26/12/2024

Tẩy tế bào chết: cách làm đúng và những điểm cần lưu ý!

Bạn có biết: Một người bình thường sẽ mất khoảng 500 triệu tế bào chết mỗi ngày, đồng nghĩa với việc da chết có thể tích tụ rất nhiều và rất nhanh trên cơ thể.

Theo cơ chế tự nhiên, da của bạn có khả năng tự loại bỏ các tế bào chết và thay thế bằng tế bào mới, sau mỗi chu kỳ 30 ngày hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, đôi khi tế bào chết không được loại bỏ hết hoặc loại bỏ quá chậm dẫn đến tình trạng xuất hiện các mảng da khô, bong tróc và lỗ chân lông bị tắc nghẽn.

Tẩy tế bào chết có thể ngăn ngừa điều này. Bạn đã biết cách tẩy tế bào chết đúng cách chưa?

Hãy đọc tiếp!

 

Tẩy tế bào chết là gì?

20241226_uLZRmwVJ.jpg

Tẩy tế bào chết (hay còn được gọi là tẩy da chết) là quá trình loại bỏ các tế bào da chết trên bề mặt da của bạn bằng cách sử dụng hóa chất, chất dạng hạt hoặc công cụ tẩy da chết.

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, tẩy tế bào chết có thể giúp làn da của bạn trông tươi sáng hơn và cải thiện hiệu quả của các sản phẩm chăm sóc da bằng cách tăng cường khả năng hấp thụ.

Tẩy tế bào chết cũng có lợi cho việc loại bỏ da khô hoặc da xỉn màu, tăng lưu thông máu, làm sáng và cải thiện vẻ ngoài cho làn da của bạn. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn, giúp da ít nổi mụn hơn.

Tẩy tế bào chết trong thời gian dài có thể làm tăng khả năng sản xuất collagen của da. Collagen là chìa khóa cho làn da sáng và tràn đầy sức sống, nó cũng thúc đẩy độ đàn hồi của da, giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn và chảy xệ.

Tần suất tẩy tế bào chết phụ thuộc vào loại da của bạn và loại tẩy da chết bạn đang sử dụng.

Đây là bảng tần suất tẩy tế bào chết cho từng loại da mà bạn nên biết:

 

1 lần/tuần

2 lần/tuần

3 lần/tuần

Tẩy da chết vật lý

Tẩy da chết hoá học

Da khô hoặc da nhạy cảm

x

x

  

x

Da dầu hoặc da mụn

 

x

x

x

x

Da hỗn hợp

 

x

x

x

x

Da thường

 

x

 

x

x

Thông thường, tẩy tế bào chết cho da 1-2 lần một tuần là đủ. Da càng dầu thì cần tẩy tế bào chết nhiều hơn, tuy nhiên cũng không nên quá 3 lần/tuần, vì nó có thể dẫn đến mẩn đỏ và kích ứng.

Tẩy tế bào chết có những loại nào?

Có nhiều phương pháp khác nhau để tẩy da chết. Loại da của bạn nên xác định phương pháp bạn sử dụng và tần suất tẩy tế bào chết. Đối với một số tình trạng da nhất định, bao gồm bệnh rosacea, tẩy da chết thường không được khuyến khích.

Có nhiều phương pháp và công cụ khác nhau để tẩy tế bào chết cho da. Bàn chải và máy tẩy tế bào chết cho mặt là hình thức tẩy da chết cơ học hoặc vật lý. Axit và chất lột da là hình thức tẩy da chết hóa học.

 

Tẩy tế bào chết vật lý

Tất cả các phương pháp cần sử dụng các tác động vật lý lên da như chà xát, xoa mạnh để lấy các tế bào chết đi đều được gọi là tẩy tế bào chết vật lý.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là dễ thực hiện. Bạn có thể tự tẩy tế bào chết vật lý chỉ với một chiếc khăn nhúng với nước ấm, xơ mướp hoặc các hỗn hợp DIY (do it yourself) ngay tại nhà. Nó cũng mang lại kết quả tức thì, dễ cảm nhận.

Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, tẩy da chết vật lý đôi khi có thể gây kích ứng da và có thể làm mất nước qua lớp biểu bì.

 

Tẩy tế bào chết hóa học

Tẩy tế bào chết hoá học là phương pháp sử dụng các hoá chất khác nhau bao gồm axit hydroxy hoặc retinol để loại bỏ các tế bào chết trên da.

Các axit này hoạt động bằng cách phá vỡ các liên kết giữa các tế bào da chết và xỉn màu trên bề mặt da của bạn. Điều này sẽ làm cho da của bạn loại bỏ các tế bào chết một cách tự nhiên. Một số loại axit còn giúp da bạn giảm đáng kể tình trạng mụn (như BHA).

Thông thường tẩy da chết hoá học còn đi kèm các công dụng khác như làm da căng hơn, giảm các nếp nhăn, loại bỏ mụn ẩn… nên khá được ưa chuộng hiện nay.

Tuy nhiên, cũng như tẩy da chết vật lý, tẩy da chết hóa học có thể gây kích ứng da nếu thực hiện không đúng cách.

Tẩy tế bào chết khác gì với peel da?

Đây là 2 định nghĩa dễ bị nhầm lẫn vì chúng có điểm chung là cùng loại bỏ các tế bào già cỗi, hư tổn trên da và thay bằng tế bào mới giàu sức sống và tươi trẻ hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế 2 phương pháp này rất khác nhau về mặt bản chất như sau:

 

Peel da

Tẩy tế bào chết

Định nghĩa

Peel da được hiểu nôm na là biện pháp lột da. Peel da cũng có 2 loại chính: Peel da vật lý (sử dụng các phương pháp làm bào mòn lớp bên ngoài) và Peel da hoá học (sử dụng axit để lột lớp ngoài cùng của da)Peel da chia làm 3 loại: Peel nông, trung bình và sâu. Tuỳ vào mức độ bạn muốn tác động đến da của bạn.

Tẩy tế bào chết như đã được định nghĩa ở trên, đây là phương pháp làm sạch lớp da chết trên bề mặt.

Mức độ tác động

Tác dụng sâu, làm sạch cả 3 lớp: thượng bì, trung bì và hạ bì

Tẩy tế bào chết tác động lên lớp trên cùng của da

Công dụng

Nhiều công dụng hơn phương pháp tẩy tế bào chết: Làm sạch sâu, kích thích tăng sinh collagen, đều màu da, se khít lỗ chân lông, trẻ hoá da…

Làm sạch bề mặt, thông thoáng lỗ chân lông, dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng từ các sản phẩm skincare

Lưu ý

Peel da tuỳ mức độ mà mất từ 7 đến 21 ngày để phục hồi. Da không đẹp lên ngay nhưng sau khi phục hồi có thể giữ được từ 1-3 tháng. Tuy nhiên trừ mức độ peel nông bạn có thể tự thực hiện tại nhà, peel da cần có sự can thiệp của bác sĩ. Lưu ý chăm sóc kỹ sau khi peel nếu bạn không muốn da mỏng đi, dễ bị nám, tàn nhang chỉ vì peel không đúng cách.

Tế bào chết bạn có thể cảm nhận da sáng lên ngay sau khi tẩy. Tuy nhiên nó chỉ duy trì được 2-3 ngày, vì vậy bạn cần tẩy tế bào chết thường xuyên. Tẩy tế bào chết không cần nghỉ dưỡng vì da sẽ phục hồi lại rất nhanh. Tẩy tế bào chết đơn giản và dễ thực hiện tại nhà, bạn có thể tự mình làm hoặc tham khảo các thông tin trên Internet mà không cần lời khuyên của bác sĩ.

Như vậy, bạn có thể hiển đơn giản, peel da là phương pháp tẩy tế bào chết ở mức chuyên sâu hơn, đòi hỏi phương pháp thực hiện, axit đưa vào da có nồng độ cao hơn. Vì vậy làn da được phục hồi nhiều hơn nhưng cũng kéo theo nhiều thời gian và phương pháp phức tạp hơn.

Tẩy tế bào chết cho từng loại da mặt như thế nào là hiệu quả?

Mỗi loại da có một đặc tính khác nhau, vì vậy hãy cùng ATZ khám phá xem tẩy tế bào chết cho từng loại da cần lưu ý điều gì nhé:

Da khô

Tẩy da chết rất quan trọng đối với da khô hoặc bong tróc. Tránh tẩy da chết vật lý trên da khô, vì nó sẽ làm da khô hơn và có thể dẫn đến các vết thương nhỏ.

Vì vậy, da khô chỉ được tẩy tế bào chết hoá học. Axit glycolic (AHA – có chứa trong sản phẩm tẩy tế bào chết hoá học) sẽ giúp loại bỏ các tế bào chết bám trên bề mặt da và khuyến khích các tế bào da mới nhanh chóng phát triển.

Lưu ý: Bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết hoá học. Nếu bạn dùng axit glycolic vào ban ngày, hãy lưu ý luôn sử dụng kem chống nắng có SPF (chỉ số chống nắng) cao.

Da nhạy cảm

Da nhạy cảm rất mong manh, vì vậy, bạn hãy tránh chà xát hoặc sử dụng phương pháp tẩy tế bào chết vật lý cho làn da này. Chúng sẽ gây kích ứng da và có thể dẫn đến mẩn đỏ.

Hãy sử dụng sản phẩm tẩy da chết hóa học nhẹ và dùng khăn lau nhẹ nhàng. Đối với mụn trứng cá, bạn cũng có thể thử lột da bằng axit salicylic nhưng phải có bác sĩ tư vấn nhé.

Da dầu mụn

Da dầu ngoài lớp tế bào chết còn có thêm một lớp dầu khá dày bám trên bề mặt da, dễ dàng gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.

Vì vậy, việc tẩy tế bào chết cho da mụn dầu cần phải lưu ý, bạn có thể sử dụng cả 2 phương pháp tẩy tế bào chết vật lý lẫn hoá học. Tuy nhiên tránh sử dụng tẩy tế bào chết vật lý có hạt to dễ làm tổn thương da và khiến tình trạng của các nếp nhăn trở nên rõ ràng hơn.

Nếu bạn dễ bị nổi mụn hoặc bị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình, hãy tìm các sản phẩm có chứa retinoid, axit salicylic hoặc axit glycolic.

>>>Xem thêm: Mụn đầu đen: Nguyên nhân, cách ngăn ngừa và 10 mẹo trị mụn đầu đen tại nhà cực kỳ hiệu quả

Da thường

Da thường thông thoáng và không dễ bị kích ứng. Đây là loại da khá dễ nuông chiều vì bạn có thể sử dụng bất kỳ phương pháp tẩy tế bào chết nào, tất cả đều an toàn. Bạn chỉ cần cân nhắc loại sản phẩm tẩy tế bào chết nào trên thị trường phù hợp với sở thích của mình mà thôi.

Da hỗn hợp

Da hỗn hợp có thể cần kết hợp tẩy tế bào chết vật lý và hóa học. Tuy nhiên, không bao giờ sử dụng cả hai trong cùng một ngày vì nó có thể gây kích ứng da.

Mỗi vùng da của da hỗn hợp có đặc tính khác nhau, bạn có thể sử dụng những sản phẩm khác nhau ở trên từng vùng da.

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng sản phẩm tẩy da chết vật lý trên vùng da nhờn và dùng tẩy tế bào chết hoá học cho vùng da khô vào ngày hôm sau.

Nếu da bạn cảm thấy khô sau khi tẩy da chết, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau đó.

Tẩy tế bào chết cho từng bộ phận trên cơ thể cần lưu ý điều gì?

20241226_Cn25KlNd.jpg

Cẩn thận khi tẩy tế bào chết cho những vùng da nhạy cảm trên cơ thể, bao gồm cả mặt. Tẩy tế bào chết ở những vùng này quá thường xuyên có thể dẫn đến khô, mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Khuôn mặt

Loại chất tẩy da chết để sử dụng trên khuôn mặt của bạn tùy thuộc vào loại da của bạn. Để tẩy tế bào chết vật lý cho da mặt, hãy lưu ý thoa nhẹ nhàng lên da bằng ngón tay. Xoa theo chuyển động tròn, nhỏ. Rửa sạch bằng nước ấm.

Đối với sản phẩm tẩy da chết hóa học ở dạng lỏng, hãy thoa bằng một miếng bông hoặc khăn mặt.

Tay và chân

Cách dễ nhất để tẩy tế bào chết cho cánh tay và chân là dùng bàn chải, miếng bọt biển hoặc xơ mướp. Nó có thể giúp loại bỏ các tế bào da chết và kích thích tuần hoàn.

Các sản phẩm này được bán rất nhiều trên thị trường, bạn có thể dễ dàng tìm mua ở siêu thị, cửa hàng mỹ phẩm. Bạn cũng có thể thử tẩy tế bào chết bằng cách dùng bàn chải khô.

Bàn chân và bàn tay

Có lẽ bạn ít khi nghe qua tẩy tế bào chết cho bàn tay nhưng hẳn bạn đã rất quen thuộc với việc chà gót chân rồi. Chà gót chân là một hình thức tẩy tế bào chết cho phần gót chân của bạn. Để loại bỏ da chết, giảm bớt tình trạng nứt nẻ da chân và có một gót hồng cánh sen theo chuẩn phụ nữ Á Đông.

Gót chân là vùng da khá dày, bạn có thể dùng đá bọt để tẩy tế bào chết cho gót chân từ 1-2 lần/tuần.

Vùng bikini

Đây là vùng da cực kỳ nhạy cảm trên cơ thể. Để tẩy tế bào chết cho vùng bikini, hãy dùng vòi sen nước ấm để làm mềm da trước, sau đó sử dụng các sản phẩm đặc trị riêng cho vùng da này được bán trên thị trường, nhẹ nhàng chà thật nhẹ và rửa kỹ sau khi tẩy xong.

Những câu hỏi thường gặp về tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết cho lợi ích gì?

Những lợi ích của việc tẩy da chết bao gồm:

  • Loại bỏ tế bào da chết
  • Cải thiện lưu thông máu dưới da
  • Khuyến khích làn da thay đổi, mang lại làn da sáng hơn
  • Cho phép hấp thụ kem dưỡng ẩm và serum tốt hơn

Khi nào thì nên ngừng tẩy tế bào chết?

Ngừng tẩy tế bào chết nếu bạn thấy da bị đỏ, viêm, bong tróc hoặc kích ứng.

Hậu quả nếu bạn tẩy da chết quá mức hoặc không tẩy?

Dấu hiệu của việc tẩy da chết quá nhiều khá rõ ràng. Ví dụ: bạn cảm thấy da mặt khó chịu hoặc da bị breakout (nổi mụn) mà không rõ nguyên do.

Một dấu hiệu khác của việc tẩy da chết quá nhiều là bạn phát hiện da hơi rát khi rửa mặt hoặc tiếp xúc mỹ phẩm, đó là do các vết rách nhỏ hoặc do các mao mạch nhỏ dưới da bị vỡ.

Tuy nhiên, tẩy tế bào chết không đủ sẽ tạo điều kiện cho da chết tích tụ, có khả năng dẫn đến xỉn màu, tắc nghẽn và da bị sần sùi, thô ráp.

Các sản phẩm chăm sóc da khác cũng có thể không có cơ hội thẩm thấu sâu như mong muốn nếu không tẩy da chết đúng cách.

Bạn có thể sử dụng nhiều hơn một sản phẩm tẩy da chết cùng một lúc không?

Bạn hoàn toàn có thể, nhưng hãy chú ý đến các phản ứng của da. Tốt nhất là bắt đầu với một sản phẩm và sau đó thêm vào sản phẩm thứ hai nếu bạn cảm thấy làn da của mình cần nhiều hơn.

Nếu bạn sử dụng hai loại cùng một lúc, hãy chọn những loại nhẹ nhàng và ít gây kích ứng.

Bạn cũng có thể kết hợp cả loại vật lý và hóa học. Tuy nhiên không sử dụng cả hai loại trong cùng một ngày mà hãy chia lịch trong tuần để da không bị quá tải nhé.

Thời điểm nào trong ngày nên tẩy tế bào chết?

Tất cả phụ thuộc vào sở thích cá nhân và thói quen hàng ngày của bạn.

Ví dụ: nếu bạn thức dậy vào một làn da xỉn màu, bạn có thể tẩy tế bào chết để có một làn da tươi tắn đón chào ngày mới. Mặt khác, tẩy tế bào chết vào ban đêm có thể giúp loại bỏ lớp trang điểm còn sót lại trên da.

Chỉ cần ghi nhớ đừng tẩy tế bào chết nếu bạn có vết thương hở trên da.

Phải làm gì nếu da có phản ứng xấu với chất tẩy tế bào chết?

Nếu có thể, hãy rửa sạch lại da bằng nước ở nhiệt độ phòng và chất tẩy rửa nhẹ.

Bạn nên tránh sử dụng đồ trang điểm hoặc các sản phẩm khác trên khu vực này cho đến khi hết kích ứng. Tốt nhất không sử dụng mỹ phẩm cho tới khi các dấu hiệu giảm lại.

Bạn có thể sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết dành riêng cho cơ thể trên mặt và ngược lại không?

Bạn không nên. Mỗi sản phẩm tẩy tế bào chết đều được thiết kế cho từng loại da và từng vùng cơ thể riêng biệt.

Ví dụ: vùng da gót chân sẽ dày hơn và cần sản phẩm khác so với da chân. Vùng da body cũng sẽ dày hơn và chịu kích ứng tốt hơn vùng da mặt.

Da mặt của bạn luôn mỏng manh hơn da ở cánh tay và da chân của bạn. Da body lại sử dụng các sản phẩm có kết cấu mạnh hơn mới tẩy sạch được lượng tế bào chết trên da. Sử dụng sản phẩm như vậy trên mặt có thể dẫn đến xây xát và các kích ứng khác.

Ngược lại, nếu da body sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết cho da mặt, nó có thể không gây hại gì, nhưng có thể nó sẽ không đủ mạnh để loại bỏ hết lượng tế bào chết trên body.

ATZ đã nghiên cứu một sản phẩm dầu muối tắm Himalaya, kết hợp các thành phần tự nhiên như tinh dầu, muối tắm Himalaya nhập khẩu và dầu dừa.

Sản phẩm có thể giúp bạn tẩy tế bào chết body, làm trẻ hóa làn da bằng cách loại bỏ tế bào chết, làm mềm mịn da, phục hồi độ ẩm tự nhiên của da, thúc đẩy làn da khỏe và sạch, kích thích tuần hoàn, làm dịu đau nhức, làm dịu cơ và tâm trí.

Cách sử dụng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần làm ẩm da với nước sau đó thoa lượng muối tắm vừa đủ lên da và massage nhẹ nhàng. Mỗi lần tắm 10 phút và 2-3 lần/tuần.

Để có làn da sạch và mịn màng nên kết hợp tắm bằng xà phòng Mù u sau khi sử dụng muối tắm Himalayan.

7 cách để tẩy tế bào chết cho da mặt hiệu quả đơn giản

1. Sử dụng kén tằm

20241226_x9DEtCpn.jpg

Kén tằm là sản phẩm được hình thành trong quá trình các con tằm ăn lá dâu rồi nhả tơ đóng thành kén. Thông thường, kén tằm sẽ được sử dụng làm nguyên liệu để dệt vải. Những loại vải lụa tơ tằm được dệt từ vỏ kén có chất vải mềm mịn và đẹp hơn hẳn các loại vải thông thường, vì vậy từ đó giá thành của chúng cũng cao hơn hẳn những loại khác.

Tuy vậy, kén tằm không chỉ có công dụng trong việc dệt vải, mà ít ai biết rằng, kén tằm còn là một nguyên liệu tuyệt vời giúp phái đẹp chăm sóc và nuôi dưỡng làn da. Kén tằm đặc biệt có tác dụng trong việc làm sạch da, điều trị mụn đầu đen, chống lão hóa và làm sáng da mặt.

Theo các nghiên cứu, kén tằm là một hợp chất có chứa nhiều thành phần cần thiết cho mọi loại da như silk protein, sericin cùng 12 loại acid amin đặc biệt. Đây không chỉ là những thành phần giúp làn da của các nàng đẹp hơn, mà chúng còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình trẻ hóa làn da.

20241226_s6JhZXFI.jpg

Khi các nàng sử dụng kén tằm để massage trực tiếp lên da mặt, những chất dinh dưỡng được tích lũy từ quá trình trao đổi chất ở kén tằm sẽ thẩm thấu vào làn da tốt hơn, làm cho làn da của các nàng trở nên mịn màng, bóng khỏe và tăng độ đàn hồi của da, từ đó làn da phái đẹp sẽ dần trở nên trắng sáng.

Ở Việt Nam chưa có nhiều người sử dụng nhưng đây là sản phẩm tự nhiên không thể thiếu trong công cuộc làm đẹp của phụ nữ Hàn Quốc mỗi ngày!

Hiểu được việc đó, ATZ đã tìm kiếm nguồn kén tằm từ nông trại Uljin thuộc Viện Hải Dương Học Hàn Quốc nằm trên vùng thổ nhưỡng giàu chất dinh dưỡng. Từ đó tạo nên sản phẩm kén tằm cao cấp Hàn Quốc ATZ.

Công dụng đặc biệt của kén tằm ATZ có thể kể đến như:

  1. Lấy sạch bụi bẩn, bã nhờn, tẩy tế bào chết và làm mịn da
  2. Chữa lành da, làm lành nứt nẻ và phục hồi cấu trúc da.
  3. Trẻ hóa làn da, giúp ngăn ngừa lão hóa và nếp nhăn.
  4. Tạo màn chắn giúp bảo vệ da khỏi các tác nhân xấu: khói bụi, tia cực tím,…
  5. Chống oxy hóa, sản sinh collagen và trị mụn, kháng viêm.

Cách sử dụng kén tằm cũng cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần:

  1. Ngâm kén tằm trong nước ấm 60 độ khoảng 10 – 15 phút.
  2. Rửa sạch mặt sau đó mang kén tằm vào đầu ngón tay và massage mặt theo hình tròn.
  3. Sau khi massage từ 3-5 phút thì để cho da mặt khô tự nhiên, không cần rửa mặt lại.

Hoàn toàn phù hợp với bất kỳ loại da nào. Hơn thế với mỗi kén tằm cao cấp của ATZ, bạn có thể tái sử dụng 2-3 lần đấy

ATZ tin rằng chỉ cần qua một lần sử dụng bạn sẽ yêu thích sản phẩm này! Tìm hiểu ngay!

 

2. Bọt biển tự nhiên

Bạn có thể dễ dàng tìm mua các miếng bọt biển để hỗ trợ. Một miếng bọt biển tự nhiên có thể giúp bạn loại bỏ các tế bào da chết trên mặt.

Làm ướt và vắt miếng bọt biển, sau đó sử dụng các chuyển động tròn nhỏ để tẩy tế bào chết trên mặt.

Cố gắng không tạo áp lực quá nhiều lên da. Các thao tác vuốt nhẹ sẽ dễ dàng loại bỏ các tế bào da chết vì chúng không còn bám chắc trên bề mặt.

 

3. Sử dụng khăn mặt

Nếu không sử dụng hai sản phẩm ở trên (là 2 phương án tốt hơn) thì dùng khăn mặt là một lựa chọn tốt cho những người có làn da nhạy cảm.

Lấy một chiếc khăn thông thường và làm ẩm bằng nước ấm, sau đó dùng khăn này để chà xát da nhẹ nhàng theo vòng tròn nhỏ.

Làm sạch mặt trước khi tẩy tế bào chết cũng có thể có lợi vì điều này giúp mở rộng lỗ chân lông của da.

 

4. Kem tẩy da chết (hoặc mặt nạ tẩy tế bào chết tại nhà)

Kem tẩy tế bào chết cho da mặt là một sản phẩm phổ biến. Tuy nhiên, chúng có thể làm hỏng da vì các thành phần có thể gây ra vết rách nhỏ.

Tránh các sản phẩm có chứa các mảnh cứng không hòa tan, chẳng hạn như vỏ các loại hạt.

Tẩy tế bào chết làm từ muối hoặc đường dễ tan là rất tốt trên da. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chỉ nên sử dụng chúng một cách thận trọng và không quá một lần mỗi tuần. Chúng thường không thích hợp cho những người có làn da nhạy cảm hoặc khô.

Để thay thế cho việc mua các sản phẩm tẩy tế bào chết trên mặt, một người có thể muốn tự làm ở nhà một hỗn hợp mặt nạ tẩy tế bào chết tự nhiên.

Có 4 cách làm mặt nạ tẩy da chết tại nhà bằng các công thức tự nhiên thường được sử dụng:

Bột yến mạch và sữa chua

20241226_UxT1XLEz.jpg

Theo nghiên cứu, bột yến mạch có chứa các hợp chất gọi là phenol, có hoạt tính chống oxy hóa. Nó cũng có đặc tính chống viêm giúp làm dịu da.

Sữa chua, có axit lactic tự nhiên, có thể giúp tăng cường tẩy tế bào chết, trong khi dầu dừa có thể bổ sung độ ẩm mà không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Công thức này phù hợp nhất cho da hỗn hợp.

Thành phần:

  • 2 muỗng canh yến mạch cán mịn (chọn loại hữu cơ nếu có thể)
  • 1 muỗng canh sữa chua Hy Lạp hữu cơ
  • 1 muỗng canh dầu dừa nguyên chất

Cách làm:

  1. Xay yến mạch thành bột mịn bằng máy xay cà phê hoặc máy xay sinh tố.
  2. Trộn tất cả các thành phần trong một cái tô.
  3. Thoa lên da đã làm sạch theo vòng tròn nhẹ nhàng trong khoảng 30 đến 60 giây.
  4. Chờ 10-15p, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm.
  5. Múc hết hỗn hợp còn lại cho vào hộp kín và cất vào tủ lạnh cho các lần dùng sau nếu còn.

Mật ong và yến mạch

Mật ong là một bổ sung tuyệt vời để tẩy tế bào chết trên da mặt do khả năng cân bằng vi khuẩn trên da của bạn. Điều này làm cho nó trở thành một thành phần hiệu quả chống lại mụn trứng cá. Mật ong vừa là chất tẩy tế bào chết tự nhiên vừa là chất dưỡng ẩm.

Thành phần:

  • 1/4 ly yến mạch nguyên chất, chưa nấu chín và nghiền mịn
  • 1/8 ly mật ong nguyên chất
  • 1/8 ly dầu dừa

Cách làm:

  1. Xay yến mạch thành bột mịn bằng máy xay cà phê hoặc máy xay sinh tố.
  2. Làm ấm mật ong trong vài giây trong lò vi sóng để mật ong dễ trộn hơn.
  3. Trộn tất cả nguyên liệu vào một cái tô.
  4. Thoa lên da theo vòng tròn nhẹ nhàng trong khoảng 60 giây.
  5. Chờ 10-15p, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm.
  6. Múc phần còn lại của hỗn hợp bỏ vào hộp kín và bảo quản trong tủ lạnh.

Táo và mật ong

Công thức này sử dụng mật ong để nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da của bạn. Táo – có axit trái cây tự nhiên và enzym – cũng có tác dụng tẩy tế bào chết.

Các axit trái cây kết hợp với đặc tính kháng khuẩn của mật ong làm cho nó trở thành một lựa chọn tốt cho da dầu hoặc hoặc da có mụn trứng cá.

Thành phần:

  • 1 quả táo chín, gọt vỏ và khoét lỗ
  • 1/2 muỗng canh. mật ong nguyên chất hữu cơ
  • 1/2 muỗng cà phê bột ngọt. dầu jojoba

Cách làm:

  1. Xay nhuyễn táo trong máy xay sinh tố cho đến khi táo mịn nhưng không chảy nước.
  2. Làm ấm mật ong trong vài giây trong lò vi sóng để mật ong dễ trộn hơn.
  3. Trộn tất cả nguyên liệu vào một cái tô.
  4. Đắp theo chuyển động tròn lên mặt trong 30 đến 60 giây.
  5. Để hỗn hợp tẩy tế bào chết lưu lại trên da trong 10-15 phút để có thêm lợi ích dưỡng ẩm.
  6. Rửa sạch mặt bằng nước ấm.
  7. Múc hỗn hợp còn lại vào hộp và cất vào tủ lạnh.

Chuối và yến mạch

Nếu bạn không muốn sử dụng dầu dừa hay mật ong. Bạn có thể dùng công thức này.

Chuối chứa các chất dinh dưỡng như kali, vitamin C và một lượng vitamin A. Chúng cũng chứa silica, một nguyên tố khoáng chất và tương đối của silicone, có thể giúp tăng cường sản xuất collagen trong da của bạn.

Công thức này rất phù hợp cho da dầu.

Thành phần:

  • 1 quả chuối chín
  • 2 muỗng canh. bột yến mạch xay mịn
  • 1 muỗng canh. sữa chua Hy Lạp hữu cơ

Cách làm:

  1. Ép chuối bằng nĩa cho đến khi chuối mịn nhưng không chảy nước.
  2. Xay yến mạch trong máy xay thực phẩm thành bột mịn.
  3. Trộn tất cả nguyên liệu vào một cái tô.
  4. Thoa lên da theo chuyển động tròn trong 30 đến 60 giây.
  5. Chờ 10-15p, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm.
  6. Múc hỗn hợp còn thừa vào hộp kín và cất vào tủ lạnh.

5. AHA

AHA hoạt động bằng cách hòa tan lớp da trên cùng để lộ ra các tế bào da mới bên dưới.

Sử dụng AHA để làm nhỏ lỗ chân lông hoặc giảm sự xuất hiện của nếp nhăn.

Axit glycolic là loại AHA phổ biến nhất.

6. BHA

BHA thâm nhập vào các lỗ chân lông để làm thông thoáng chúng và phù hợp hơn với các loại da dầu và da hỗn hợp.

Axit salicylic là BHA phổ biến nhất và các chuyên gia y tế sử dụng chúng để điều trị mụn trứng cá.

7. Retinol

Retinol là một dạng vitamin A được mọi người sử dụng để chăm sóc da. Nó là một chất tẩy tế bào chết hóa học mạnh mẽ mà một người có thể áp dụng để điều trị mụn trứng cá.

Retinol có thể gây viêm, vì vậy những người bị bệnh chàm, bệnh vẩy nến hoặc bệnh rosacea có thể tránh sử dụng nó.

Đến lúc bạn hành động!

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tất tần tật mọi vấn đề cần biết khi nhắc đến tẩy tế bào chết. ATZ hy vọng cẩm nang nhỏ này có thể giúp mọi người hiểu sâu về những cách tẩy da chết hiệu quả.

Để cho da của chúng ta được khỏe và sáng mịn hơn, chúng ta nên thường xuyên cung cấp collagen cho da và tẩy da chết, bạn có thể xem qua sản phẩm tẩy tế bào chết như dầu muối khoáng Himalaya cho body và kén tằm cho da mặt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề làm đẹp hay chăm sóc da (skincare) đừng ngần ngại để lại câu hỏi bên dưới cho ATZ nhé.

Sứ mệnh của ATZ là đưa đến cho bạn những sản phẩm organic chăm sóc sức khỏe và làm đẹp có chất lượng tốt nhất.

Xin được đồng hành cùng bạn!

 

Thông tin liên hệ:

𝗛𝗲̣̂ 𝘁𝗵𝗼̂́𝗻𝗴 𝗰𝘂̛̉𝗮 𝗵𝗮̀𝗻𝗴: 

- TP.HCM: Cresent mall Quận 7 | Sài Gòn Centre Quận 1 | Estella Place Quận 2 | Vincom Grand Park Quận 9 | Parc Mall Quận 8

- Đà Nẵng: Vincom Ngô Quyền

- Hà Nội: AEON Hà Đông | Royal City | Lotte Department Store | Times

𝗛𝗼𝘁𝗹𝗶𝗻𝗲: 𝟏𝟖𝟎𝟎 𝟎𝟎𝟏𝟒 - 𝟎𝟗𝟑𝟏 𝟑𝟏𝟒 𝟏𝟓1

𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥:  info@atzlife.com.vn

𝐙𝐚𝐥𝐨: https://zalo.me/atzorganic

𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: atzorganic.com.vn

𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤:

ATZ Organic: fb.me/atzorganic.com.vn

ATZ Healthy Life: fb.me/atzhealthylife

Zenme: fb.me/Zenme.vn

𝐓𝐢𝐤𝐭𝐨𝐤:

ATZ Organic: tiktok.com/@atzorganicsine2010

Zenme: tiktok.com/@zenmevietnam

𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞: youtube.com/@ATZOrganicVietnam

𝐒𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shope.ee/4pnaA74VWx