khi sinh em bé là mối quan tâm hàng đầu của chị em phụ nữ. Dưới đây là những biện pháp thích hợp mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Cắt giảm calo

Phụ nữ sau sinh cần tiêu thụ 1.800-2.200 calo một ngày để đảm bảo sức khỏe, nhất là các mẹ cho con bú. Nên dù cách tốt nhất để giảm trọng lượng cơ thể là cắt giảm lượng calo trong khẩu phần ăn, bạn cũng chỉ nên cắt dần dần 300-500 calo một ngày.

Lượng calo có nhiều nhất trong các thực phẩm không thiết yếu như bánh ngọt, đồ ngọt, soda, rượu, thức ăn nhanh hay xúc xích. Bạn nên xem kĩ trên thành phần dinh dưỡng của chúng có bao nhiêu calo để cân nhắc trước khi ăn chúng nhé.

Ăn vặt lành mạnh

Những ngày buồn chán ở nhà không thể thiếu ăn vặt. Bạn có thể ăn vặt, chỉ cần nó là đồ ăn lành mạnh, ít chứa chất béo và đường.

Danh sách được khuyến cáo bao gồm đồ ăn nhẹ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Danh sách đồ ăn bạn nên tuyệt đối tránh là kẹo, bánh ngọt, khoai tây chiên, gà rán,… là những loại đồ ăn nhiều dầu hoặc nhiều đường.

Nuôi con bằng sữa mẹ

Không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé, việc nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp bạn cải thiện vóc dáng.

Vì khi cho con bú, lượng calorie của mẹ được chuyển vào trong sữa giúp giảm lượng chất béo trong cơ thể, qua đó giúp bạn giảm cân nhanh hơn so với các mẹ khác. Các bà mẹ cho con bú sẽ có xu hướng đốt cháy khoảng 500 calo một ngày, tương đương bữa ăn nhẹ hoặc 45-60 phút tập thể dục cường độ trung bình.

Uống nhiều nước

Lượng nước cần đưa vào cơ thể mỗi ngày là từ 6 – 8 ly, tương đương 1.5 – 2 lít nước. Nếu muốn giảm cân hiệu quả hơn, bạn có thể vắt 2 quả chanh tươi vào 500ml nước. Nước chanh góp phần chuyển đổi chất và đánh tan các mô mỡ sau sinh.

Tập thể dục

Đối với các mẹ đẻ thường, sau hai tháng hậu sản đã có thể tập thể dục trở lại. Các mẹ sinh mổ cần thời gian gấp đôi – tầm 4 tháng hậu sản.

Bạn có thể bắt đầu từ việc đơn giản như đi bộ, tập yoga, cho đến các bài tập aerobic và đốt cháy cardio.

Nên sử dụng áo ngực thể thao để bảo vệ bầu ngực sau khi sinh. Tập phần ngực không ảnh hưởng chất lượng sữa, nhưng có thể khiến bản thân người mẹ cảm thấy đau.Ăn ít, ăn nhiều bữa

Để ít cảm thấy đói, bạn nên chia nhỏ các phần ăn trong ngày. Việc ăn liên tục phần nào đánh lừa tâm lý rằng mình vừa mới ăn xong, và cơ thể ít tiết ra dịch dạ dày dễ dàng gây đói.

Chườm bụng

Nhiều mẹ bỉm sữa mách nhau sử dụng phương pháp chườm nóng để “đốt cháy” lượng mỡ thừa tích tụ ở vùng bụng. Bạn có thể sử dụng túi chườm bụng đơn giản như nước ấm, gạo rang, muối rang… Khéo tay hơn, bạn có thể nướng gừng, thảo mộc bỏ vào chung với gạo hoặc muối.

20241225_loaDnMgU.jpg

Nếu không có thời gian để kiếm tất cả nguyên liệu cần thiết để tạo thành túi chườm, đồng thời muốn hiệu quả được tốt hơn, bạn nên dùng túi chườm bụng ATZ.

Túi chườm bụng ATZ chứa 100% thảo mộc tự nhiên, giữ nhiệt đến tận 45 phút, thiết kế bề mặt túi chườm giúp bao sát toàn bộ da bụng, cho bạn cảm giác nhiệt lượng được tỏa đều và lâu dài. Hương thơm thảo mộc tự nhiên từ túi chườm cũng giúp bạn thư giãn và dễ ngủ.

 

Rụng tóc sau sinh nên làm sao để không mất thẩm mỹ?

Trong khi mang thai, lượng nội tiết tố estrogen tăng cao khuyến khích sự phát triển của tóc. Tuy nhiên vào thời kỳ hậu sản lượng estrogen giảm, tóc rụng đáng kể.

Đây chỉ là tình trạng diễn ra tức thời, khoảng chừng 3-4 tháng tình trạng này sẽ giảm dần. Trong thời gian thụ động chờ tóc dày trở lại, bạn có thể xử lý vấn đề bằng các mẹo như sau:

  • Không nên buộc tóc đuôi ngựa sau sinh. Việc này làm căng da dầu vào sợi tóc, khiến tình trạng gãy rụng diễn ra dễ dàng hơn.
  • Thử thách bản thân với kiểu tóc xoăn lọn dày. Chúng tăng độ phồng, che đi các chỗ rụng tóc và tạo ảo giác về khối lượng tóc rằng chúng vẫn còn rất dày.
  • Cân nhắc việc cắt tóc ngắn. Tóc càng ngắn càng dễ ngụy trang về độ dày của mái tóc. Bạn có thể lựa chọn các kiểu tóc bob, lob hoặc pixie.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chuyên sâu như về việc tăng keratin, biotin và kẽm. Keratin là lớp phủ ngoài giúp tóc bóng khỏe, còn biotin lại là một dạng vitamin H giảm tiết bã nhờn ngăn ngừa rụng tóc, kẽm có tác dụng điều trị rối loạn nang tóc, thu nhỏ chúng nên sẽ giảm gãy rụng.
  • Ăn các thực phẩm nhiều protein như trứng sữa và các loại thịt, cũng như các thực phẩm bổ sung vitamin B, vitamin D và Omega-3 có nhiều trong trứng cá, cá tươi, dầu gan cá, hàu, hạt óc chó, hạt chia…

 

Chăm sóc da sau sinh như thế nào?

Mang thai và sau khi mang thai luôn có sự thay đổi nội tiết tố progesterone đáng kể, thêm vào đó mức độ căng thẳng khi có em bé cũng tăng lên. Và đó là nguyên nhân dẫn đến mụn bọc, mụn trứng cá trên da.

Bác sĩ khuyến cáo các mẹ sau sinh nên sử dụng thuốc bôi ngoài da để trị mụn. Tuy nhiên, đừng bôi ở ngực nếu bạn đang cho con bú.

Tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của mụn mà đôi khi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai sẽ giúp làm giảm lượng nội tiết tố, qua đó làm giảm sợi bã nhờn mà cơ thể sản xuất.

Nếu không cho con bú, bạn sẽ thoải mái hơn trong việc lựa chọn thuốc bôi: retinoids, benzoyl peroxide, axit salicylic hoặc kháng sinh.

Bên cạnh đó, thay đổi lối sống và cách chăm sóc da chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn:

  • Nên sử dụng sản phẩm dưỡng da không chứa dầu để hạn chế tắc nghẽn chân lông, thành phần hữu cơ lành tính cho làn da đang thời kỳ nhạy cảm. Dòng mỹ phẩm Organic Ekia đến từ ATZ Organic là một lựa chọn đáng để bạn cân nhắc, vì chúng được chứng nhận bởi Ecocert & Bio – Hiệp hội Mỹ phẩm Tự nhiên uy tín từ Pháp.
  • Nên tắm ngay sau khi làm việc mệt nhọc ra mồ hôi.
  • Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần/ ngày và tẩy tế bào chết thường xuyên 1-2 lần/ tuần
  • Hạn chế tiếp xúc ánh nắng trực tiếp và nhớ thoa kem chống nắng khi đi ra đường
  • Bổ sung collagen để da căng bóng và tóc được khỏe mạnh.

Để cơ thể dễ hấp thụ nhất, bạn nên cân nhắc các sản phẩm collagen từ vây cá với khả năng hấp thụ cao hơn collagen cá và collagen động vật.

Các mẹ có thể tham khảo sản phẩm Premium Collagen C làm từ vây cá không chất béo không chất bảo quản, chứa 130% Vitamin C, Axit Hyaluronic có tác dụng lấp đầy các khoảng trống của tế bào.

Chỉ cần sử dụng 1 gói mỗi ngày đã đủ để cung cấp collagen cho cơ thể. Nên dùng vào buổi sáng để cơ thể hấp thụ tối ưu nhất.

 

Trị rạn da sau sinh bằng cách nào tốt nhất?

20241225_AOJRZNKY.jpg

Massage đều đặn bằng kem điều trị rạn da, giúp tăng lưu lượng máu và sản sinh collagen cho da, đồng thời làm mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Kem trị rạn da không cần bác sĩ kê đơn.

  • Thường xuyên tẩy da chết bằng bàn chải lông mềm, xơ mướp lành tính để đẩy nhanh tế bào chết, thúc đẩy phát triển collagen và vẻ ngoài của da sẽ trở nên mềm mượt hơn
  • Chỉ nên sử dụng một sản phẩm tẩy tế bào chết, đừng thay đổi quá nhiều dễ gây kích ứng da. Da phụ nữ sau sinh mỏng manh hơn bình thường
  • Dưỡng da bằng bơ hạt mỡ hoặc bơ cacao với hàm lượng vitamin E cao tốt cho da. Bơ hạt mỡ được xem là Women’s gold, khi vừa dưỡng ẩm hữu hiệu bằng các axit béo và lượng vitamin dồi dào, vừa có thể chống viêm trong trường hợp da bị dị ứng thời tiết, có dấu hiệu trầy xước hay sưng đỏ.

 

Những cách làm đẹp sau sinh hiệu quả

Các động tác thể dục sau sinh

  • Nghiêng xương chậu: Nằm ngửa xuống sàn, co đầu gối, bàn chân đặt trên sàn, lưng áp sát xuống sàn. Hít sâu, cong phần lưng và mông lên, lưu ý không nâng người khỏi sàn. Thở ra và hạ xuống. Lặp lại từ 10-20 lần.
  • Tập cơ kegel: Tập cơ kegel giúp hỗ trợ tử cung, bàng quang, ruột non và trực tràng, hạn chế tình trạng tiểu không tự chủ sau sinh. Bạn sẽ bắt đầu bằng việc ngồi thẳng lưng, hít sâu và co chặt cơ sàn chậu như đang cố gắng nhịn tiểu, giữ tối đa 10 giây và thả lỏng. Lặp lại 10 lần mỗi ngày.
  • Đi bộ nhẹ nhàng: Hãy đi bộ bất cứ khi nào có thể – khi bé ngủ, đưa bé đi dạo hoặc đi trên máy chạy bộ. Mẹ có thể tăng tốc độ đi, hoặc tăng độ khó bằng việc leo dốc khi cơ thể đã ổn định hơn

Tập yoga sau sinh sao cho hiệu quả & đúng cách

Các bác sĩ khuyên các mẹ không nên tập các động tác gập bụng và vặn người, để tránh tạo áp lực hoặc kéo căng vùng bụng quá mức, tác động lên cơ bắp hoặc vết mổ trong thời gian hậu sản.

Nên khi tập yoga, hãy bỏ qua các tư thế như Rắn hổ mang, Vặn người/Xoắn nghiêng, Tư thế malasana, Tư thế Hanumanasana, Plank,…

Dưới đây là 6 động tác yoga mẹ có thể thử:

Chân dựa tường (Legs up the wall)

Tư thế em bé/úp mặt (Child pose)

Tư thế trái núi (Mountain pose)

Tư thế đứng gập người (Standing forward bend)

Tư thế Gomukhasana (Cow Face pose)

Dinh dưỡng sau sinh như thế nào để đẹp da, giảm cân nhanh?

So với người bình thường, các mẹ nên hấp thu 1.800 – 2.200 calo mỗi ngày, với các mẹ cho con bú sẽ tăng thêm 500 calo một ngày. Mỗi dĩa ăn thật tốt nếu nửa bên là trái cây hoặc rau, nửa bên còn lại là thật nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt và yến mạch.

Trong đó, trái cây cung cấp khoáng chất và vitamin phục hồi nhanh cho cơ thể. Ngũ cốc nguyên hạt lại là thực phẩm vàng cho phụ nữ sau sinh khi sở hữu chức năng 2 trong 1: vừa giảm cân, vừa lợi sữa.

Sau sinh nên ăn rau quả gì

Chất dinh dưỡng có nhiều trong rau quả, nhưng để chỉ ra các loại tốt nhất cho phụ nữ sau sinh thì có thể phân theo màu sắc.

  • Chọn loại rau có màu xanh đậm như lá ngót, chùm ngây, rau lang, mồng tơi, bông cải xanh, măng tây, rau má, rong biển, mướp…
  • Chọn loại củ quả có màu vàng – cam – đỏ như khoai lang vàng, khoai lang mật, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, cà chua, nho, cam, táo, chuối, mít….

Các loại rau nên hấp, luộc nhanh để không bị mất nhiều vitamin, cũng như các củ quả nên cắt gọt từng miếng nhỏ để dễ tiêu hóa.

Hạn chế ăn canh rau vào tối muộn rất dễ đi tiểu vào ban khuya. Chăm con trẻ vào đêm khuya đã mệt rồi, di chuyển có tiếng động khiến con cựa quậy làm bạn mất ngủ và mệt mỏi nhiều hơn.

Sau sinh kiêng ăn gì để không tăng cân & không hại sức khỏe & giảm chất lượng sữa

Hạn chế ăn tinh bột trắng, thực phẩm và đồ uống đóng gói, đồ chế biến sẵn có nhiều muối và đồ chiên mỡ vì những lý do sau:

  • Tinh bột trắng nhiều đường bột có thể gây tăng cân, và chắc hẳn phụ nữ sau sinh cần giảm cân nhiều hơn
  • Thực phẩm và đồ uống đóng gói sẽ có chất tạo màu, tạo mùi, đường hóa học… không tốt cho sức khỏe
  • Đồ chế biến sẵn nhiều muối vì làm tăng dịch dạ dày, nhiều chất bảo quản
  • Đồ chiên mỡ có chất béo bão hòa, ăn dễ ngán khó tiêu, dễ tăng cân và ảnh hưởng chất lượng sữa

Sữa nào cần thiết cho mẹ sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường được khuyến khích uống sữa. Tuy nhiên không phải loại sữa nào cũng phù hợp để bạn lựa chọn. Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn chọn đúng loại:

  • Sữa chuyên biệt không béo: Sữa đã được tách một phần hoặc hoàn toàn chất béo, giúp các mẹ bỉm sữa an tâm hơn về vấn đề tăng cân không kiểm soát sau khi sinh. Bên cạnh đó nhà sản xuất sẽ bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ hậu sản, như canxi, sắt, taurine,… được ghi rõ trên bao bì. Bạn nhớ đọc kĩ nhé.
  • Sữa thuần chay: Là những sữa hạt ngũ cốc như sữa đậu nành, sữa hạt sen,…Sữa đậu nành tốt cho sức khỏe phụ nữ ai cũng biết, nhưng nhiều mẹ vẫn lăn tăn không biết sau sinh có nên ăn hạt sen không? Hạt sen chứa rất nhiều dinh dưỡng như đạm, chất xơ, canxi,… bổ tỳ dưỡng tâm và là vị thuốc quý, nên khi được xay thành sữa đương nhiên cũng rất tốt.
  • Sữa tươi: Bạn nên sử dụng các sữa bò, sữa dê đã qua tiệt trùng. Các dòng sữa này cung cấp rất nhiều năng lượng và mùi vị rất dễ uống. Tuy nhiên đừng lạm dụng quá vì chúng chứa rất nhiều chất béo gây tăng cân.
  • Sữa chua: Sau hậu sản tầm 4-8 tuần, mẹ nên ăn sữa chua để cung cấp lợi khuẩn cho tiêu hóa. Bé cũng được hưởng lợi khuẩn này nếu bú sữa mẹ.

Thành phần thực đơn cho phụ nữ sau khi sinh

Những chất dinh dưỡng bạn cần bổ sung:

  • Protein: Có trong đậu, hải sản, thịt nạc, trứng và các sản phẩm từ đậu nành. Bạn có thể chia ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ví dụ như từ 5 đến 7 bữa đã bao gồm bữa chính và phụ.
  • Canxi: Cần khoảng 1000 miligram, tương đương 3 ly sữa ít béo mỗi ngày. Nếu cảm thấy không đủ, bạn nên uống bổ sung canxi. Nhà thuốc có rất nhiều loại bổ sung canxi khác nhau, bạn nên cân đong đo đếm lượng canxi sẽ được hấp thụ vào người.
  • Sắt: Chúng có nhiều trong thịt gia cầm, và thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê. Cũng có nhiều trong đậu và sản phẩm từ đậu. Nếu bạn cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, nên cân nhắc việc uống bổ sung sắt. Uống trong khi dạ dày trống thì sẽ hấp thụ tốt hơn.

 

Quan hệ sau khi sinh bao lâu thì ổn?

Hầu hết các bác sĩ khuyên phụ nữ nên đợi từ 4 đến 6 tuần sau khi sinh thường. Hãy nhớ rằng: ngoài việc phục hồi thể chất, vợ chồng bạn cũng phải thích nghi với sự xuất hiện của thành viên mới trong gia đình, phải ngủ ít hơn và thay đổi thói quen thường ngày.

Có thể bạn sẽ phải đợi lâu hơn nếu bị rách tầng sinh môn hoặc phải rạch tầng sinh môn khi sinh nở. Quan hệ quá sớm khi vết thương chưa lành hẳn có thể gây xuất huyết sau sinh hoặc nhiễm trùng tử cung. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc này nhé.

Tác động của sinh nở đến “chuyện ấy”

Nhiều phụ nữ cho biết việc sinh nở tác động không nhỏ đến đời sống của vợ chồng họ. Một vài vấn đề phổ biến có thể phát sinh trên cơ thể bạn gồm:

  • Khô âm đạo
  • Mô âm đạo bị mỏng
  • Mất tính đàn hồi trong mô âm đạo
  • Rách tầng sinh môn hoặc bị rạch tầng sinh môn
  • Chảy máu
  • Đau đớn
  • Cơ âm đạo “lỏng lẻo”
  • Đau nhức cơ thể
  • Giảm ham muốn

Khoảng thời gian sau khi sinh, estrogen – đóng vai trò cung cấp chất bôi trơn tự nhiên cho âm đạo – sẽ giảm xuống mức trước khi bạn mang thai.

Trong thời gian cho con bú, estrogen còn có thể giảm xuống thấp hơn nữa. Estrogen thấp tăng khả năng khô âm đạo, dẫn đến khó khăn và đau đớn trong “chuyện ấy”.

Lưu ý khi quay lại “chuyện ấy”

Nếu sinh thường, hãy để cơ thể có thời gian tối thiểu 1 tháng để phục hồi các cơ quan và quay về trạng thái ổn định. Nếu sinh mổ hoặc phải rạch tầng sinh môn, hãy lắng nghe ý kiến bác sĩ và bảo đảm các vết thương đã lành hẳn.

Trên hết, đừng quên tâm sự nhỏ to với chồng bạn nếu bạn cần được hỗ trợ. Khi bắt đầu, đừng ngại nói với chồng nếu bạn muốn có “màn dạo đầu” lâu hơn, cần được âu yếm hơn trước khi “lâm trận”. Có thể sử dụng gel bôi trơn hoặc cái chất hỗ trợ khác nữa nhé.

 

Cách giải quyết triệt để đau lưng sau sinh

Thông thường, cơn đau lưng sẽ biến mất trong vòng sáu tháng sau khi sinh, khi lượng hormone cao trở lại bình thường. Hơn nữa, cơ thể mẹ cũng sẽ hồi phục sau cuộc sinh nở trong vài tháng và cơn đau lưng sẽ tự động thuyên giảm.

Dưới đây là 10 phương pháp giúp khắc phục đau lưng hậu sản mà bạn nên biết!

  • Thường xuyên đi bộ: Đây là phương pháp đơn giản nhất để bắt đầu sau khi sinh thường lẫn sinh mổ. Cố gắng lờ cơn đau nhức và tập đi bộ thật chậm rãi. Hoặc mẹ có thể tập yoga nhẹ nhàng để giãn cơ bắp bị căng cứng sau quá trình mang thai.
  • Tập nghiêng khung chậu: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước vì đây là tư thế yoga hiệu quả để làm giảm chứng đau lưng. Trong quá trình tập, nếu bạn khó chịu, hãy DỪNG LẠI NGAY. Ngoài ra, nếu bạn sinh mổ, hãy đợi ít nhất 6 tuần để tập tư thế này.
  • Chế độ ăn uống: Tập trung vào chế độ ăn healthy để duy trì trọng lượng cơ thể, cũng như đủ dưỡng chất để chăm sóc và cho con bú.
  • Kê gối khi ngủ: Đặt gối ôm dưới phần đầu gối khi ngủ để giảm áp lực vào lưng dưới.
  • Tắm nước ấm: Các mẹ nên vặn nước nóng để cơ thể dễ chịu hơn nhé
  • Hạn chế nâng vật nặng sau khi sinh: Vì chúng dễ gây áp lực lên cơ lưng và khớp gối đang yếu. Tuyệt đối không cúi người và xách đồ lên.
  • Dành thời gian để cơ thể phục hồi: Nghỉ ngơi hợp lý và đừng quên phân chia công việc với chồng, tìm sự trợ giúp từ cha mẹ.
  • Bế bé đúng cách: Hạn chế “cắp” bé ở một bên hông, vừa ảnh hưởng đến khớp hông của bé, dễ gây “đi hai hàng”, vừa tăng áp lực lên cơ lưng.
  • Hạn chế hoặc ngưng đi giày cao gót tối thiểu 3 tháng sau sinh.
  • Sử dụng túi chườm bụng: Túi chườm bụng sẽ kích thích thần kinh qua đó có tác dụng giảm đau dạ dày cũng như đau khớp xương vùng lưng. Chúng sẽ làm bạn dễ chịu, giúp vùng mặt ngoài của da được tuần hoàn máu dễ dàng.

Nếu sử dụng túi chườm bụng thảo dược đa năng của ATZ, có thể sử dụng cả chườm nóng và chườm lạnh.

Tác dụng của chúng có thể kể đến như giảm nhức mỏi lưng, giảm cứng cơ giảm đau cột sống, giảm bớt lượng mỡ thừa tích tụ, giữ ấm vùng bụng dưới của phụ nữ, giúp tiêu hóa tốt hơn, tăng cường sự lưu thông khí huyết, tăng cường sự thư giãn…

Chúng được làm từ 100% thảo mộc tự nhiên với 9 loại thảo mộc được nhập khẩu từ Pháp, Ấn Độ… nên bạn yên tâm về độ lành tính và sử dụng được rất lâu dài. Bạn có thể tìm hiểu sản phẩm tại đây.

>>> Xem thêm: Đau lưng dưới: nguyên nhân và cách chữa đau lưng đơn giản tại nhà cực kỳ hiệu quả

 

Vệ sinh vùng kín sau sinh sao cho tốt?

ATZ sẽ gợi ý một số cách để chị em có thể vệ sinh vùng kín đúng cách, ngăn ngừa các bệnh phụ khoa.

Trạng thái của “cô bé” sau sinh như thế nào?

Sau khi sinh con, vùng kín của phụ nữ tiết ra sản dịch do tử cung co lại. Đó là dấu hiệu cho thấy tử cung đang hồi phục tốt.

Sản dịch thường có màu đỏ ở những ngày đầu và dần sẽ nhạt màu hơn. Đến ngày thứ 10, sản dịch sẽ có màu hơi vàng hoặc không màu.

Vì vậy hằng ngày, chúng ta cần lót băng vệ sinh để thấm sản dịch tiết ra và thay đều đặn 3 – 4 lần/ngày. Kết hợp rửa âm hộ sau mỗi lần thay băng, tránh chà xát mạnh lên vết khâu.

Những cách vệ sinh vùng kín sau sinh đúng cho các chị em

  • Vệ sinh vùng kín bên ngoài nhẹ nhàng bằng nước sạch và lau khô bằng nước sạch ít nhất 2 lần/ngày.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh, xà phòng có độ PH phù hợp với bản thân, không nên thụt rửa quá sâu làm mất cân bằng môi trường âm đạo và tổn thương vùng kín.
  • Tránh tắm rửa, bơi ở những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, không ngâm mình trong nước quá lâu.
  • Chọn quần lót rộng rãi, có khả năng thấm hút tốt và thay quần lót hằng ngày, đảm bảo rằng quần lót bạn mặc luôn khô thoáng, không mặc quần ẩm ướt.
  • Khi tới kỳ lựa chọn băng vệ sinh chất lượng, không nên thay quá nhiều băng vệ sinh hàng ngày.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách bằng nước sạch trước và sau khi quan hệ tình dục.

Vệ sinh vết mổ đúng cách sau sinh

Vết mổ sau sinh thường được các bác sĩ khâu bằng chỉ tiêu hoặc chỉ rút sau 5-7 ngày. Chị em sẽ được chăm sóc và vệ sinh vết mổ trong những ngày đầu tiên để tránh nhiễm trùng và biến chứng.

Bạn không tự ý tháo hay làm ướt gạc băng. 48 tiếng sau khi mổ, y tá sẽ tháo gỡ băng và vệ sinh vết mổ, bạn cần chú ý không để da vùng vết mổ và xung quanh bị bẩn.

Và bạn có thể hoàn toàn tắm bằng nước sạch và thấm khô vùng vết mổ nhẹ nhàng.

Sau khi về nhà, sản phụ có thể tắm bình thường bằng xà phòng tắm, sau đó dùng khăn sạch để thấm khô vùng vết mổ. Lưu ý tránh sờ tay nhiều lần vào vết mổ hoặc gãi khi da vết mổ có phản ứng ngứa.

Vận động điều độ giúp vết mổ đẻ nhanh lành

Các sản phụ luôn được khuyên là nên vận động sớm sau mổ để giúp vết mổ nhanh lành và chống dính ruột. Khi tại bệnh viện, sản phụ sẽ được hướng dẫn vận động từ từ tại giường trong ngày đầu sau mổ, sau đó ngồi dậy từ từ.

Tới ngày thứ 3, sản phụ sẽ tập vận động đi lại quanh phòng và mọi sinh hoạt dần bình thường trở lại, đương nhiên vận động lúc đầu sau mổ sẽ vẫn phải có tình trạng đau.

Từ 4 – 6 tuần sau đó, sản phụ hồi phục sức khỏe và tham gia các bài tập thể dục trở lại bình thường.

Khi vết mổ có dấu hiệu bất thường hãy đi khám ngay

Rất nhiều trường hợp vết mổ bị cứng, ấn tay vào sẽ thấy đau. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, đó chỉ là do chỉ khâu chưa tiêu hết.

Nhưng bạn sẽ cần tới bệnh viện để được kiểm tra ngay khi có một số dấu hiệu cần lưu ý đối với vết mổ đẻ như sau:

  • Sản phụ bị đau bụng dữ dội, đi tiểu khó, cảm giác buốt, rát.
  • Vết mổ bị sưng, vùng da xung quanh vết mổ bị đỏ.
  • Sốt cao trên 38 độ C.
  • Vết mổ có dịch và mủ, mùi hôi hoặc chảy máu.
  • Âm đạo có dịch và có mùi lạ.

 

Ở cữ sau sinh như thế nào?

Các mẹ sau sinh không nên xem thường giai đoạn ở cữ này. Nhờ có thời gian ở cữ sau sinh mà mẹ có thể tránh được các bệnh hậu sản. Những điều cần bạn kiêng trong thời gian ở cữ có thể kể đến như sau:

Kiêng tắm gội

Mới sinh em bé được 1-2 ngày, bạn chỉ nên dùng khăn ướt để lau người. Giữ vệ sinh đầu vú trước và sau khi cho con bú là điều cần đặc biệt quan tâm trong lúc này.

Sau khi sinh tầm 3 đến 4 ngày, bạn đã có thể tắm gội. Nhưng tuyệt nhiên bạn không nên tắm quá lâu và phải tắm bằng nước ấm.

Các mẹ cũng nên nhẹ nhàng vệ sinh vùng kín trong lúc tắm theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi tắm xong các mẹ nhớ lau khô người ngay hoặc nếu được có thể xông hơi để giữ ấm cơ thể.

Kiêng ăn mặc

Nói đúng hơn trong thời gian ở cữ sau sinh, các mẹ nên mặc quần áo không quá phong phanh. Nếu trời mát có thể mặc đồ thông thoáng, thấm hút tốt. Trời lạnh các mẹ nhớ phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng bàn chân.

Kiêng vận động mạnh

Người xưa thường so sánh phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng 1 lúc. Cho nên trong vòng 1 tháng ở cữ sau sinh, bạn nên cân nhắc tránh vận động mạnh.

Kiêng quan hệ

Các mẹ mới sinh em bé tầm 4 đến 6 tuần cần lưu ý kiêng chuyện vợ chồng. Nếu quan hệ tình dục quá sớm sau khi sinh, sản dịch vẫn còn hoặc do tác động mạnh có thể gây tổn thương âm đạo thậm chí là viêm nhiễm.

 

Táo bón sau sinh giải quyết như thế nào?

20241225_71zflsER.jpg

Táo bón sau sinh là vấn đề rất nhiều sản phụ gặp phải. Vấn đề này cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời để không gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Nguyên nhân và triệu chứng của táo bón sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón sau sinh, tiêu biểu có thể kể đến như:

  • Đại tràng bị chèn ép trong quá trình mang thai, làm giảm nhu động ruột
  • Đại tràng không được nuôi dưỡng tốt do sau sinh sản phụ bị mất nhiều máu và nước
  • Các loại vitamin được uống trong quá trình mang thai có thành phần gây tác dụng phụ
  • Chế độ ăn uống tẩm bổ không cân bằng giữa lượng đạm và chất xơ
  • Vừa cho con bú vừa uống ít nước khiến cơ thể mất nhiều nước, dẫn đến tình trạng phân bị khô
  • Cơ thể mệt mỏi, ít vận động cộng thêm tình thần dễ căng thẳng làm ức chế nhu động ruột
  • Ngại đi đại tiện do sợ đau sau khi sinh

Làm thế nào để phòng tránh chứng táo bón sau sinh

Táo bón sau sinh dễ dẫn đến các ảnh hưởng sức khỏe về sau. Chính vì thế các mẹ nên lưu ý những cách phòng tránh sau đây:

  • Vận động nhẹ nhàng, không nên nằm yên một chỗ quá lâu. Ngoài ra nhờ cơ thể vận động mà máu huyết lưu thông, hỗ trợ thành ruột co thắt có lợi cho quá trình tiêu hóa.
  • Uống nước ấm không chỉ giúp các mẹ lợi sữa mà còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Ngoài ra kết hợp nước ấm với trà hoặc chanh còn là món thức uống giúp các mẹ thư giãn tinh thần. Và hãy uống nhiều nước từ 6-8 ly/ ngày, nếu đang cho con bú có thể lên tới 12 ly/ ngày tương đương 3 lít nước.
  • Đi vệ sinh đúng giờ và tuyệt đối không được nhịn.
  • Bỏ thuốc hoặc thực phẩm chức năng dưới sự giám sát của bác sĩ. Ví dụ như để bổ sung sắt, hãy bắt đầu kết hợp các nguồn tự nhiên như thịt bò và đậu.
  • Tâm lý thoải mái, thư giãn cũng góp phần không nhỏ giúp các mẹ tránh gặp phải chứng táo bón sau sinh.

>>> Xem thêm: Táo bón: Nguy cơ và những cách trị táo bón hiệu quả nhất tại nhà

 

Kiêng cữ sau sinh là vấn đề mà bất cứ chị em nào cũng nên lưu ý

ATZ đã tổng hợp tất cả các chi tiết và giải pháp hữu hiệu nhất cho các mẹ sau sinh, bao gồm thời gian nghỉ dưỡng, trầm cảm, giảm cân, trị rụng tóc, chăm sóc da, trị rạn da, cách làm đẹp, quan hệ vợ chồng, trị đau lưng, vệ sinh vùng kín, ở cữ sau sinh và trị táo bón sau sinh.

Qua đó, không thể kể đến “vật bất ly thân” cho mẹ bỉm sữa chính là túi chườm bụng ATZ giúp tiêu giảm lượng mỡ thừa ở vùng bụng, có hương thơm thảo mộc thư giãn tinh thần.

Để trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, bạn có thể đến hệ thống cửa hàng ATZ trên toàn quốc. Nếu cần được tư vấn chính xác hơn, bạn có thể gọi đến 1800 0014 nhé.

Sứ mệnh của ATZ là đưa đến cho bạn những sản phẩm organic chăm sóc sức khỏe và làm đẹp có chất lượng tốt nhất. Xin được đồng hành cùng bạn!

 

Thông tin liên hệ:

𝗛𝗲̣̂ 𝘁𝗵𝗼̂́𝗻𝗴 𝗰𝘂̛̉𝗮 𝗵𝗮̀𝗻𝗴: 

- TP.HCM: Cresent mall Quận 7 | Sài Gòn Centre Quận 1 | Estella Place Quận 2 | Vincom Grand Park Quận 9 | Parc Mall Quận 8

- Đà Nẵng: Vincom Ngô Quyền

- Hà Nội: AEON Hà Đông | Royal City | Lotte Department Store | Times

𝗛𝗼𝘁𝗹𝗶𝗻𝗲: 𝟏𝟖𝟎𝟎 𝟎𝟎𝟏𝟒 - 𝟎𝟗𝟑𝟏 𝟑𝟏𝟒 𝟏𝟓1

𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥:  info@atzlife.com.vn

𝐙𝐚𝐥𝐨: https://zalo.me/atzorganic

𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: atzorganic.com.vn

𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤:

ATZ Organic: fb.me/atzorganic.com.vn

ATZ Healthy Life: fb.me/atzhealthylife

Zenme: fb.me/Zenme.vn

𝐓𝐢𝐤𝐭𝐨𝐤:

ATZ Organic: tiktok.com/@atzorganicsine2010

Zenme: tiktok.com/@zenmevietnam

𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞: youtube.com/@ATZOrganicVietnam

𝐒𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shope.ee/4pnaA74VWx