25/12/2024

Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị tự nhiên tại nhà hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh cơ xương khớp thường gặp, có thể để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt và rất khó thực hiện các động tác cột sống như cúi ngửa, nghiêng xoay.

Bệnh thoát vị đĩa đệm, nếu bạn chưa tham khảo hay tìm hiểu tại chuyên sâu thì bạn sẽ nghĩ rằng nó là căn bệnh của người lớn tuổi. Nhưng thực chất không như vậy, đối với cuộc sống bận rộn hiện nay, căn bệnh càng ngày có dấu hiệu trẻ hóa hơn và có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi.

Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân và phương pháp chữa trị ra sao? Có cách nào điều trị tự nhiên hiệu quả tại nhà hay không? Tất cả các câu hỏi này sẽ được ATZ Organic tổng hợp và trình bày chi tiết trong bài viết này.

Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

 

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Để tìm hiểu bệnh thoát vị đĩa đệm là gì, thì bạn cần nắm được về cấu tạo của nó, từ đó bạn sẽ hiểu về bệnh lý một cách rõ ràng hơn.

Cấu tạo hình thái cấu trúc đĩa đệm cơ thể người gồm 3 phần:

  • Bao xơ gồm nhiều vòng sợi collagen có độ đàn hồi cao giúp bảo vệ nhân nhầy bên trong, giữ vững cột sống, giảm sốc.
  • Nhân nhầy nằm bên trong bao xơ, thành phần chủ yếu là các proteoglycans cấu tạo nên. nhân nhầy có chức năng là điểm tựa, cân bằng chấn động, giảm sốc và trao đổi dinh dưỡng.
  • Tấm sụn tận cùng được cấu thành từ collagen, canxi, nước và proteoglycans, có chức năng bảo vệ sụn và xương đốt sống khỏi bị nhân nhầy chèn ép và không bị nhiễm khuẩn từ xương.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi, gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống, kích thích dây thần kinh gần đó. Tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm thoát vị, nó có thể dẫn đến đau, tê hoặc yếu ở cánh tay hoặc chân.

20241225_pfex1kaz.jpg

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh tương đối thường gặp trong cộng đồng. Bệnh xuất hiện liên quan đến việc vận động cơ thể quá mức và hoạt động thể lực nặng, thế nên đối tượng thường mắc nhất là lứa tuổi lao động.

Những đối tượng này thường khuân vác các vật nặng, không đúng tư thế điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ xương khớp và đặc biệt là hệ thống đĩa đệm cột sống.

Hiện nay, tại Việt Nam bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng chiếm tỉ lệ khá cao, có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và đang có xu hướng trẻ hóa, thường gặp ở lứa tuổi từ 20 – 55 tuổi.

Hầu hết các đĩa đệm thoát vị xảy ra ở cột sống thắt lưng, nơi các dây thần kinh cột sống thoát ra giữa các đốt sống thắt lưng, sau đó liên kết lại với nhau để tạo thành dây thần kinh tọa, chạy dọc xuống chân của bạn.

 

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm rất khác nhau tùy thuộc vào vị trí thoát vị và phản ứng của người bệnh với cơn đau. Hầu hết các đĩa đệm thoát vị xảy ra ở lưng dưới, mặc dù chúng cũng có thể xảy ra ở cổ.

Các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của đĩa đệm và liệu đĩa đệm có đè lên dây thần kinh hay không. Chúng thường ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

  • Đau nhức tay hoặc chân: Bệnh nhân có những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh, sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Tính chất đau có thể âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc rất dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
  • Tê hoặc ngứa ran: Những người bị thoát vị đĩa đệm thường bị tê hoặc ngứa ran ở phần cơ thể do các dây thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Yếu cơ bắp: Cơ bắp được phục vụ bởi các dây thần kinh bị ảnh hưởng có xu hướng yếu đi. Điều này có thể khiến bạn dễ bị vấp ngã hoặc ảnh hưởng đến khả năng nâng hoặc giữ đồ trên tay của bạn.

Ngoài ra, cũng có những trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tuy nhiên không có triệu chứng gì. Bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:

  • Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể bị tụt chân (chân khuỵu khi đi bộ) hoặc mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang. Nếu bạn bị yếu chân hoặc khó kiểm soát chức năng bàng quang hoặc ruột, bạn nên đi khám ngay lập tức.
  • Tình trạng mất cảm giác tại các vùng gọi là “yên ngựa” trên cơ thể như bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn.

 

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm

Bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhầy ở trung tâm (nhân tủy). Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương.

Nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức,…) nhân nhầy có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.

Khi đĩa đệm nào đó bị rách hoặc đứt, những chất dạng gel bên trong nó sẽ tràn ra ngoài. Hiện tượng này được gọi là thoát vị nhân tủy – hay thoát vị đĩa đệm.

Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Một số nguyên nhân chủ yếu gồm:

Sai tư thế trong hoạt động

20241225_pZKuCLq4.jpg

Cơn đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp: Tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai cách đặc biệt hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng.

Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm. Không chỉ bê vác nặng, mà nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp.

Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể đến từ yếu tố bị tai nạn hay các chấn thương cột sống.

Bị thoái hoá tự nhiên

Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đốt cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố gây bệnh.

Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và độ đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo theo thời gian.

Những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhầy có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách.

Nguyên nhân do béo phì hoặc bệnh lý bẩm sinh:

Những người thừa cân béo phì sẽ có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn bình thường, do cột sống phải gồng lên để gánh một trọng lượng cơ thể lớn.

Ngoài ra, những bệnh lý bẩm sinh từ nhỏ như hẹp ống sống, thoát vị nhân tủy,… Cũng làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm ở nhiều người.

Nguyên nhân do di truyền

Tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

 

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cách nào?

Có 2 hình thức để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, gồm:

Chẩn đoán lâm sàng

  • Để chẩn đoán bệnh lý thoát vị đĩa đệm, trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe nhằm tìm kiếm nguồn gốc của cơn đau và sự khó chịu của bạn.
  • Điều này sẽ bao gồm: Kiểm tra chức năng thần kinh và sức mạnh cơ bắp của bạn, liệu bạn có cảm thấy đau khi di chuyển hoặc chạm vào vùng bị ảnh hưởng hay không.
  • Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh và các triệu chứng của bạn. Họ sẽ quan tâm đến thời điểm bạn cảm thấy các triệu chứng đầu tiên và những hoạt động nào khiến cơn đau của bạn trầm trọng hơn.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Các xét nghiệm hình ảnh có thể giúp bác sĩ xem xương và cơ của cột sống và xác định bất kỳ khu vực bị tổn thương nào. Bao gồm:

Chụp X – Quang

20241225_Z6Idzlbd.jpg

Thông qua một số hình ảnh của chụp X – Quang quy ước như: Lệch vẹo cột sống, mất ưỡn cột sống, hẹp khoang gian đốt sống,… Có thể xác định vị trí thoát vị.

Ngoài ra chụp X – Quang quy ước còn giúp xác định thương tổn khác của cột sống như khuyết eo, mất vững cột sống, trượt đốt sống,…

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Đây là kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Khi các nguyên tử hydrogen trong cơ thể người dưới tác động của từ trường và sóng radio, hấp thụ và phóng thích năng lượng RF.

Quá trình phóng thích này được máy thu nhận, xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thành hình ảnh.

Hình ảnh cộng hưởng từ MRI có độ tương phản cao, sắc nét và rõ ràng, chi tiết, giải phẫu tốt và có khả năng tái tạo 3D mang lại hiệu quả chẩn đoán cho bác sĩ đối với bệnh lý của bệnh nhân.

Chụp cộng hưởng từ cho phép xác định được vị trí, hình thái thoát vị, số tần thoát vị. Đây được coi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác nhất trong các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang

Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật dùng nhiều tia X quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang, phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để cho ra hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp.

Trường hợp người bệnh nghi ngờ thoát vị đĩa đệm nhưng không thể chụp cộng hưởng từ sẽ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính kết hợp với chụp bao rễ cản quang.

Kỹ thuật này cho phép xác định vị trí, mức độ thoát vị một cách chính xác với độ nhạy cao.

Đo điện cơ (EMG)

Điện cơ (EMG) là một thủ thuật chẩn đoán đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ bắp và các tế bào thần kinh kiểm soát chúng. Những tế bào thần kinh này được gọi là tế bào thần kinh vận động, chúng truyền tín hiệu điện khiến cơ bắp co và thư giãn.

EMG chuyển các tín hiệu điện này thành các biểu đồ hoặc con số giúp các bác sĩ chẩn đoán. Các bài kiểm tra EMG đo hoạt động điện của cơ bắp của bạn. Các kim nhỏ được đặt vào cơ của bạn và kết quả được ghi lại trên một thiết bị đặc biệt.

Bên cạnh đó, thực hiện nghiên cứu dẫn truyền thần kinh cũng sẽ diễn ra tương tự, nhưng nó đo lường mức độ thần kinh của bạn truyền tín hiệu điện từ đầu dây thần kinh này sang đầu dây thần kinh khác. Các xét nghiệm này có thể phát hiện tổn thương thần kinh và yếu cơ.

Lưu ý: Mỗi giải pháp đều có cơ chế tác động và liệu trình điều trị riêng, vì vậy, người bệnh cần có sự so sánh về ưu, nhược điểm trước khi quyết định sử dụng.

 

Những cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có rất nhiều phương pháp để điều trị, có thể kể đến các phương pháp sau đây:

Sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Nếu cơn đau của bạn từ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol, những loại khác) ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) hoặc naproxen sodium (Aleve).
  • Thuốc tiêm cortisone: Nếu cơn đau của bạn không cải thiện với thuốc uống, bác sĩ có thể đề nghị một loại corticosteroid có thể được tiêm vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống. Chụp ảnh cột sống có thể giúp định hướng kim.
  • Thuốc giãn cơ: Bạn có thể được kê đơn những loại thuốc này nếu bạn bị co thắt cơ. An thần và chóng mặt là những tác dụng phụ thường gặp.

Lưu ý: Các loại thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo và chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc để tránh lờn và ảnh hưởng tới kết quả điều trị sau này.

Vật lý trị liệu

Mục tiêu của vật lý trị liệu là giúp bạn trở lại hoạt động bình thường càng sớm càng tốt và ngăn ngừa chấn thương tái phát.

Các bác sĩ vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn các kỹ thuật tư thế, nâng và đi bộ phù hợp, đồng thời họ sẽ làm việc với bạn để tăng cường cơ lưng dưới, cơ chân và cơ bụng.

Các bài tập cũng sẽ hỗ trợ bạn kéo dài và tăng tính linh hoạt của cột sống với chân. Tập thể dục và các bài tập tăng cường sức mạnh là yếu tố quan trọng trong việc điều trị và nên được duy trì thường xuyên mỗi ngày.

Hãy dành 3 phút mỗi ngày để làm theo những bài tập được hướng dẫn rõ ràng dưới đây, chúng tôi tin điều này sẽ giúp cải thiện căn bệnh thoát vị đĩa đệm của bạn một cách nhanh chóng.

Liệu pháp massage trong Đông y

Người bệnh có thể áp dụng 4 kỹ thuật chính trong phương pháp massage sau để giảm bớt cơn đau nhức của mình

  • Xoa: Dùng các đầu ngón tay để xoa bóp lên vùng lưng bị đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra. Thực hiện xoa bóp ngược theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 5 phút để giảm căng cơ.
  • Bóp: Dùng hai đầu ngón tay cái ấn lên phần thắt lưng để làm trụ, các ngón tay còn lại bóp hai bên thắt lưng với một lực vừa phải. Bóp liên tục trong khoảng 5 phút để các cơn đau giảm dần.
  • Lăn: Dùng các đầu ngón tay lăn dọc hai bên cột sống giống dạng con lăn. Lăn đi lăn lại trong khoảng 5 phút để mang lại hiệu quả giảm đau tốt nhất.
  • Day: Dùng phần đệm của lòng bàn tay ấn xuống lưng và day chậm với một lực vừa phải tại vùng thắt lưng và hông của người bệnh.

Bạn có thể tham khảo các cách massage cho người thoát vị đĩa đệm tại nhà trong video dưới đây để áp dụng cho những người thân hoặc bạn bè của mình.

Liệu pháp tế bào gốc

Áp dụng phương pháp tiêm tế bào gốc vào cơ thể được đánh giá là an toàn, bởi các tế bào gốc thu được là từ chính cơ thể của người bệnh, do đó cơ thể bệnh nhân sẽ không bị kích ứng hay gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào.

Những hiệu quả không thể ngờ đến khi sử dụng tế bào gốc để điều trị thoát vị đĩa đệm có thể được kể đến đó là:

  • Tế bào gốc khi thay thế sẽ phát triển thành các tế bào đĩa đệm giúp phục hồi lại chức năng ở vùng đĩa đệm bị tổn thương.
  • Giải phóng lượng lớn các protein thiết yếu trong đó có thành phần cytokine giúp làm chậm quá trình thoái hóa đĩa đệm và giảm đau hiệu quả.
  • Ngoài ra, sử dụng tế bào gốc còn có tác dụng hỗ trợ ức chế viêm và hạn chế được nguy cơ viêm khớp cùng với một số triệu chứng có liên quan.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Sau khi thăm khám và thu thập tất cả các kết quả, bác sĩ phẫu thuật của bạn có thể đề nghị một trong những phẫu thuật này hoặc kết hợp nhiều phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt ghép

Trong phẫu thuật cắt ghép cột sống, bác sĩ phẫu thuật tạo một lỗ mở trong vòm đốt sống (lamina) để giảm áp lực lên các rễ thần kinh của bạn. Phương pháp này được thực hiện thông qua một vết rạch nhỏ, đôi khi có sự hỗ trợ của kính hiển vi.

Phẫu thuật cắt bỏ vi phẫu

Cắt bỏ vi phẫu là một phẫu thuật giúp loại bỏ phần bị tổn thương của đĩa đệm thoát vị trong cột sống của người bệnh. Đây là hình thức phẫu thuật phổ biến nhất được sử dụng cho thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng.

Trong quy trình này, phần đĩa đệm gây áp lực lên rễ thần kinh của bạn sẽ được loại bỏ. Trong một số trường hợp, toàn bộ đĩa bị loại bỏ.

Phẫu thuật đĩa đệm nhân tạo

Đối với phẫu thuật đĩa đệm nhân tạo, bạn sẽ được gây mê toàn thân. Phẫu thuật này thường được áp dụng cho một đĩa đệm khi vấn đề ở lưng dưới.

Đó không phải là một lựa chọn tốt nếu bạn bị viêm khớp hoặc loãng xương hoặc khi nhiều đĩa đệm bị thoái hóa.

Hợp nhất cột sống

Phẫu thuật này có giá trị hợp nhất vĩnh viễn hai hoặc nhiều đốt sống với nhau. Điều này có thể được thực hiện bằng cách ghép xương từ một bộ phận khác của cơ thể bạn hoặc từ một người hiến tặng.

Phương pháp này có thể dùng đến ốc vít và thanh kim loại hoặc nhựa được thiết kế để hỗ trợ thêm. Điều này sẽ làm bất động vĩnh viễn phần cột sống đó của bạn.

Lưu ý: Tất cả các cuộc phẫu thuật đều có một số rủi ro, bao gồm nhiễm trùng, chảy máu và tổn thương thần kinh. Nếu đĩa không được lấy ra, nó có thể bị vỡ một lần nữa.

 

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tự nhiên tại nhà

Để giải thoát cơn đau hay tránh xa các cuộc phẫu thuật, bạn có thể áp dụng các liệu pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm tại nhà dưới đây để nâng cao sức khỏe.

Giảm cân

20241225_8TGEQ46H.jpg

Tình trạng thừa cân, béo phì, cột sống sẽ phải chịu một áp lực đáng kể khiến hệ thống đĩa đệm bị chèn ép nặng hơn gấp nhiều lần so với thông thường, lâu ngày sẽ gây tổn thương đến vòng bao xơ bên ngoài và khiến nhân nhầy bị thoát ra, gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Để tránh làm tổn thương cột sống, người bệnh nên giảm cân (nếu đang bị thừa cân). Khi thăm khám, bác sĩ có thể cho bạn một lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lý để bạn có thể giảm cân.

Đồng thời họ cũng sẽ tư vấn cho bạn những hoạt động ít ảnh hưởng và yêu cầu hạn chế một số hoạt động liên quan đến uốn cong, xoắn lưng hoặc nâng vật nặng.

Để giảm cân, người bệnh nên thực hiện như sau:

  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế tiêu hao chất béo, tăng cường ăn rau xanh, các thực phẩm cung cấp canxi, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa, xương khớp và sức khỏe.
  • Tập thể dục đều đặn: Mỗi ngày nên dành ra 30 phút để tập thể dục giúp giảm cân, tăng cường sức đề kháng, sức khỏe cho xương khớp. Bên cạnh đó nên dành 5 phút để đi lại sau 2 – 3 giờ ngồi làm việc.
  • Chú ý tư thế ngồi làm việc: Lưng và đầu cần thẳng, tránh khuân vác vật nặng quá sức.

Dù được khuyên thường xuyên tập luyện thể thao để giảm cân hiệu quả, giảm áp lực lên cột sống và tăng cường hoạt động cơ bắp.

Tuy nhiên bạn cần đi khám tầm soát để xác định được chính xác mình đang thoát vị ở giai đoạn nào, ở điểm nào trên cột sống và chỉ nên tập các bài tập được chỉ định, tránh bệnh biến chuyển nặng nề hơn.

Liệu pháp chườm nóng/lạnh

Một trong những giải pháp điều trị bệnh ngay tại nhà cho những đối tượng bị thoát vị đĩa đệm nhẹ được nhiều người bệnh lựa chọn đó là liệu pháp chườm nóng/lạnh.

Dưới tác dụng của nhiệt, chườm nóng/lạnh có tác dụng giãn cơ, giảm áp lực lên thần kinh, từ đó giảm đau hiệu quả.

Túi chườm thảo dược nóng/lạnh là món quà giúp người bệnh giảm những cơn đau mãn tính, nhức mỏi xương khớp, tê lạnh chân hoặc làm dịu các vết bầm tím, các cơn đau cấp tính do vận động.

Hiểu được điều này, ATZ Organic đưa tới cho bạn liệu pháp chườm nóng/lạnh đa năng bằng Túi chườm Lưng thảo dược nóng lạnh đa năng, hiện đang là những SẢN PHẨM BÁN CHẠY NHẤT TRONG 10 NĂM QUA được nhiều khách hàng tin dùng và là sản phẩm quà biếu “quý giá từ sức khỏe”!

Với thành phần được làm từ 9 loại thảo dược 100% thiên nhiên chọn lọc từ các nhà cung cấp uy tín chất lượng Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Việt Nam bao gồm: Oải hương, hương thảo, lá thơm, bạc hà, sả, thì là, lá mùi, hạt ngò, quyết minh tử. Cùng với đó là sự kết hợp của vỏ túi được làm từ vải 100% cotton chịu nhiệt với kỹ thuật đặc biệt giúp luân chuyển nhiệt đều khắp bề mặt vải.

20241225_JVu8AP4L.jpg

Người bệnh lựa chọn sử dụng sản phẩm này hoàn toàn có thể yên tâm về tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm và đồng thời thấy hiệu quả cho bệnh lý đau cột sống.

Túi chườm cổ thảo dược có thể dùng được cho mọi đối tượng và độ tuổi như: Học sinh, sinh viên học tập căng thẳng, nhân viên văn phòng, người lớn tuổi bị đau khớp, người bị đau nhức tay chân, phụ nữ sau sinh, người chơi thể thao,…

Sở hữu cho mình sản phẩm Túi chườm thảo dược đa năng của ATZ Organic bạn sẽ thấy được những công dụng bất ngờ sau:

  • Chườm nóng: Giúp tăng cường sự tuần hoàn máu, làm giảm nhức mỏi, tê lạnh chân, giảm đau, giảm cứng cơ và thư giãn cơ bắp toàn thân.
  • Chườm lạnh: Giúp giảm lưu lượng máu đến vùng bị thương tổn làm giảm sưng, đau nhức, bầm tím, bong gân khi va chạm mạnh do chơi thể thao hay nâng vật nặng,…
  • Liệu pháp hương thơm: Hương thơm tự nhiên từ thảo dược tác động đến các giác quan và hệ thần kinh, mang đến cảm giác thư giãn, phấn chấn ngay tức thì.

Cách sử dụng túi chườm thảo dược ATZ Organic:

  • Cách sử dụng phương pháp nhiệt nóng: Xịt sương lên bề mặt bằng bình xịt, đưa túi chườm vào lò vi sóng, điều chỉnh nhiệt độ từ 60 – 70 độ C trong 1 – 2 phút. Lấy túi chườm ra, đặt lên vùng đau nhức và thư giãn thả lỏng. Sử dụng được trong 20 – 45 phút.
  • Cách sử dụng phương pháp nhiệt lạnh: Cho túi chườm vào túi nhựa có dây kéo kín (túi zip). Sau đó cho vào ngăn đông tủ lạnh từ 1 – 2 tiếng để túi chườm có nhiệt độ từ 10 – 12 độ C. Lấy túi chườm ra, đặt lên vùng đau nhức và thư giãn thả lỏng. Sử dụng được trong 15 – 20 phút.

Những bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ hay các phương pháp trị liệu tại nhà. Người bệnh có thể áp dụng các bài tập sau để giảm đau và hỗ trợ chữa trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Bài tập 1: Căng cổ

20241225_222KSJI3.jpg

Để giảm đau và áp lực do thoát vị đĩa đệm gần cổ, bạn có thể áp dụng bài tập sau:

  • Ngồi thẳng lưng trên ghế và di chuyển cằm về phía ngực, sau đó tựa lưng vào tựa, kéo căng cổ.
  • Di chuyển tai trái về phía vai trái, sau đó tai phải về phía vai phải.
  • Lặp lại mẫu này vài lần.

Bài tập 2: Ngồi trên ghế căng chân

20241225_gfc9SSgX.jpg

Để có một động tác kéo dài nhẹ nhàng và ngồi dọc theo gân kheo:

  • Ngồi trên ghế với một chân đặt trên sàn và chân kia duỗi thẳng, với gót chân trên sàn.
  • Duỗi thẳng lưng và ngả người về phía trước qua phần chân mở rộng cho đến khi có phần duỗi dọc theo mặt sau của đùi trên.
  • Giữ tư thế này trong 15 – 30 giây.
  • Đổi chân và lặp lại vài lần.

Bài tập 3: Dùng khăn căng gân kheo

20241225_FMT7zYCM.jpg
  • Nằm thẳng trên thảm tập yoga với một chân nâng lên không trung.
  • Quấn khăn quanh chân của chân trên không.
  • Giữ khăn, kéo chân về phía cơ thể.
  • Giữ trong 15 – 30 giây.
  • Đổi chân và lặp lại vài lần.

Kéo giãn có thể có lợi cho những người bị phồng hoặc thoát vị đĩa đệm. Chỉ cần nhớ rằng kéo căng không được làm tăng cơn đau. Nếu cơn đau tăng lên khi kéo căng, hãy dừng lại ngay lập tức.

Bài tập 4: Nằm ngửa gập bụng

20241225_fDNk3bmu.jpg

Để thực hiện một động tác duỗi lưng bạn tập theo các động tác sau:

  • Nằm ngửa và giữ cả hai đầu gối về phía ngực.
  • Đồng thời, di chuyển đầu về phía trước cho đến khi có độ căng thoải mái trên lưng giữa và lưng thấp.
  • Lặp lại điều này vài lần.

Bài tập 5: Ép gối chạm ngực

20241225_a79gMNOP.jpg
  • Nằm ngửa, đầu gối cong và cả hai gót chân trên sàn.
  • Đặt hai tay sau một đầu gối và kéo về phía ngực.
  • Đổi chân và lặp lại vài lần.

Bài tập 6: Căng cơ Piriformis (cơ đùi sau)

20241225_eQe4kufw.jpg
  • Nằm ngửa, đầu gối cong và cả hai gót chân trên sàn.
  • Bắt chéo chân này qua chân kia, đặt mắt cá chân lên đầu gối cong.
  • Nhẹ nhàng kéo đầu gối bắt chéo về phía ngực cho đến khi mông căng ra.
  • Lặp lại ở cả hai bên.

Bài tập 7: Xoay cổ

20241225_5zVvGEqT.jpg
  • Ngồi cao và thả lỏng vai.
  • Nhẹ nhàng quay đầu sang một bên. Không xoay đầu quá mức về phía sau và tránh vặn cổ.
  • Từ từ quay đầu sang bên kia.
  • Giữ mỗi vị trí trong 30 giây. Lặp lại 3 đến 5 lần trong ngày.

Các bài tập nhẹ về thoát vị đĩa đệm được xem là một phần của quá trình điều trị và làm chậm diễn tiến của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh bất kỳ bài tập có tác động mạnh nào trong khi bệnh thoát vị đĩa đệm của bạn đang lành.

Dù những bài tập mà ATZ trình bày cho bạn cực kỳ nhẹ nhàng nhưng tùy tình trạng bệnh của mỗi người mà bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện những bài tập trên.

 

Bị bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và không nên ăn gì?

Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng và trực tiếp đối với sức khỏe cột sống, và trong việc chữa lành các đĩa đệm và bề mặt của các khớp cột sống từ góc độ sinh học bên trong.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Ron Nusbaum đã tận mắt chứng kiến ​​việc bổ sung dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến kết quả đối với những bệnh nhân đang điều trị các vấn đề về xương khớp.

Một số thực phẩm tốt cho xương khớp, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mà người bệnh có thể áp dụng vào thực đơn:

  • Các thực phẩm giàu axit béo Omega – 3 như cá thu, cá ngừ, cá hồi, tôm, cua,… Omega – 3 có tác dụng ngăn cản các phản ứng viêm gây hại cho khớp, giảm triệu chứng đau mỏi.
  • Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ sẽ làm sạch đường ruột và kiểm soát được trọng lượng cơ thể từ đó giảm được áp lực về trọng lượng cơ thể lên đĩa đệm. Những thực phẩm dồi dào chất xơ mà người bệnh cần bổ sung là tôm, cá cua, cà chua, các loại trái cây và rau củ,…
  • Các loại rau xanh có màu xanh đậm: Cải mầm, rau bina, cải xanh, cải xoăn, bắp cải và bông cải là những thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi các chấn thương khớp xương.

Một số thực phẩm không tốt mà người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cần tránh như:

  • Thực phẩm giàu chất đạm: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt lợn,… Trong quá trình tiêu hóa lượng thịt đỏ được hấp thụ, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều acid và cần canxi để trung hòa.
  • Thực phẩm chứa purin và fructose: Thịt gia cầm, cá trích, thịt gia súc, cà muối, dưa muối, nội tạng động vật (như tim, gan, phổi, ruột,…). Purin và Fructose khi nạp vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng viêm ở khớp, làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
  • Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Gà rán, xúc xích, thịt nướng,… Các chất béo bão hòa có trong các loại thực phẩm này sẽ thúc đẩy phản ứng viêm ở khớp xương, gây ra tình trạng sưng đau, ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị.
  • Thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích: Bia, rượu và cà phê có thể khiến bệnh tình tiến tiển trầm trọng hơn.

 

Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

Để có được hệ xương khớp mạnh khỏe, phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra với bạn, dưới đây là những cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm bạn có thể áp dụng.

Thực hiện cách sống lành mạnh:

  • Tập thể dục đều đặn, và nên khởi động tốt trước khi bắt đầu tập.
  • Duy trì cân nặng của cơ thể. Không nên để tăng cân quá nhanh, quá béo hoặc quá gầy.

Tư thế hoạt động:

  • Tư thế thẳng, đầu thẳng, nhìn thẳng, vai hướng ra sau.
  • Khi vác vật nặng, không để vặn cột sống mà nên gấp gối, thẳng lưng, bê vật nặng gần người nhất, ngồi sát vật, bê lên theo phương thẳng đứng.
  • Khi lao động nên để thẳng lưng, khi bê vật nên bước một chân lên trước và chùn gối xuống, lấy gối làm điểm tì để tránh gây xoắn vặn cột sống.

Trong công việc:

  • Nếu phải ngồi lâu (công việc công sở hoặc lái xe), nên có thời gian nghỉ để tránh căng cứng các cơ.
  • Dùng ghế văn phòng thẳng để giúp cột sống luôn thẳng.
  • Khi ngồi làm việc có thể để gác chân cao hơn 1 chút so với háng.
  • Dùng ghế xoay để hạn chế xoắn vặn cột sống.

 

Để bệnh thoát vị đĩa đệm không còn làm phiền bạn!

Đừng để các triệu chứng sưng đau, mệt mỏi từ thoát vị đĩa đệm làm phiền bạn, hãy thử áp dụng một trong những bài tập gợi ý nêu trên hoặc bổ sung các thực phẩm mà ATZ đã gợi ý cho bạn.

Đồng thời, nếu áp dụng các phương pháp chữa trị tại nhà thì bạn hãy sử dụng sản phẩm hỗ trợ Bộ túi chườm cơ bản thảo dược đa năng của ATZ Organic. Đừng quên bạn cũng có thể đến bất kỳ cửa hàng nào của ATZ để trải nghiệm miễn phí sản phẩm này!

ATZ tin bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự thoải mái, thư giãn và dễ chịu ngay lần đầu trải nghiệm sản phẩm đấy.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc và câu hỏi nào cần giải đáp liên quan đến sức khỏe làm đẹp, đừng ngần ngại gọi vào hotline 18000014 hoặc inbox trực tiếp fanpage của ATZ Organic nhé!

Xin được đồng hành cùng bạn!

 

Thông tin liên hệ:

𝗛𝗲̣̂ 𝘁𝗵𝗼̂́𝗻𝗴 𝗰𝘂̛̉𝗮 𝗵𝗮̀𝗻𝗴: 

- TP.HCM: Cresent mall Quận 7 | Sài Gòn Centre Quận 1 | Estella Place Quận 2 | Vincom Grand Park Quận 9 | Parc Mall Quận 8

- Đà Nẵng: Vincom Ngô Quyền

- Hà Nội: AEON Hà Đông | Royal City | Lotte Department Store | Times

𝗛𝗼𝘁𝗹𝗶𝗻𝗲: 𝟏𝟖𝟎𝟎 𝟎𝟎𝟏𝟒 - 𝟎𝟗𝟑𝟏 𝟑𝟏𝟒 𝟏𝟓1

𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥:  info@atzlife.com.vn

𝐙𝐚𝐥𝐨: https://zalo.me/atzorganic

𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: atzorganic.com.vn

𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤:

ATZ Organic: fb.me/atzorganic.com.vn

ATZ Healthy Life: fb.me/atzhealthylife

Zenme: fb.me/Zenme.vn

𝐓𝐢𝐤𝐭𝐨𝐤:

ATZ Organic: tiktok.com/@atzorganicsine2010

Zenme: tiktok.com/@zenmevietnam

𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞: youtube.com/@ATZOrganicVietnam

𝐒𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shope.ee/4pnaA74VWx