Cholesterol là gì? Lợi, hại và 11 cách giảm cholesterol hiệu quả nhất
26/12/2024
Theo Tổ chức Xương khớp học (Arthritis Foundation) thống kê, có hơn 27 triệu người Mỹ bị thoái hóa khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp gối. Ở Việt Nam, tình trạng bệnh lý này cũng diễn ra nhiều vô số kể, đặc biệt là nữ giới sau độ tuổi 45 thường mắc căn bệnh này nhiều hơn nam giới, nguy hiểm hơn khi nó đang có xu hướng trẻ hóa dần.
Điều đó đồng nghĩa với việc không chỉ là bản thân bạn mà những người thân trong gia đình bạn cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này. Thoái hóa khớp gối phát triển theo từng giai đoạn và mức độ ảnh hưởng tăng dần, gây khó khăn trong đi lại và đau đớn cho người bệnh.
Đừng để những cơn đau do thoái hóa khớp gối khiến bạn và người thân gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hãy cùng ATZ tìm hiểu nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả tại nhà ngay hôm nay.
Tất cả sẽ có trong bài viết này sau!
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp hay viêm xương khớp là một trong những bệnh lý phổ biến mà mỗi năm có hàng triệu người trên thế giới gặp phải.
Đây là bệnh lý xuất hiện khi các sụn bảo vệ đầu xương bị hao mòn theo thời gian, các khớp xương sẽ cọ xát với nhau nhiều hơn dẫn đến cứng khớp, đau nhức hoặc hình thành các gai xương.
Sớm nhận biết triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp sẽ giúp chúng ta kịp thời tìm ra phương pháp để làm chậm đi sự thoái hóa và giảm đau hiệu quả.
Mặc dù không nguy hiểm hay phá hủy bất kỳ xương khớp nào nhưng thoái hóa khớp ảnh hưởng tới vị trí các vùng xương khớp khác nhau và gây ra: Thoái hóa khớp bàn tay, thoái hóa khớp hông, thoái hóa cột sống và thường gặp nhất là thoái hóa khớp gối.
Thoái hóa khớp gối là bệnh gì?
Sụn đệm là một mô với bề mặt trơn nhẵn, đóng vai trò như một tấm đệm giữa các xương. Thoái hóa khớp gối xảy ra khi các sụn đệm của khớp gối bị thoái hóa và tình trạng nặng dần theo thời gian khi bạn tuổi càng cao, bị thừa cân hoặc gặp chấn thương.
Bệnh lý này tác động đến xương khớp, sụn và màng dịch ở vùng khớp gối, ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe và năng suất làm việc. Thông thường, thoái hóa khớp gối sẽ có 5 giai đoạn:
Tùy vào mỗi giai đoạn mà triệu chứng sẽ có sự khác nhau, cùng ATZ đọc tiếp để cập nhật các triệu chứng của thoái hóa khớp gối, từ đó tìm ra cách điều trị hiệu quả tại nhà nhé!
Triệu chứng của thoái hóa khớp gối
Triệu chứng của thoái hóa khớp gối sẽ phát triển dần theo thời gian, bao gồm các dấu hiệu sau đây:
Biến chứng của thoái hóa khớp gối
Khớp gối có mối liên kết với các phần xương khớp khác trong cơ thể, vì thế khi bị thoái hóa khớp gối hay tổn thương thì có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm sau:
Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối
Hầu hết nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này là do tuổi tác càng cao, sụn đệm bị bào mòn dẫn tới viêm khớp. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số nguyên nhân dưới đây cũng có thể là yếu tố thúc đẩy thoái hóa khớp gối phát triển nhanh chóng.
Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối như thế nào?
Khi có dấu hiệu bị thoái hóa khớp gối, để chắc chắn hơn bạn hãy trực tiếp tới thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán tình trạng xương khớp gối.
Tại đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng để xác định mức độ sưng đau hay linh hoạt trước khi tiến tới các bước chẩn đoán chuyên sâu hơn.
Chụp X – Quang
Sụn đệm sẽ không thể được nhìn thấy khi áp dụng chẩn đoán hình ảnh bằng X – Quang, tuy nhiên sẽ hiển thị được không gian giữa các xương khớp gối. Nhờ vào điều này mà bác sĩ có thể biết được mức độ thoái hóa khớp gối cũng như phát hiện các gai xương nếu có
Chụp cộng hưởng (MRI)
Đây là phương pháp sử dụng sóng từ trường để phản ánh chi tiết hình ảnh của xương và các mô, bao gồm sụn. Tuy không thực sự cần thiết để chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp gối nhưng nếu trường hợp phức tạp, MRI có thể cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu không thể phát hiện thoái hóa khớp gối nhưng sẽ loại trừ đi những nguyên nhân khác cũng có triệu chứng đau khớp gối tương tự, như viêm khớp dạng thấp.
Phân tích dịch khớp
Bác sĩ có chuyên môn sẽ dùng kim để hút dịch khớp vùng gối và mang vào phòng thí nghiệm để tìm ra nguyên nhân của cơn đau.
Những cách điều trị thoái hóa khớp gối
Sau khi có kết quả chẩn đoán và xác định nguyên nhân cũng như mức độ thoái hóa, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối phù hợp với bạn.
Sử dụng thuốc trị thoái hóa khớp gối
Một số loại thuốc có thể giúp giảm đi các triệu chứng viêm khớp gối, đặc biệt là đau nhức:
Lưu ý: Các loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo và chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc để tránh lờn và ảnh hưởng tới kết quả điều trị sau này.
Vật lý trị liệu cho người thoái hóa khớp gối
Bạn cần các chuyên gia trong điều trị vật lý trị liệu hướng dẫn các bài tập để tăng cường cơ bắp cho vùng đầu gối, tăng tính linh hoạt và giảm những cơn đau do thoái hóa khớp gối gây ra.
Một số bài tập mà bạn có thể dễ dàng thực hiện một mình như: Tập thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy bộ, bơi lội,… Thường xuyên sẽ mang lại kết quả tương đương với vật lý trị liệu.
Ngoài ra chuyên gia cũng sẽ giúp bạn tối ưu các vật dụng hằng ngày để không tạo áp lực cho vùng gối của bạn khi sử dụng chúng. Ví dụ như, sử dụng một chiếc ghế dài thay vì ghế thấp, đi thang máy thay vì leo cầu thang.
Bên dưới là clip chỉ dài 7 phút của Bác Sĩ Jo hướng dẫn các bài tập giúp bạn cải thiện sức mạnh khớp gối cho những người bị thoái hóa khớp gối:
Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp gối
Nếu tình trạng thoái hóa khớp gối của bạn chuyển biến nặng, lúc này bác sĩ có thể yêu cầu bạn phẫu thuật để giải quyết bệnh lý này triệt để.
Tiêm Cortisone
Thuốc Cortisone có thể giảm đau khớp gối của bạn. Bác sĩ sẽ gây tê vùng xung quanh khớp gối và tiêm thuốc vào bên trong khớp. Số lần tiêm sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ nhưng thường từ 3 – 4 lần/năm, nếu tiêm quá liều có thể tổn thương khớp nghiêm trọng.
Tiêm thuốc bôi trơn
Thuốc bôi trơn có chứa Axit Hyaluronic giúp giảm đau và cung cấp thêm phần sụn đệm cho khớp gối của bạn vì thành phần này tương tự như dịch khớp. Tuy nhiên, đây là phương pháp không được đánh giá hiệu quả cao.
Loại bỏ xương khớp
Nếu tình trạng thoái hóa khớp gối của hai bên chân khác nhau thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ xương ở trên hay dưới đầu gối. Điều này giúp đầu gối được cân bằng với trọng lượng cơ thể bạn
Thay khớp
Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để thay vùng khớp gối bị thoái hóa bằng các chất liệu khác như nhựa hoặc đồng. Phẫu thuật thay khớp tồn tại nhiều rủi ro như nhiễm trùng hay để lại cục máu đông và các khớp nhân tạo cũng không duy trì dài lâu mà cần thay thế theo thời gian.
Những cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả
Đối với bệnh thoái hóa khớp gối, nếu muốn giảm tình trạng bệnh đang gặp phải không chỉ đơn thuần là dùng thuốc hay điều trị mà còn phải thay đổi lối sống.
Các cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà không chỉ đơn giản, dễ thực hiện mà còn có thể giảm đau hiệu quả ngăn sự tiến triển của bệnh lý này tái phát nặng hơn.
Sử dụng tinh dầu
Nếu các loại thuốc không thể làm giảm bớt cơn đau của bạn thì bạn nên quan tâm tới biện pháp giảm đau khác, tinh dầu là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo mà ATZ gợi ý cho bạn.
Tinh dầu là một dạng tinh chất dạng lỏng được điều chế từ các thành phần thảo dược tốt cho sức khỏe và tình thần. Mỗi loại tinh dầu sẽ có mùi hương và mang lại lợi ích riêng, bạn có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để tăng tính hiệu quả.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thì các loại tinh dầu có thể được điều chỉnh về độ mạnh, độ tinh khiết tùy theo nơi sản xuất, vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi mua các sản phẩm tinh dầu.
Nếu không biết mua tinh dầu ở đâu uy tín, bạn có thể tham khảo tinh dầu tại ATZ Organic với sự kết hợp giữa 2 loại tinh dầu là dầu dừa và mù u, đang là sản phẩm giúp giảm đau do thoái hóa khớp gối bán chạy nhất hiện nay.
Các loại tinh dầu tốt cho điều trị thoái hóa khớp gối:
Lưu ý: Trước khi sử dụng bạn cần pha loãng các loại tinh dầu nguyên chất này với các tinh dầu nền khác như: Dầu dừa, dầu jojoba, dầu hạt mơ, dầu hạnh nhân,…
Nếu không biết mua tinh dầu nền ở đâu uy tín, bạn có thể tham khảo tinh dầu tại ATZ Organic với đa dạng các sản phẩm, giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho bản thân hoặc làm quà tặng cho người thân, bạn bè đang gặp vấn đề về thoái hóa khớp gối.
Cách sử dụng tinh dầu để giảm đau thoái hóa khớp gối:
Lưu ý: Không bôi trực tiếp tinh dầu lên da. Một số trường hợp bệnh lý hoặc mang thai không được sử dụng tinh dầu, vì thế bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Chườm nóng lạnh
Đây là cách trị thoái hóa khớp gối tại nhà đơn giản, tiết kiệm nhưng lại mang tới hiệu quả đáng kinh ngạc. Chườm nóng lạnh không gây ra tác dụng phụ và có khả năng giảm đau tức thời, giảm co thắt vùng khớp gối.
Với tình trạng thoái hóa khớp gối đang có xu hướng gia tăng như ngày nay, đây là lý do mà ATZ Organic mang sản phẩm Túi chườm Đầu gối thảo dược nóng lạnh đa năng tới gần hơn với nhiều khách hàng. Sản phẩm này rất thích hợp để lựa chọn làm món quà dành tặng cho những người thân trong gia đình bạn đang có dấu hiệu bị đau nhức khớp gối.
Sản phẩm túi chườm đầu gối kết hợp giữa liệu pháp hương thơm với liệu pháp nóng lạnh để tối ưu khả năng giảm đau nhức vùng khớp gối do nhiều nguyên nhân.
Cách sử dụng túi chườm thảo dược ATZ Healthy Life
Tắm muối Epsom giảm đau do thoái hóa khớp gối
Đối với tình trạng đau nhức mà thoái hóa khớp gối gây ra, tắm muối Epsom có thể mang lại hiệu quả giảm đau đáng kể.
Tắm muối Epsom được xem như một phương thuốc sử dụng từ hàng trăm năm nay để chữa bệnh và giảm đau. Magie trong muối Epsom sẽ hấp thụ qua da nhưng không làm tăng mức magie trong cơ thể, nó chỉ làm dịu cơn đau và tạo cảm giác thoải mái, nhất là những ai bị thoái hóa khớp gối.
Bên cạnh đó, tắm muối Epsom còn mang lại những hiệu quả vượt trội: Giảm căng thẳng, tẩy da chết, giảm viêm ngứa,….
Cách ngâm chân với muối Epsom:
Bổ sung collagen
Collagen loại 2 là một loại protein chính có trong sụn, đây là lý do mà bất cứ ai đang bị thoái hóa khớp gối cũng nên bổ sung collagen này để tăng cường sức bền cho khớp gối và giảm thiểu các căn bệnh liên quan đến viêm khớp khác.
Trong một nghiên cứu, có 39 người bị viêm khớp gối sau khi uống 10mg collagen loại 2 mỗi ngày thì sau 3 tháng, họ có thể lấy lại khả năng đi lại và vận động bình thường.
Tuy nhiên, điều này không khẳng định được chắc chắn rằng collagen loại 2 sẽ giúp chữa trị thoái hóa khớp gối triệt để. Tuy nhiên, đây vẫn là cách chữa thoái hóa khớp gối bạn có thể tham khảo.
Cách sử dụng collagen loại 2:
Lưu ý: Không sử dụng quá 40mg collagen loại 2 mỗi ngày.
Hiểu được tầm quan trọng của collagen trong sức khỏe xương khớp, ATZ Organic mang đến cho bạn sản phẩm Premium Collagen C với các ưu điểm vượt trội sau:
Collagen Vi Cá có tỉ lệ hấp thụ cao hơn Collagen từ động vật với phân tử nano collagen giúp cơ thể hấp thụ nhanh chóng.
Sử dụng thảo dược
Các loại thảo dược tự nhiên ngày càng được nhiều người dùng để sử dụng trong việc trị thoái hóa khớp gối vì an toàn và không để lại tác dụng phụ như các loại thuốc khác.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh tình trạng kích ứng hoặc mua nhầm thảo dược kém chất lượng.
Giảm cân
Khi trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ vô hình chung tạo nên áp lực cho hai khớp gối của bạn, khiến bạn bị thoái hóa khớp gối nhanh chóng.
Vì thế bạn có thể xây dựng một chế độ ăn uống bằng các thực phẩm được gợi ý phía trên hoặc là áp dụng các bài tập dưới đây để kiểm soát cân nặng của mình.
Tập Yoga
Một số bài tập Yoga sẽ giúp tập trung vào sự liên kết giữa tâm trí và cơ thể, trị bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả và khiến người bệnh không còn để ý quá nhiều vào cơn đau. Đây là bộ môn được khuyến khích tập luyện vì thích hợp với nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau.
Ngoài ra, Yoga còn giúp tăng tính linh hoạt của khớp gối, hạn chế sự cứng khớp hay đau khớp thường xảy ra với những người bị viêm khớp. 4 tư thế Yoga sau đây bạn có thể luyện tập theo:
Tư thế trái núi
Tư thế chiến binh 1
Tư thế góc giới hạn (bound angle pose)
Tư thế ngồi thẳng lưng
Lưu ý: Không tập các tư thế yoga khi bạn đang bị chấn thương hoặc mắc các bệnh về tim mạch. Nếu sau khi tập bị đau nhức dữ dội thì nên tham khảo ý kiến các chuyên gia trước khi tiếp tục.
Nếu vẫn còn chưa hiểu rõ cách tập, hãy cùng xem video dưới đây!
Ngoài ra còn các động tác khác mà bạn có thể tập thêm ở clip bên dưới do huấn luyện viên Pilates & Yoga: Amy Newman hướng dẫn. Chúng tôi tin rằng chỉ với 3 phút nhưng bạn sẽ nhận được rất nhiều giá trị thông qua video. Xem ngay nhé!
Bài tập cho người thoái hóa khớp gối
Tập thể dục giúp cho các cơ xương khớp khối được tăng cường và giảm đi áp lực, tăng tính linh hoạt và độ bền, hạn chế các cơn đau do thoái hóa khớp gối gây ra. Không chỉ vậy, tập thể dục còn là cách kiểm soát cân nặng và giúp bạn ngủ ngon.
Hãy cùng ATZ bắt đầu với các bài tập dưới đây:
Bài tập khởi động
Cho dù bị thoái hóa xương khớp ở đâu, trước khi bắt đầu bài tập thể dục, bạn vẫn phải khởi động để làm nóng gân cốt.
Bài tập sức bền
Đây là những bài tập nâng cao sức bền bằng các hoạt động nhỏ như: Đi bộ, leo cầu thang, đạp xe tại chỗ,… Khi sức bền tăng lên, hãy thử tập các bộ môn khác với thời gian lâu hơn như: Bơi lội, thái cực quyền, thể dục nhịp điệu,…
Nếu là một người bận rộn, không có nhiều thời gian tập luyện, hãy thử kết hợp luyện tập với các công việc hằng ngày: Rửa xe, hút bụi, mua sắm, vận động tại chỗ,… Cũng là một trong những cách giúp giảm đi tình trạng thoái hóa khớp gối.
Bạn có thể áp dụng các bài tập đơn giản trong video dưới đây tại nhà:
Lưu ý: Bạn nên chủ động thăm khám để xác định tình trạng và mức độ thoái hóa khớp gối trước khi thực hiện bất kỳ động tác nào.
Dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp gối
Có một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bạn giảm cân, loại bỏ bớt đi một nguyên nhân khiến bạn bị thoái hóa khớp gối và bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt trong việc chữa viêm khớp tại nhà.
Thực phẩm nên ăn:
Thực phẩm cần tránh:
ATZ Organic – Người bạn đồng hành đáng tin cậy cho những ai bị thoái hóa khớp gối
Tất cả những thông tin cần thiết về nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhà hiệu quả đã được ATZ Organic tổng hợp trong bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để phòng bệnh cũng như chữa bệnh.
ATZ Organic hân hạnh là người đồng hành giúp bạn vượt qua cơn đau thoái hóa khớp gối với các sản phẩm như: Tinh dầu, túi chườm thảo dược nóng lạnh đa năng,… Mang lại hiệu quả giảm đau rõ rệt chỉ trong lần đầu sử dụng.
Không chỉ là cơn đau của bản thân mà nếu như người thân của bạn cũng đang gặp tình trạng thoái hóa khớp gối, đừng ngần ngại tới trải nghiệm miễn phí và lựa chọn trực tiếp sản phẩm tại các cửa hàng của ATZ trên toàn quốc. Chúng tôi tin chắc rằng đây sẽ là một món quà sức khỏe đầy ý nghĩa dành cho người thân của bạn.
Đừng quên gửi câu hỏi hoặc bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe để ATZ Organic giải đáp và cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho bạn thông qua hotline: 18000014 và fanpage của chúng tôi.
Xin được đồng hành cùng nhau!
Thông tin liên hệ:
𝗛𝗲̣̂ 𝘁𝗵𝗼̂́𝗻𝗴 𝗰𝘂̛̉𝗮 𝗵𝗮̀𝗻𝗴:
- TP.HCM: Cresent mall Quận 7 | Sài Gòn Centre Quận 1 | Estella Place Quận 2 | Vincom Grand Park Quận 9 | Parc Mall Quận 8
- Đà Nẵng: Vincom Ngô Quyền
- Hà Nội: AEON Hà Đông | Royal City | Lotte Department Store | Times
𝗛𝗼𝘁𝗹𝗶𝗻𝗲: 𝟏𝟖𝟎𝟎 𝟎𝟎𝟏𝟒 - 𝟎𝟗𝟑𝟏 𝟑𝟏𝟒 𝟏𝟓1
𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: info@atzlife.com.vn
𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: atzorganic.com.vn
𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤:
ATZ Organic: fb.me/atzorganic.com.vn
ATZ Healthy Life: fb.me/atzhealthylife
Zenme: fb.me/Zenme.vn
𝐓𝐢𝐤𝐭𝐨𝐤:
ATZ Organic: tiktok.com/@atzorganicsine2010
Zenme: tiktok.com/@zenmevietnam
𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞: youtube.com/@ATZOrganicVietnam
𝐒𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shope.ee/4pnaA74VWx