25/12/2024

Tạm biệt cơn đau cổ với 10 cách đơn giản hiệu quả, áp dụng tại nhà!

Trong xã hội bận rộn như hiện nay, chứng đau cổ xuất hiện ngày càng phổ biến và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của rất nhiều người.

Theo khảo sát, cứ 100 người mắc bệnh về xương khớp thì số người đau cổ vai gáy chiếm 70 – 80%. Hiện trạng này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và đối tượng nhưng phổ biến nhất vẫn là với những người trên 25 tuổi.

Vậy, do đâu mà căn bệnh này lại “hoành hành” đến vậy? Và làm cách nào để chứng đau mỏi cổ gáy không còn làm phiền đến cuộc sống của chúng ta? Hãy cùng ATZ tìm hiểu “tất – tần – tật” thông qua bài viết này nhé!

 

Đau cổ là gì?

Cổ được tạo thành từ 7 đốt sống đầu tiên ghép lại với nhau, uốn hình chữ C (được gọi là đốt sống cổ). Cột sống cổ bao gồm 2 phần:

  • Cột sống cổ cao: Bao gồm 2 đốt sống cổ đầu tiên, đốt số 1 gọi là đốt đội, đốt số 2 gọi là đốt trục. Cấu tạo của chúng có sự khác biệt so với những đốt sống còn lại và chúng có nhiều trục xoay.
  • Cột sống cổ thấp: Gồm 5 đốt sống còn lại với thân đốt sống phía trước và cung đốt sống ở phía sau.

Xương, dây chằng và cơ ở cổ hỗ trợ chuyển động của đầu. Bất kỳ sự bất thường, viêm nhiễm hoặc chấn thương nào cũng có thể gây ra đau hoặc cứng cổ.

20241225_CW2pntl9.jpg

Đau gáy cổ này thường xuất hiện một cách đột ngột, có nhiều bệnh nhân bỗng dưng sau một đêm ngủ dậy thì bị đau. Nhưng thực chất, đây là nhóm các bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy.

Ban đầu, sẽ chỉ cảm thấy đau mỏi nhẹ vùng cổ và hạn chế vận động vùng đầu (không xoay thoải mái được), nhưng dần dà, nếu không quan tâm chữa trị thì việc đau cơ cổ sẽ để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe một cách nghiêm trọng.

Có thể bạn không ngờ tới nhưng chỉ với những lý do rất đơn giản và quen thuộc sẽ khiến vùng cổ của bạn bị tổn hại đấy! Cùng ATZ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cổ ngay sau đây.

>>> Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tự nhiên ai cũng có thể áp dụng

Những nguyên nhân có thể dẫn đến đau cổ

Đau cơ do hoạt động quá mức, sai tư thế hoặc do căng cơ

20241225_wnW9Dmx2.jpg

Trường hợp này thì các cơn đau là do đầu để lâu ở một tư thế, ví dụ như khi lái xe hay làm việc trên máy tính do cơ bị căng hay co thắt, giảm khả năng vận động đầu thường có triệu chứng đau đầu đi kèm.

Ngoài ra, một số hoạt động dễ dẫn đến tình trạng đau gáy cổ – liên quan đến việc sinh hoạt kém khoa học hoặc sai tư thế có thể kể đến như:

  • Tập thể dục quá độ
  • Ngoẹo cổ xem TV, đọc sách và thậm chí là nói chuyện điện thoại
  • Ngồi làm việc trên màn hình máy tính trong tư thế không thoải mái
  • Đánh máy khi bàn phím nằm ở vị trí không thuận tiện
  • Ngủ bằng gối quá cao hoặc quá thấp, hoặc ngủ nằm sấp
  • Lo lắng, căng thẳng;…

Đối với những nguyên nhân bị căng cơ do sai tư thế dẫn đến đau thì thường các cơn đau vùng cổ sẽ kéo dài không quá một tuần.

Chấn thương

Cổ là nơi đặc biệt dễ bị chấn thương. Nếu không cẩn thận bị ngã, gặp tai nạn xe hơi và hoặc bị thương do chơi thể thao thì việc xuất hiện những cơn đau khớp cổ là không thể tránh khỏi.

Khi chấn thương, các cơ và dây chằng của cổ bị lệch khỏi phạm vi bình thường của chúng làm suy giảm chức năng hoạt động và còn dẫn đến đau.

Các bệnh lý về cột sống

Đây được xem như là sự rối loạn chức năng cột sống cổ dẫn đến triệu chứng cơ bị cứng lại rất đau đớn. Điển hình là một số bệnh lý sau đây:

  • Viêm khớp dạng thấp: Gây ra đau, sưng khớp và gai xương. Khi những điều này xảy ra ở vùng cổ thì có thể dẫn đến đau cổ.
  • Loãng xương: Làm suy yếu xương và có thể dẫn đến gãy xương nhỏ. Tình trạng này thường xảy ra ở tay hoặc đầu gối, nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra ở cổ của chúng ta.
  • Đau cơ xơ hóa: Là một tình trạng gây đau cơ khắp cơ thể, đặc biệt là ở vùng cổ và vai.
  • Khi bạn già đi, các đĩa đệm cổ tử cung có thể bị thoái hóa. Đây được gọi là chứng thoái hóa đốt sống cổ (hoặc thoái hóa khớp cổ). Điều này có thể thu hẹp không gian giữa các đốt sống. Nó cũng làm tăng thêm sức ép cho khớp và dẫn đến đau.
  • Khi đĩa đệm nhô ra (do chấn thương), nó có thể gây thêm áp lực lên tủy sống hoặc rễ thần kinh làm đau khớp cổ. Đây được gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (hay còn gọi là vỡ hoặc trượt đĩa đệm).
  • Hẹp ống sống: Xảy ra khi cột sống bị thu hẹp và gây áp lực lên tủy sống hoặc rễ thần kinh khi nó thoát ra khỏi đốt sống. Điều này có thể do tình trạng viêm nhiễm lâu ngày do viêm khớp hoặc các bệnh lý khác.

>>> Xem thêm: Thoái hóa cột sống tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và cách điều trị tự nhiên hiệu quả nhất

Các bệnh lý nghiêm trọng

Đau tim

Đau cổ cũng có thể là một biểu hiện của cơn đau tim, nhưng nó thường xuất hiện cùng với các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Khó thở, hụt hơi.
  • Đổ mồ hôi không kiểm soát.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Đau, cảm thấy áp lực hoặc nặng ở ngực, cánh tay hoặc vùng dạ dày trên.
  • Đau lan ra trên cánh tay, lưng, hàm hoặc cổ họng.

Nếu gặp phải các triệu chứng xuất hiện cùng cơn đau cổ, nên gọi cấp cứu ngay lập tức.

Viêm màng não

Viêm màng não là tình trạng viêm mô mỏng bao quanh não và tủy sống. Ở những người bị viêm màng não, thường bị sốt và nhức đầu kèm theo hiện tượng cổ cứng và thỉnh thoảng là đau ở cổ.

Có thể thấy, đau cổ thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đối với từng đối tượng, độ tuổi nhất định. Nếu không kịp thời chẩn đoán và điều trị, cơn đau sẽ kéo dài và gây nhiều trở ngại cho bệnh nhân.

Tiếp sau đây là một số hiện tượng phát sinh nguy hiểm của căn bệnh này và ATZ khuyến cáo bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi mắc phải.

>>> Xem thêm: Tổng hợp hơn 10 cách chữa đau vai gáy cổ hiệu quả mà ai cũng áp dụng được

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ

Trường hợp khi các triệu chứng đau cổ dai dẳng kéo dài hoặc lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay. Cụ thể như:

  • Cơn đau cổ dữ dội nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân
  • Xuất hiện khối u ở cổ
  • Sốt cao liên tục kéo dài
  • Từ đau cổ rồi dẫn đến đau căng đầu – cơn đau chuyển đến vùng sau gáy, và có khi là vùng sau mắt
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Khó thở, nuốt thức ăn hoặc uống nước khó khăn
  • Cơ thể suy nhược, trở nên yếu ớt
  • Cảm lạnh hoặc nóng ran bất thường
  • Cơn đau lan xuống cánh tay và chân
  • Mất khả năng kiểm soát và cử động cánh tay hoặc bàn tay
  • Cổ không cử động được (cằm không chạm được ngực)
  • Rối loạn chức năng bàng quang và hệ tiêu hóa,…

Lưu ý: Nếu nguyên nhân đau cổ là do tai nạn hoặc chấn thương gây ra thì tốt nhất nên đến các cơ sở chăm sóc y tế sớm nhất có thể để được thăm khám và chẩn đoán điều trị.

Điều trị đau cổ như thế nào?

20241225_eJJXX8eu.jpg

Khi đến gặp bác sĩ, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát và xem xét về tiểu sử bệnh của bệnh nhân, cùng chi tiết các triệu chứng mà bạn gặp phải, kể cả các chấn thương hoặc tai nạn gần nhất.

Sau đó, việc điều trị sẽ được quyết định bởi chẩn đoán của bác sĩ thông qua các phương pháp kiểm tra vùng cổ của bạn như:

  • Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến tế bào như viêm nhiễm, xác định được tác nhân gây đau nhức vùng cổ của bệnh nhân.
  • Chụp X – Quang cổ – cột sống: Có thể giúp bác sĩ của bạn hiểu nguyên nhân của cơn đau, xem các tác động của chấn thương, bệnh tật hoặc nhiễm trùng.
  • Chụp CT: Xem được mặt cắt ngang từ cổ đến phần lưng dưới, từ đó biết được các vấn đề về cột sống của bệnh nhân.
  • Chụp MRI: Liệu pháp này giúp chẩn đoán các vấn đề về cột sống của bạn tốt hơn. Liên quan đến chấn thương, bệnh tật, nhiễm trùng hoặc các yếu tố khác có thể gây ra tình trạng đau cổ hiện tại của bạn.
  • Điện cơ (EMG): Cho phép bác sĩ kiểm tra sức khỏe của cơ và các dây thần kinh điều khiển cơ của bạn.
  • Chọc dò thắt lưng: Phương pháp này được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ cơ đau cổ xuất phát từ các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm màng não, viêm tủy, bệnh đa xơ cứng, xuất huyết hoặc thậm chí là ung thư.

Sau khi các kiểm tra có kết quả, việc điều trị là tùy thuộc vào mức độ và tình trạng đau của bạn. Một số cách thức điều trị đau sau gáy cổ được biết đến như:

  • Điều trị bằng thuốc giảm đau.
  • Tiêm Corticosteroid.
  • Dùng thuốc giãn cơ.
  • Dùng thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng.
  • Điều trị tại bệnh viện nếu nguyên nhân gây bệnh là viêm màng não hoặc đau tim.
  • Phẫu thuật (nếu tình trạng nghiêm trọng và cần thiết).

Trên đây là phương pháp chẩn đoán và điều trị chứng đau cổ khi bạn đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, với đa số trường hợp nhẹ và vừa thì căn bệnh này hoàn toàn có thể được chữa trị tại nhà.

Cùng ATZ tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé!

 

10 cách chữa đau cổ tại nhà đơn giản hiệu quả

Tình trạng đau cổ hay đau dây chằng cổ phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Dù có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau nhưng đa phần chúng đều có thể được khắc phục bằng cách thay đổi lối sống đơn giản.

Nếu bạn quyết tâm và kiên trì thì cơn đau hoàn toàn có thể được giải quyết. Dưới đây là một số cách chữa đau cổ mà bạn có thể dễ dàng áp dụng tại nhà:

Hạn chế hoạt động quá sức

Hoạt động thể dục thể thao hay chỉ đơn giản là vận động cơ thể được xem là rất tốt cho các cơ và sức khỏe. Tuy nhiên, nếu vận động quá mức hoặc trong thời gian quá lâu thì đó cũng là nguyên nhân dẫn đến cơn đau của bạn.

Khi cơn đau cổ ập đến, nếu nguyên nhân bắt nguồn từ việc hoạt động, luyện tập của bạn thì việc đầu tiên cần làm là thư giãn. Lúc này, bạn nên “cho phép” cơ thể nghỉ ngơi từ một đến ba ngày, không làm bất cứ việc gì nặng nhọc để phục hồi.

Những hoạt động nên tránh ngay lúc này để cải thiện tình trạng đau là:

  • Tập gym
  • Đi bộ/ chạy bộ đường dài
  • Chơi quần vợt, cầu lông, bóng rổ,…
  • Mang vác, nâng vật nặng,…

Giảm căng thẳng

20241225_dtmD59og.jpg

Có một thực tế là, khi bạn căng thẳng, các cơ vùng cổ sẽ căng ra và nếu tình trạng này kéo dài thì có thể sẽ khiến bạn đau dây chằng cổ. Để hạn chế căng thẳng và giảm đau, có một số cách sau đây bạn có thể áp dụng như:

  • Nghe nhạc thiền, nhạc dịu nhẹ để thư giãn tinh thần.
  • Trong khi làm việc, thỉnh thoảng hãy có những khoảng nghỉ từ 15 – 30 phút để cơ thể được được “reset”.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, laptop ngoài giờ làm việc và trước khi đi ngủ.
  • Tìm đến các bài tập yoga/ thiền để tâm hồn thoải mái, giải tỏa âu lo.
  • Làm những điều bạn thích cũng là cách hạn chế căng thẳng hiệu quả…

>>> Xem thêm bài viết: Stress: Nhận biết dấu hiệu sớm và cách giải tỏa stress chuẩn khoa học

Chườm nóng/ lạnh

Điều trị cơn đau cổ bằng liệu pháp nóng và lạnh có thể cực kỳ hiệu quả đối với một số tình trạng và chấn thương khác nhau.

Theo nguyên tắc chung, chườm lạnh dành cho các vết thương hoặc cơn đau cấp tính (tình trạng viêm và sưng), còn chườm nóng cho các cơn đau cứng cơ.

Chườm nóng

Liệu pháp nhiệt (chườm nóng) hoạt động bằng cách cải thiện lưu thông và lưu lượng máu đến một khu vực cụ thể do nhiệt độ tăng lên. Tốt nhất là cho những vùng đau nhỏ để làm dịu cơn đau và tăng tính linh hoạt của cơ bị cứng.

Ngoài ra, việc chườm nóng cũng có thể làm bệnh nhân thư giãn khá nhiều, giảm đau và chữa lành các mô bị tổn thương.

Phương pháp này được khuyên áp dụng tối đa 20 phút/lần, nhưng nếu bệnh nhân có vấn đề về tuần hoàn thì chỉ nên thực hiện trong khoảng 10 phút.

20241225_cnVLuwuR.jpg

Chườm lạnh

Chườm lạnh (hay còn gọi là áp lạnh), hoạt động dựa trên cơ chế giảm lưu lượng máu đến một khu vực cụ thể, có thể làm giảm đáng kể tình trạng viêm và sưng gây đau, đặc biệt là xung quanh khớp hoặc gân.

Liệu pháp này giúp giảm bớt cả cơn đau và tình trạng viêm bằng cách chườm túi đá lạnh hoặc nước đá bọc trong khăn lên cổ.

Cũng như chườm nóng, áp lạnh nên thực hiện tối đa 20 phút/lần và 2 – 3 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về tuần hoàn, thì nên hạn chế chườm đá lạnh (tốt nhất chỉ 10 phút/lần/ngày).

Nếu áp dụng xen kẽ chườm nóng và chườm lạnh cũng mang lại hiệu quả đáng mong đợi cho bệnh nhân đau cổ thường xuyên.

Hiểu được điều đó, ATZ Organic mang đến một sản phẩm Túi chườm thảo dược nóng lạnh đa năng – hỗ trợ cho liệu pháp này.

Với thành phần 9 loại thảo dược thiên nhiên tuy gần gũi nhưng lại có tác dụng tuyệt vời: Oải hương, hương thảo, lá thơm, bạc hà, sả, thì là, lá mùi, hạt ngò, quyết minh tử,… Kết hợp cùng chất liệu vải túi 100% cotton sẽ giữ nhiệt và luân lưu độ nóng đều khắp bề mặt túi, giúp tác động sâu vào vùng cổ của chúng ta.

Khi sử dụng sản phẩm, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng đau khớp cổ của mình nhờ vào công dụng cải thiện tuần hoàn máu, giảm sưng, viêm và đau nhức.

Đồng thời tạo cảm giác thoải mái, dễ ngủ, dễ sử dụng và thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau ở đủ mọi độ tuổi.

Cách sử dụng túi chườm thảo dược ATZ Organic:

  • Chườm nóng: Xịt sương lên 2 bề mặt của túi chườm bằng bình xịt, đặt túi chườm vào lò vi sóng ở chế độ vi sóng 1000W, thời gian từ 2 – 3 phút. Khi túi chườm đạt nhiệt độ từ 60 – 70 độ C, hãy đặt lên cổ/vai chườm và thư giãn.
  • Chườm lạnh: Cho túi chườm vào túi nhựa có dây kéo kín (túi zip). Sau đó cho vào ngăn đông tủ lạnh từ 1 – 2 tiếng để túi chườm có nhiệt độ từ 10 – 12 độ C. Lấy túi chườm ra, đặt lên cổ/vai và thư giãn thả lỏng. Sử dụng được trong 15 – 20 phút.

Thực hiện các bài tập giãn cơ

Tuy nói chứng đau cổ dễ dàng bắt gặp ở đủ mọi đối tượng, nhưng với những người ít vận động, ngồi lâu ngồi nhiều thì khả năng bị đau sẽ luôn là cao hơn.

Do đó, các chuyên gia và bác sĩ xương khớp luôn khuyên rằng nên áp dụng một số bài tập giãn cơ cổ để cải thiện tình trạng đau của bạn một cách hiệu quả.

Gợi ý một số động tác giãn cơ cổ bạn có thể dễ dàng thực hiện hằng ngày:

Động tác 1

Ngồi thẳng và mặt hướng về phía trước. Cúi đầu xuống sao cho cằm chạm ngực trong vòng 5 – 10 giây, sau đó ngước lên trần nhà 5 – 10 giây. Luôn giữ cổ trên mặt phẳng thẳng. Thực hiện nhiều lần trong ngày.

20241225_sAlXuz5i.jpg

Động tác 2

Ngồi thẳng và mặt hướng về phía trước, đầu thẳng. Dần dần nghiêng đầu về bên phải nhằm làm căng vùng cơ cổ bên trái (vừa phải, không căng quá mức). Giữ tư thế này từ 10 – 20 giây, từ từ trở lại tư thế ban đầu và thực hiện tương tự cho phía bên trái.

20241225_agBmy3pP.jpg

Động tác 3

Ngồi thẳng và mặt hướng về phía trước, đầu thẳng. Tay kéo đầu nhẹ nhàng về cùng một hướng và giữ 30 giây, thực hiện 5 lần cho lần lượt các bên.

20241225_QXJWpwJk.jpg

Động tác 4

Giữ đầu, vai và lưng thẳng, quay đầu từ từ sang phải cho tới khi cổ và vai căng trong vòng 15 – 30 giây rồi quay lại vị trí cũ. Lặp lại với bên còn lại.

20241225_wLyOtmS5.jpg

Tham khảo thêm video có hướng dẫn cách tập luyện cụ thể để hiểu rõ hơn và thực hành thường xuyên nhé!

Thực hành các bài tập yoga trị đau cứng cổ

Yoga được công nhận là một trong những phương pháp hỗ trợ trị các chứng đau nhức hiệu quả, và tất nhiên nó sẽ có tác dụng với chứng đau cổ vai gáy.

Theo một nghiên cứu của hiệp hội The Journal of Pain, tập yoga có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng cột sống cổ chỉ trong 9 tuần. Những bài tập này sẽ giúp tăng cường sức mạnh các nhóm cơ ở cổ, tăng cường lưu thông máu đến cổ, vai, gáy và giảm đau hiệu quả.

Dưới đây, ATZ gợi ý cho bạn một số tư thế yoga được bác sĩ khuyến khích tập để chữa đau cổ tại nhà:

Tư thế Đứng Thẳng Gập Người (Standing Forward Bend Pose):

20241225_w5jQBtHW.jpg

Tác động lên toàn bộ cơ thể, từ lòng bàn chân đến chân, đến lưng, đến cổ. Các cơ và các mô liên kết trên cơ thể sẽ được kéo giãn và massage. Tạo sự hoạt động tốt hơn.

Tư Thế Chiến Binh II (Warrior II Pose):

20241225_7scPZGI9.jpg

Tăng cường sức mạnh các nhóm cơ ở ngực và vai từ đó có thể hỗ trợ và nâng đỡ tốt cho khớp cổ.

Tư Thế Tam Giác (Triangle Pose):

20241225_aVgaqoth.jpg

Giúp bạn kéo giãn các cơ và tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Tư Thế Con Bò (Cow Pose):

20241225_JajUFRlm.jpg

Là sự chuyển động kết hợp nhẹ nhàng giữa kéo giãn cổ,vai và uốn lưng giúp tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt cho lưng và các khớp cơ trước của bạn.

Tư Thế Nhân Sư (Sphinx Pose):

20241225_6La81HNc.jpg

Là bài tập tác động trực tiếp vào cơ vai, cổ và lưng, giúp cơ giải phóng được sự chèn ép bấy lâu, giảm đau vai gáy cổ.

Lưu ý: Những tư thế trên phù hợp với các trường hợp đau cổ vai gáy và các bệnh lý khác, tuy nhiên bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo không gặp chấn thương trong quá trình tập luyện. Một số lời khuyên khi áp dụng bài tập để chữa cơn đau cổ của bạn:

  • Việc luyện tập và sự thay đổi của cơ thể là theo tiến trình, nên đừng vội vàng vì sẽ không mang lại hiệu quả tức thời cho quá trình điều trị.
  • Chú ý tư thế để điều chỉnh cho đúng và phù hợp.
  • Học cách thở đúng để giúp chuyển động cơ thể được linh hoạt hơn.
  • Hãy nhẹ nhàng và thả lỏng. Đừng quá lo lắng về việc luyện tập mà hãy tận hưởng với quá trình thực hành của mình.
  • Nếu bạn mới bắt đầu tập yoga thì hãy thử tham gia ở những phòng tập gần nhà để được hướng dẫn.
  • Nên tập yoga ít nhất là 10 – 20 phút mỗi ngày để sớm đạt kết quả như ý muốn.

Yoga là bộ môn mang lại nhiều hiệu quả về thể chất và tinh thần, nếu đang gặp vấn đề về đau vai gáy cổ thì ngại gì mà không thử. Biết đâu bạn sẽ ngạc nhiên về hiệu quả mà nó mang lại đấy.

Thay đổi tư thế ngủ

Tình trạng đau cổ khi ngủ dậy chắc hẳn là vô cùng phổ biến trong chúng ta, ai cũng sẽ gặp phải ít nhất một lần trong đời. Những biểu hiện này có thể xuất phát từ thói quen ngủ sai tư thế hoặc căng thẳng quá mức.

Theo các nghiên cứu của National Center for Biotechnology Information (NCBI) vào năm 2019, sử dụng một chiếc gối xốp hoạt tính sẽ giúp cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy, bạn cũng có thể dùng gối lông hoặc gối cổ.

Một chiếc gối ngủ có quy cách “chuẩn” là cao 8 – 15cm, dài 60cm, rộng 30cm, nên ưu tiên loại gối được làm bằng mút hoạt tính hỗ trợ tốt cho đầu và cổ.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng một miếng đệm sưởi ấm (hoặc khăn ngâm trong nước nóng và vắt khô) đặt ngay vùng cổ trong vài phút để kích thích gia tăng lưu lượng máu.

Đồng thời, để chấm dứt tình trạng ngủ dậy bị đau cổ, bạn cần nói “KHÔNG” với những hoạt động sau đây:

  • Không sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
  • Không ngồi quá lâu trong cùng một tư thế.
  • Không nằm sấp khi ngủ.
  • Không để không khí lạnh (từ máy lạnh, máy quạt hoặc cửa sổ) thổi trực tiếp vào vùng đầu, mặt, cổ và vai gáy.

Điều chỉnh tư thế hoạt động

Tư thế uể oải cả ngày có thể gây ra nhiều cơn đau nhức hơn bạn tưởng. Tư thế ngồi, đứng hay nằm sai cách có thể làm căng các cơ và dây chằng hỗ trợ các bộ phận khác nhau của cơ thể như đầu và gây ra chứng đau cổ.

Vậy tư thế như nào mới đúng chuẩn? ATZ sẽ trả lời ngay đây!

20241225_4htxVkKh.jpg

Khi bạn đứng

Lúc này, trọng lượng cơ thể sẽ dồn vào chân. Đừng bao giờ cố thẳng gối, hãy giữ đầu gối hơi cong. Và hai bàn chân của bạn nên cách nhau một khoảng bằng vai.

Tiếp đó, nên để cánh tay buông xuống hai bên cơ thể một cách tự nhiên nhất. Hóp cơ thể vào và đứng thẳng với vai hơi kéo về phía sau.

Về phần đầu, giữ đầu thẳng và thả lỏng. Đừng cố ngẩng đầu lên trước, ra sau hoặc thậm chí nghiêng sang một bên, nếu không sẽ thành thói quen khó bỏ gây ảnh hưởng đến cổ, thậm chí là vai, gáy.

Khi bạn ngồi

Đầu tiên, không nên bắt chéo hai chân. Thay vào đó, hãy đặt chân thả lỏng trên sàn hoặc thậm chí là một chỗ để chân thoải mái nhất. Đầu gối thì nên giữ bằng hoặc thấp hơn hông.

Nếu ghế của bạn có tựa lưng có thể điều chỉnh được, hãy đảm bảo rằng nó hỗ trợ phần lưng và lưng dưới. Sau đó ngồi giữ vai luôn thả lỏng và thỉnh thoảng đứng dậy vươn vai.

Khi bạn nằm

Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bạn đang sử dụng một tấm nệm phù hợp nhất với mình. Ngủ với một chiếc gối kê cao đầu cũng có thể hữu ích cho chứng đau cổ đang gặp phải.

Nếu bạn là người thích nằm sấp thì tốt nhất nên thử thay đổi tư thế của mình nếu muốn cải thiện tình trạng đau. Nằm nghiêng hoặc thủ thẳng lưng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc giảm đau.

Massage và Châm cứu

20241225_W2c10ouX.jpg

Khi bị đau vùng vai hoặc cổ do phải ngồi hoặc đứng nhiều giờ đồng hồ, nhiều người lựa chọn phương pháp massage chữa đau vai gáy cổ để giảm nhức mỏi. Hãy cùng tìm hiểu cách massage cổ mà bạn có thể thực hiện tại nhà nhé!

  • Bấm huyệt giảm đau lưng và cổ: Có đến 9/10 nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng bấm huyệt tay và chân giúp giảm đau đáng kể vì ở khu vực bàn tay, bàn chân, cổ tay có các huyệt đạo liên kết với lưng, cổ.
  • Cách massage cổ bằng khăn nóng: Phương pháp massage này có thể kết hợp với chườm nóng, có tác dụng làm dịu cơn đau hiệu quả.

Ngoài ra, các động tác massage cơ bản cũng có thể giúp ích cho bạn và người thân giảm bớt tình trạng đau cổ mỏi vai gáy. ATZ có gợi ý cho bạn một số động tác massage dễ dàng thực hành ngay tại nhà!

Song song đó, châm cứu cũng là một phương pháp không tồi để cải thiện tình trạng đau nhức của bạn.

Đây được xem là một phương pháp điều trị thay thế thường được sử dụng để giảm đau. Châm cứu được thực hiện bằng cách đưa những chiếc kim nhỏ vào các điểm khác nhau trên cơ thể.

Theo một nghiên cứu năm 2015, châm cứu có thể làm giảm đáng kể chứng đau cổ của bạn. Vì khi châm cứu là sử dụng với các kỹ thuật khác để giảm căng cơ cổ và giảm căng cơ, nên việc giảm đau là đáng kể so với chăm sóc truyền thống.

Mặc dù các nghiên cứu về châm cứu chữa đau cổ có nhiều kết quả khác nhau, nhưng có thể bạn vẫn nên thử một vài lần. Trên thực tế, kết quả khả quan thường đến khi bạn kiên trì thực hiện phương pháp này từ ít nhất 3 lần trở lên.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Thuốc giảm đau không kê đơn như sau có thể giúp giảm cơn đau cổ có thể kể đến như sau:

Song song với việc dùng thuốc giảm đau, bạn có thể kết hợp dùng các thực phẩm chức năng để tăng cường sức khỏe và chống lại cơn đau cổ vai gáy của chính mình.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ ăn uống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ chữa trị các căn bệnh mà chúng ta đang đối mặt, trong đó có đau cổ.

Việc tìm hiểu và áp dụng những thực đơn tốt cũng như loại bỏ các nhóm thực phẩm “xấu” ra khỏi bữa ăn thường ngày là vô cùng cần thiết.

Sau đây, ATZ sẽ gợi ý chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân đau cổ nói riêng và gặp các vấn đề về xương khớp nói chung nhé!

Thực phẩm tốt – nên ăn

Sữa hạt

  • Sữa hạt chứa nhiều canxi và các dưỡng chất cần thiết.
  • Uống sữa đều đặn và đa dạng thể loại sẽ giúp chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe.
  • Sữa luôn luôn là thực phẩm được mọi người khuyên dùng trong cuộc sống hàng ngày vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ và cột sống lưng.

Các thực phẩm giàu axit béo Omega – 3

  • Theo kết quả của 13 nghiên cứu, một số loại thực phẩm như dầu oliu, hạnh nhân, quả óc chó chứa nhiều omega – 3, axit béo sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm nhiều hơn các loại chất béo khác.

Rau xanh và trái cây

  • Các loại rau xanh như cải mầm, rau bina, cải xanh, cải xoăn, bắp cải, bông cải… Là những nguồn thực phẩm có tác dụng tốt để giảm thiểu tình trạng viêm khớp.
  • Ngoài ra, bạn có thể tìm được trong nhiều loại trái cây như dứa, chanh, bưởi, đu đủ,… Các men kháng viêm và vitamin C giúp cải thiện các triệu chứng đau.
  • Nhờ chứa lượng lớn vitamin và chất xơ, nên các loại rau xanh và trái cây vô cùng tốt cho sức khỏe những người bị đau cổ, đau xương khớp.

Ngũ cốc

  • Giúp tăng miễn dịch, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa và làm chậm quá trình oxy hóa.
  • Các loại ngũ cốc như lúa mạch đen, gạo lứt, lúa mì, bắp rang,… Và các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt đều là những thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin.

Thực phẩm “xấu” – nên hạn chế

  • Đồ ăn nhiều đường
  • Đồ ăn nhiều muối hại khớp (đồ chế biến sẵn)
  • Đồ chiên
  • Bơ sữa
  • Đồ ăn nhiều Axit béo Omega – 6
  • Đồ ăn từ bột tinh chế,…

 

Để đau mỏi cổ không còn làm phiền bạn

Cơ thể không còn những cơn đau sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của chính bạn lẫn của gia đình. ATZ hy vọng những thông tin về chứng đau cổ trên đây sẽ phần nào giải đáp những âu lo của bạn về căn bệnh này.

ATZ muốn nhắn gửi là bạn nên kiên trì thực hiện các phương pháp bên trên, vì thành quả sẽ chẳng bao giờ đến một cách dễ dàng. Và hãy luôn quý trọng sức khỏe của chính bản thân mình nhé!

Nếu bạn quan tâm đến các các sản phẩm hỗ trợ bảo vệ và cải thiện sức khỏe cho những tình trạng đau cổ vai gáy thì có thể tham khảo Túi chườm thảo dược có thể giúp bạn chống lại và điều trị cơn đau hiệu quả.

Đến ngay cửa hàng ATZ Organic trên toàn quốc để trải nghiệm miễn phí sản phẩm của chúng tôi và nhận tư vấn từ đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tâm.

Những câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe, bạn vui lòng gửi về fanpage của chúng tôi: ATZ Organic để được giải đáp nhé! Hotline: 18000014 của chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn khi cần.

Chúng tôi luôn hoan nghênh và đồng hành cùng bạn trên hành trình chăm sóc sức khỏe!

 

Thông tin liên hệ:

𝗛𝗲̣̂ 𝘁𝗵𝗼̂́𝗻𝗴 𝗰𝘂̛̉𝗮 𝗵𝗮̀𝗻𝗴: 

- TP.HCM: Cresent mall Quận 7 | Sài Gòn Centre Quận 1 | Estella Place Quận 2 | Vincom Grand Park Quận 9 | Parc Mall Quận 8

- Đà Nẵng: Vincom Ngô Quyền

- Hà Nội: AEON Hà Đông | Royal City | Lotte Department Store | Times

𝗛𝗼𝘁𝗹𝗶𝗻𝗲: 𝟏𝟖𝟎𝟎 𝟎𝟎𝟏𝟒 - 𝟎𝟗𝟑𝟏 𝟑𝟏𝟒 𝟏𝟓1

𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥:  info@atzlife.com.vn

𝐙𝐚𝐥𝐨: https://zalo.me/atzorganic

𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: atzorganic.com.vn

𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤:

ATZ Organic: fb.me/atzorganic.com.vn

ATZ Healthy Life: fb.me/atzhealthylife

Zenme: fb.me/Zenme.vn

𝐓𝐢𝐤𝐭𝐨𝐤:

ATZ Organic: tiktok.com/@atzorganicsine2010

Zenme: tiktok.com/@zenmevietnam

𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞: youtube.com/@ATZOrganicVietnam

𝐒𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shope.ee/4pnaA74VWx