25/12/2024

Thoái hóa cột sống tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và cách điều trị tự nhiên hiệu quả nhất

Hơn 1,5 triệu người mắc bệnh thoái hóa cột sống mỗi năm, trong đó trên 80% là người cao tuổi (từ 50 tuổi trở đi) bị thoái hóa cột sống cổ, còn lại phân bổ đều ở nam và nữ giới tuổi trung niên mắc thoái hóa cột sống lưng.

Thoái hóa cột sống đến từ tuổi tác là điều khó tránh nhưng bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt hoặc vận động không hợp lý trong thời gian dài. Điều này làm chất lượng cuộc sống và sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu.

Vậy thoái hóa cột sống nguy hiểm như thế nào và cách điều trị tự nhiên hiệu quả nhất là gì?

Cùng ATZ đọc bài viết sau!

 

Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống hay còn gọi thoái hóa đốt sống là một dạng của viêm khớp, xảy ra khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa, cấu trúc cột sống dần mất đi chức năng bình thường theo thời gian.

Nguyên nhân chủ yếu là do lão hóa nhưng cũng có thể là biến chứng của các bệnh lý nguy hiểm khác. Các loại thoái hóa cột sống thường diễn ra ở những vị trí sau:

  • Thoái hóa cột sống ngực: Ảnh hưởng đến phần giữa của dây thần kinh cột sống.
  • Thoái hóa cột sống lưng: Ảnh hưởng tới phần lưng dưới.
  • Thoái hóa cột sống đa cấp: Ảnh hưởng tới đến nhiều phần của cột sống.
  • Thoái hóa cột sống cổ: Loại thoái hóa cột sống phổ biến nhất và tác động nhiều tới vùng cổ.

Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống

20241225_YpHILvSy.jpg

Như đã nói, nguyên nhân chung dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống đó chính là sự lão hóa. Tuy nhiên, vẫn có vài trường hợp bệnh xuất hiện do các yếu tố khác:

  • Di truyền từ thế hệ khác trong gia đình.
  • Bị béo phì, thừa cân.
  • Ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ.
  • Bị chấn thương cột sống do tai nạn, chơi thể thao.
  • Hút thuốc nhiều.
  • Môi trường làm việc phải di chuyển liên tục hoặc làm việc nặng ảnh hưởng tới cột sống.
  • Căng thẳng quá mức, thường xuyên lo lắng hoặc bị trầm cảm.
  • Bị bệnh viêm khớp vảy nến.
  • Điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đủ dưỡng chất khiến cơ khớp suy yếu.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Nếu bạn bị thoái hóa cột sống do lão hóa thì thường sẽ không có quá nhiều triệu chứng cụ thể mà xuất hiện thỉnh thoảng khi bạn vận động nặng hoặc tác động đột ngột.

Còn đối với các nguyên nhân khác thì triệu chứng ban đầu sẽ là cứng khớp, cảm thấy đau nhức nhẹ vùng cột sống và tình trạng càng ngày càng nặng nếu không có hướng cải thiện.

Các triệu chứng thường gặp của thoái hóa cột sống mà bạn cần lưu ý đó là:

  • Cột sống bị biến dạng, cong vẹo
  • Khi di chuyển xương cốt phát ra tiếng
  • Cơ co thắt, gây đau đớn
  • Khó khăn trong vận động và sinh hoạt hằng ngày, đau đớn khi di chuyển, thậm chí là nghỉ ngơi
  • Cơ thể yếu ớt, thường xuyên đau lưng, đau vai gáy cổ
  • Tê liệt dây thần kinh cột sống, mất cảm giác
  • Gặp các vấn đề về bàng quang và ruột
  • Khó khăn trong sinh hoạt tình dục

Biến chứng mà thoái hóa cột sống có thể gây ra

20241225_pkb3hNOE.jpg

Nếu không kịp thời phát hiện nguyên nhân và tìm ra hướng điều trị thoái hóa cột sống kịp lúc thì bạn có thể phải đối diện với các biến chứng sau:

Hẹp ống sống

Tình trạng cột sống bị thu hẹp, tác động lực lên các dây thần kinh đi qua cột sống. Thông thường, hẹp ống sống xảy ra ở vùng lưng dưới và cổ. Nếu trường hợp thoái hóa cột sống nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật để giải phóng không gian cho tủy sống hoặc các dây thần kinh bị chèn.

Bệnh về đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm, đau cổ vai gáy là hai bệnh thường gặp liên quan tới thoái hóa cột sống, gây đau nhức cho người bệnh và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày.

Thoái hóa cột sống cổ

Nguyên nhân đến từ việc tủy sống bị chèn ép dẫn tới tình trạng tê tay chân, đau nhức, dần mất khả năng cử động, mất thăng bằng và gặp vấn đề về bàng quang.

Vẹo cột sống

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng thoái hóa cột sống có thể là nguyên nhân gây ra chứng vẹo cột sống. Vẹo cột sống có thể ảnh hưởng tới các cơ quan bên trong như: Tim, phổi, gan,…

 

Chẩn đoán thoái hóa cột sống bằng cách nào?

Các chẩn đoán thoái hóa cột sống đặc biệt cần thiết vì những ai mắc bệnh này do lão hóa thì ít thấy được các triệu chứng đặc trưng. Những chẩn đoán này sẽ giúp bác sĩ có thêm thông tin về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước khi đưa ra kết quả chính xác.

Xét nghiệm máu

Tuy xét nghiệm máu không thể giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân thoái hóa cột sống nhưng chúng giúp bác sĩ loại trừ được những nguyên nhân khác có thể gây ra triệu chứng giống bệnh lý này.

Bên cạnh xét nghiệm máu, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm như xét nghiệm tủy sống.

Chụp X – Quang

Là phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống sử dụng năng lượng từ chùm tia X để quét qua cơ thể và phản ánh hình ảnh bên trong trên một tấm phim.

Tuy nhiên, X – Quang có điểm hạn chế đó là không thể hiện được các mô mềm như tủy sống, các dây thần kinh cột sống, đĩa đệm cũng như các khối u, u nang,…

Chính vì thế, chụp X – Quang chỉ giúp bác sĩ đánh giá tổng thể đường cột sống, độ cong và phát hiện các bất thường rõ nét như: Gai cột sống, hẹp đĩa đệm,…

Chụp CT hoặc MRI

Chụp CT là cách chẩn đoán cung cấp chi tiết hình ảnh cột sống và cấu trúc xương. Tuy vẫn sử dụng tia X để phản chiếu hình ảnh lên màn hình máy tính nhưng chụp CT cho kết quả thoái hóa cột sống chuyên sâu hơn chụp X – Quang.

Chụp MRI hay còn gọi là chụp cộng hưởng giúp chẩn đoán chi tiết các vùng mô mềm như: Đĩa đệm, các dây thần kinh, tủy sống,… Nhờ vào MRI mà bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng ảnh hưởng mà thoái hóa cột sống gây ra..

Điện cơ (EMG)

Là phương pháp chẩn đoán bằng phản ứng điện với các dây thần kinh và cơ để đánh giá tình trạng hoạt động của cơ. Điện cơ sẽ giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương của thần kinh cột sống, từ đó đưa ra nguyên nhân chính xác thoái hóa cột sống.

Người bệnh có thể thấy đau nhẹ tại vùng thực hiện điện cơ hoặc cảm giác tê, râm ran trong một vài ngày.

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Sớm nhận biết các dấu hiệu thoái hóa cột sống cấp độ nặng sau đây sẽ giúp bạn tầm soát được sức khỏe kịp lúc, tránh để lại các di chứng nặng nề.

  • Đau đớn dữ dội và các cơn đau lan ra tứ chi.
  • Thấy vùng lưng biến dạng, không di chuyển được.
  • Dây thần kinh bị chèn ép gây tê liệt, nhức nhối.
  • Thị lực giảm sút, đau mắt, chảy nước mắt hoặc mù.
  • Ngực đau dai dẳng, ấn vào có gai.
  • Bại liệt và mất khả năng vận động nếu không kịp thời thăm khám.

 

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống

Sau khi chẩn đoán được chính xác nguyên nhân, các chuyên gia về xương khớp sẽ tìm ra phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thích hợp cho bạn tùy theo mức độ.

Massage

Massage tuy không chữa hết bệnh thoái hóa cột sống nhưng sẽ giúp giảm bớt đau, không làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Bốn kỹ thuật chính thường dùng trong massage đó là: Xoa, bóp, lăn, day.

Hai bước massage sau đây sẽ được các chuyên viên xoa bóp giàu kinh nghiệm thực hiện giúp bạn giảm được đau đớn do thoái hóa cột sống:

  • Bước 1: Dùng mu bàn tay ấn xuống da và di tay theo đường tròn dọc từ lưng xuống mông 3 lần. Sử dụng khớp ngón tay và cổ tay để di chuyển theo hướng trên 3 lần nữa. Cuối cùng dùng hai bàn tay xoa bóp hai bên cột sống của bệnh nhân.
  • Bước 2: Dùng tay day ấn theo chiều kim đồng hồ 3 huyệt: Thận du, đại trường du và cách du. Bấm huyệt lực tăng dần cho đến khi người bệnh thấy căng tức. Tiếp tục dùng ngón tay ấn vào cùng thoái hóa cột sống trong khoảng thời gian từ 3 – 5 phút.

Để tăng tính hiệu quả, trong quá trình massage bạn có thể kết hợp sử dụng thêm dầu dừa của ATZ Organic. Với thành phần tinh khiết chiết xuất từ cơm dừa, trải qua quy trình xử lý và sàng lọc tiến tiến, sản phẩm dầu dừa này sẽ hỗ trợ giúp máu huyết tuần hoàn và làm các cơ bắp được thư giãn khi sử dụng trong khi massage.

Hiện nay, ATZ đang có dầu dừa nguyên chất và dầu dừa kết hợp cùng các thành phần khác như: Sả, gừng, mù u,… Ngoài tác dụng làm dầu massage còn giúp dưỡng da, làm kem cạo lông, tẩy tế bào chết toàn thân,…

Thoa dầu dừa lên vùng da vừa phải để tránh tình trạng kích ứng, sau đó pha loãng tinh dầu với nước và bôi lên vùng da cần massage, xoa bóp nhẹ nhàng để da thẩm thấu các tinh chất có trong dầu dừa.

Phương pháp massage không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như ý vì còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Tốt nhất bạn nên tới thăm khám tại các địa chỉ uy tín để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ điều trị.

Bạn có thể tham khảo clip bên dưới do bác sĩ David Russ hướng dẫn cách massage cho người thoái hóa cột sống lưng nhé:

Châm cứu

Châm cứu là một liệu pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống an toàn bằng cách đưa kim châm lên các vùng da cụ thể chứa huyệt đạo.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh châm cứu thật sự có hiệu quả trong việc giảm đau nhức xương khớp và các bệnh lý về xương khớp khác.

Có thể kết hợp châm cứu với các phương pháp điều trị khác khi được bác sĩ cho phép để nâng cao hiệu quả.

Trị liệu thần kinh cột sống

Là phương pháp cung cấp cho bệnh nhân bài tập giúp duy trì khả năng vận động bằng các hoạt động hằng ngày.

Mục đích của cách điều trị thoái hóa cột sống này là tăng cường sức bền cơ tại vùng cột sống đang tổn thương, mang lại sự ổn định và giảm áp lực cho các khớp.

Kích thích điện (TENS)

Đây là liệu pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống không xâm lấn sử dụng một lượng điện nhỏ để giảm đau ở các dây thần kinh cột sống. Bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau mà chỉ thấy râm ran hoặc ngứa khi thực hiện kích thích điện.

Phương pháp này cần phải được sự cho phép và thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Tùy theo thể trạng cũng như tình trạng bệnh mà mức độ giảm đau nhức sẽ khác nhau.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc có thể giúp kiểm soát các cơn đau và làm giảm đi sự phát triển của bệnh thoái hóa cột sống. Một số loại thường được bác sĩ kê đơn:

  • Thuốc giảm đau: Có tác dụng giảm đau, giảm viêm và sưng, ít có tác dụng phụ và phù hợp cho những ai ở mức độ đau từ nhẹ tới trung bình.
  • Thuốc bôi: Được bôi trực tiếp lên vùng da ngoài cột sống để kích thích các đầu dây thần kinh bên trong, đánh lạc hướng não khỏi các cơn đau. Thuốc bôi có nhiều loại và có thể kết hợp sử dụng với các loại thuốc giảm đau khác.
  • Thuốc kháng viêm: Sử dụng để hạn chế tình trạng sưng đau và chỉ dùng cho người bị thoái hóa cột sống mức độ từ trung bình đến nặng.

Lưu ý: Các loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo và chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc để tránh lờn và ảnh hưởng tới kết quả điều trị sau này.

Phẫu thuật

Trong trường hợp mức độ quá nghiêm trọng thì phẫu thuật sẽ là cách trị thoái cột sống tốt nhất để dứt điểm căn bệnh này. Phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống sẽ được tiến hành khi:

  • Các cách chữa thoái hóa cột sống khác đã được áp dụng nhưng không hiệu quả.
  • Người bệnh đau dữ dội và mức độ đau tăng dần theo thời gian.
  • Người bệnh mắc bệnh lý về tủy hoặc tổn thương nghiêm trọng, mất khả năng vận động.

Dù mang lại lợi ích lâu dài nhưng phẫu thuật vẫn tồn tại những rủi ro nhất định, nhất là những người thừa cân, béo phì hoặc mắc các bệnh lý khác.

Những cách chữa thoái hóa cột sống hiệu quả, tự nhiên tại nhà

Nếu đang gặp tình trạng thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ hoặc chỉ vừa mới có những dấu hiệu của đau vùng cột sống, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các cách sau để chữa bệnh ngay tại nhà, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn thấy được kết quả rất tốt.

Phương pháp chườm nóng/lạnh

Khi bị thoái hóa cột sống, triệu chứng rõ rệt nhất là những cơn co thắt, đau dữ dội vùng lưng khiến bạn gặp phiền toái trong công việc và cuộc sống. Điều đầu tiên bạn cần quan tâm đó chính là giảm đau như thế nào và chườm nóng/lạnh chính là giải pháp hữu hiệu.

Sức nóng sẽ giúp điều hòa lượng máu huyết lưu thông, giảm đau nhức cột sống và khiến bạn có thể từ từ hoạt động bình thường.

Đối các trường hợp chấn thương hay bị tác động vào vùng cột sống do lao động, khuân vác thì chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng tấy và viêm.

Nếu còn chưa tìm ra cách chườm nóng/lạnh chữa thoái hóa cột sống, tại sao không thử sử dụng túi chườm thảo dược nóng lạnh của ATZ Organic hiện đang là SẢN PHẨM BÁN CHẠY NHẤT TRONG 10 NĂM QUA.

20241225_rZkmK2y4.jpg

Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta không thể nào chăm sóc tốt cho bản thân mình, hiểu được điều này, chúng tôi mang đến sản phẩm túi chườm thảo dược với công dụng 2 trong 1 vô cùng tiện lợi.

Kết hợp giữa 9 loại thảo dược (Oải hương, hương thảo, lá thơm, bạc hà, sả, thì là, lá mùi, hạt ngò, quyết minh tử) cùng hai liệu pháp nóng lạnh, túi chườm thảo dược đã giúp cho rất nhiều khách hàng giảm bớt đau nhức do tuổi tác, vận động mạnh hoặc mắc các bệnh lý như thoái hóa cột sống.

Không chỉ có chất liệu 100% cotton sẽ giúp luân chuyển nhiệt đi khắp các vùng cơ thể bị đau nhức mà sản phẩm này còn mang đến hương thơm từ các loại thảo dược tự nhiên, kích thích tinh thần thêm phấn chấn.

Túi chườm thảo dược dùng được cho mọi đối tượng với nhiều lứa tuổi đa dạng từ học sinh, nhân viên văn phòng, vận động viên đến người lớn tuổi bị thoái hóa cột sống.

Cách sử dụng túi chườm thảo dược ATZ Organic:

  • Chườm nóng: Xịt sương lên 2 bề mặt của túi chườm bằng bình xịt, đặt túi chườm vào lò vi sóng ở chế độ vi sóng 1000W, thời gian từ 2 – 3 phút. Khi túi chườm đạt nhiệt độ từ 60 – 70 độ C, hãy đặt lên lưng/cổ/vai chườm và thư giãn.
  • Chườm lạnh: Cho túi chườm vào túi nhựa có dây kéo kín (túi zip). Sau đó cho vào ngăn đông tủ lạnh từ 1 – 2 tiếng để túi chườm có nhiệt độ từ 10 – 12 độ C. Lấy túi chườm ra, đặt lên lưng/cổ/vai và thư giãn thả lỏng. Sử dụng được trong 15 – 20 phút.

Nếu bạn đang có dấu hiệu bị thoái hóa cột sống, hãy thử tới các cửa hàng của ATZ Organic và sở hữu ngay các sản phẩm: Túi chườm Lưng thảo dược, túi chườm Vai thảo dược, túi chườm Cổ thảo dược,…

20241225_YcbyY43y.jpg

Bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống

Một số tư thế yoga sau đây bạn có thể áp dụng tại nhà, vừa dễ thực hiện mà lại mang tới hiệu quả chữa bệnh thoái hóa cột sống.

Tư thế trẻ em (Balasana)

Tư thế trẻ em giúp vùng cột sống và đặc biệt là lưng của bạn được giãn cơ, giảm tình trạng thoái hóa cột sống, tác động vào tâm trí và làm tinh thần thoải mái.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu với tư thế quỳ, ngồi trên bàn chân.
  • Đưa tay về phía trước và mở rộng đầu gối rộng bằng vai.
  • Thở ra và đẩy thân người hướng xuống sao cho xương cốt giãn nở, xương cụt được kéo dài.
  • Cảm nhận lực căng của vai lan tỏa tới lưng, hai cánh tay đặt xuống sàn, mu bàn tay hướng lên trên.
  • Giữ tư thế trong vòng 5 phút.

Tư thế chú chó (Adho Mukha Svanasana)

Không chỉ giúp kéo căng vùng lưng, cổ, đùi mà có động tác này còn tác động vào sâu trong cột sống, ngăn chặn sự thoái hóa cột sống và đĩa đệm.

Cách thực hiện:

  • Sau khi chống tay và đầu gối xuống mặt đất, đi tay từ từ ra phía trước và nâng mông lên cao, nhón gót chân hướng tới.
  • Giữ thẳng tay chân và đầu giữa hai tay, hít thở đều, cảm nhận được sự căng các đốt sống và vùng xương cụt.
  • Thực hiện tư thế trong vòng 10 giây và quay về động tác ban đầu, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày..

Tư thế luồn kim (Parsva Balasana)

Tư thế này giúp lưng, vai, cổ được thư giãn và tăng sự dẻo dai cho vùng cột sống. Nhờ vào động tác này mà nhiều người đã giảm bớt tình trạng đau nhức do thoái hóa cột sống.

Cách thực hiện:

  • Áp mặt xuống sàn và nằm nghiêng mặt sang một phía sau cho má chạm vào sàn.
  • Kéo tay phải xuống và luồn nó sang trái sao cho tay phải nằm dưới ngực, bàn tay phải hướng về phía bên trái. Lúc này vai sẽ chạm xuống sàn.
  • Thư giãn cơ và đếm trong vòng 10 giây trước khi trở lại vị trí ban đầu.
  • Lặp lại từ 10 – 20 lần để cảm nhận vùng cột sống cải thiện.

Tư thế mèo bò (Chakravakasana)

Một trong những tư thế yoga đơn giản bạn có thể áp dụng để chữa thoái hóa cột sống tại nhà đó chính là tư thế mèo bò. Không chỉ là động tác khởi động mà đây còn là cách giúp vùng cột sống được xoa bóp nhẹ nhàng.

Cách thực hiện:

  • Hai tay và hai đầu gối chống xuống đất, khoảng cách hai tay bằng vai
  • Hít vào từ từ và uốn cong lưng lên phía trên, sau đó thở ra chậm rãi và hướng cột sống về phía gần mặt đất.
  • Thực hiện động tác này ít nhất 10 lần kết hợp cùng việc hít thở để giảm đau thoái hóa cột sống.
20241225_SCvuVk0y.jpg

Lưu ý: Không tập các tư thế yoga khi bạn đang bị chấn thương hoặc mắc các bệnh về tim mạch. Nếu sau khi tập bị đau nhức dữ dội thì nên tham khảo ý kiến các chuyên gia trước khi tiếp tục.

Bài tập thể dục

Nếu không thực hiện được các cách trị thoái hóa cột sống trên, bạn vẫn có thể lựa chọn cho mình các bài tập thể dục dành cho người bị thoái hóa cột sống.

  1. Bài tập giãn cơ: Bằng cách kéo giãn cơ vùng cột sống và chuyển động nhẹ nhàng, các bài tập này sẽ giúp cột sống được thư giãn, tăng sự dẻo dai và hạn chế mắc các bệnh về xương khớp trong tương lai.
  2. Bài tập sức bền: Nếu cơ bắp của bạn khỏe mạnh thì việc tạo áp lực lên vùng cột sống sẽ được giảm thiểu. Ngoài ra, luyện tập thường xuyên sẽ tăng sức bền và bảo vệ cơ khớp khỏi sự tổn thương. Các bài tập nên có sự giám sát của người có chuyên môn để thực hiện đúng cách.
  3. Thể dục nhịp điệu: Là bài tập sử dụng hầu hết các nhóm cơ và giúp hệ tim mạch tuần hoàn tốt hơn. Bên cạnh đó, thể dục nhịp điệu còn cải thiện độ bền, tăng sức đề kháng cho cột sống và giúp giấc ngủ thêm ngon. Đây là bài tập yêu thích để giảm đau do thoái hóa cột sống bởi phù hợp với nhiều đối tượng bất kể giới tính hay độ tuổi.

Nếu vẫn còn chưa lựa chọn cho mình được bài tập nào, cùng theo dõi video dưới đây để thực hiện các động tác giảm đau do thoái hóa cột sống một cách chính xác nhất nhé (xem nhanh từ 0:27)

Lưu ý: Bạn nên chủ động thăm khám để xác định tình trạng và mức độ thoái hóa cột sống trước khi thực hiện bất kỳ động tác nào.

Làm sao để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống

Tuy không thể ngăn cản được tình trạng thoái hóa vì đây là yếu tố tự nhiên của con người nhưng bạn có thể phòng ngừa nó bắt đầu từ hôm nay!

  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất để tăng độ cứng cáp cho xương như: Vitamin D, vitamin K, vitamin C,…
  • Uống nhiều nước để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít/ngày.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá,…
  • Cân bằng xương khớp khi làm việc nặng, điều chỉnh tư thế tránh gây áp lực lên cột sống.
  • Không ngồi một chỗ quá lâu mà nên di chuyển để gân cốt được thư giãn.
  • Thường xuyên tập luyện thể lực một cách vừa phải.
  • Giải tỏa áp lực và lo âu, stress.
  • Chủ động thăm khám khi có bất cứ triệu chứng thoái hóa cột sống nào.

 

Không còn đau nhức vì thoái hóa cột sống cùng ATZ Organic ngay hôm nay!

Bài viết trên hy vọng đã giúp cho bạn hiểu thêm về căn bệnh thoái hóa cột sống và các cách điều trị tự nhiên hiệu quả nhất. Đây là điều cần thiết để giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh và tinh thần luôn tràn đầy năng lượng, sẵn sàng cho công việc và học tập.

Nếu bạn có dấu hiệu thoái hóa cột sống thì hãy để sản phẩm túi chườm thảo dược của ATZ Organic giúp bạn vượt qua các cơn đau và cảm thấy dễ chịu nhất chỉ trong lần đầu sử dụng.

Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể trực tiếp trải nghiệm miễn phí sản phẩm của chúng tôi và nhận tư vấn từ đội ngũ nhân viên tại bất kỳ cửa hàng nào của ATZ Organic trên toàn quốc.

Đừng quên gửi câu hỏi hoặc bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe để ATZ Organic giải đáp và cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho bạn thông qua hotline: 18000014 và fanpage của chúng tôi.

Xin được đồng hành cùng nhau!

 

Thông tin liên hệ:

𝗛𝗲̣̂ 𝘁𝗵𝗼̂́𝗻𝗴 𝗰𝘂̛̉𝗮 𝗵𝗮̀𝗻𝗴: 

- TP.HCM: Cresent mall Quận 7 | Sài Gòn Centre Quận 1 | Estella Place Quận 2 | Vincom Grand Park Quận 9 | Parc Mall Quận 8

- Đà Nẵng: Vincom Ngô Quyền

- Hà Nội: AEON Hà Đông | Royal City | Lotte Department Store | Times

𝗛𝗼𝘁𝗹𝗶𝗻𝗲: 𝟏𝟖𝟎𝟎 𝟎𝟎𝟏𝟒 - 𝟎𝟗𝟑𝟏 𝟑𝟏𝟒 𝟏𝟓1

𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥:  info@atzlife.com.vn

𝐙𝐚𝐥𝐨: https://zalo.me/atzorganic

𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: atzorganic.com.vn

𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤:

ATZ Organic: fb.me/atzorganic.com.vn

ATZ Healthy Life: fb.me/atzhealthylife

Zenme: fb.me/Zenme.vn

𝐓𝐢𝐤𝐭𝐨𝐤:

ATZ Organic: tiktok.com/@atzorganicsine2010

Zenme: tiktok.com/@zenmevietnam

𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞: youtube.com/@ATZOrganicVietnam

𝐒𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shope.ee/4pnaA74VWx