26/12/2024

Viêm xoang là gì và cách điều trị dứt điểm viêm xoang mũi

Trong cuộc sống hối hả như hiện tại, kết hợp với tình trạng môi trường ô nhiễm trầm trọng của xã hội công nghiệp hóa, làm cho viêm xoang mũi dường như đã trở thành căn bệnh rất phổ biến ở nước ta (chiếm 15 – 17% dân số) và ngày càng gia tăng về số người mắc bệnh.

Theo các thống kê sơ bộ, hơn 50% trên tổng số các bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện tai mũi họng thì được phát hiện là viêm xoang.

Vì các triệu chứng của căn bệnh này thường rất đơn giản, đôi khi chỉ là sổ mũi, đau đầu, sốt cao, mệt mỏi – nên chúng ta hay bị lầm tưởng nó chỉ là bệnh cảm cúm thông thường. Nhưng đến phát hiện và xác định thì viêm xoang đã ở giai đoạn nặng và khó chữa trị dứt điểm.

Vậy đâu là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến căn bệnh tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại nguy hiểm này, và cách để trị xoang dứt điểm ra sao?

Cùng tìm hiểu với ATZ nhé!

 

Bệnh viêm xoang là gì?

Viêm xoang (hay nhiễm trùng xoang, viêm mũi xoang) là một tình trạng viêm thường gặp ở các xoang cạnh mũi, các hốc sản xuất chất nhờn cần thiết cho đường mũi hoạt động hiệu quả.

Xoang là những túi khí nhỏ nằm sau trán, mũi, gò má và ở giữa mắt. Xoang sản xuất chất nhầy, là một chất lỏng loãng và chảy để bảo vệ cơ thể bằng cách bẫy và đẩy vi trùng đi.

Điều này giữ cho đường mũi luôn ẩm, nhưng đôi khi, vi khuẩn hoặc chất gây dị ứng sẽ khiến hình thành quá nhiều chất nhầy, làm tắc các lỗ thông của xoang dẫn đến viêm.

Viêm xoang có 2 dạng là cấp tính và mãn tính, và tác nhân đến từ các loại virus, vi khuẩn, nấm, dị ứng hoặc thậm chí là phản ứng tự miễn dịch gây ra.

 

Các triệu chứng bệnh viêm xoang

20241226_cogllwU1.jpg

Một trong những lý do khiến mọi người thờ ơ với căn bệnh xoang mũi là do nó không có dấu hiệu đặc biệt hay đặc trưng nào để nhận biết cả.

Thông thường, biểu hiện của viêm xoang sẽ xuất hiện với các triệu chứng hệt như những bệnh cảm cúm hay gặp, tuy nhiên, các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng:

  • Đau nhức đầu vùng trán, thái dương hoặc gò má.
  • Ho dai dẳng, kéo dài, đặc biệt ho nhiều hơn vào ban đêm.
  • Dịch mũi chảy xuống vùng họng, dịch có thể chuyển sang màu xanh hoặc vàng kèm mủ và có mùi hôi do vi khuẩn phát sinh.
  • Bệnh nhân có thể bị nghẹt mũi, tắc mũi một hoặc cả hai bên mũi.
  • Suy giảm khứu giác, khó khăn trong việc ngửi mùi, thậm chí không ngửi thấy mùi.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu, có cảm giác đau răng ở hàm trên.
  • Ngứa mũi, nghẹt mũi và hắt hơi liên tục.
  • Đau hoặc sưng xung quanh khu vực mắt, khiến tầm nhìn bị hạn chế,…

Trong các triệu chứng trên, đau nhức đầu vùng trán, thái dương hoặc gò má là dấu hiệu thường thấy nhất ở những người mắc bệnh viêm mũi xoang.

Tuy nhiên, có những trường hợp mà bạn sẽ thấy có nhiều triệu chứng kết hợp, đây cũng là lúc bệnh chuyển biến phức tạp như:

  • Sốt (kéo dài, trên 102°F hoặc 39°C).
  • Triệu chứng cảm lạnh hoặc dị ứng không cải thiện trong vòng 14 ngày.
  • Chất nhầy đặc, sẫm màu chảy ra từ mũi.
  • Đau đầu, mệt mỏi ngày càng nặng.
  • Đau răng, hôi miệng, hoặc hơi thở có mùi hôi (chỉ đối với số ít trường hợp).

>> Xem thêm các bài viết:

 

Phân loại bệnh viêm xoang

Từ những biểu hiện trên của viêm xoang và cường độ xuất hiện ít hay nhiều mà chúng ta có thể phân loại viêm xoang có 3 cấp độ.

Viêm xoang cấp tính

Đây là loại viêm xoang phổ biến nhất cũng như dễ dàng chữa trị nhất, với các triệu chứng thường kéo dài từ 1 – 2 tuần. Trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm xoang cấp tính có thể kéo dài lên đến 4 tuần.

Một trong những dấu hiệu quan trọng nữa để phân loại viêm xoang cấp tính chính là đau nhức. Cụ thể là đau ở các vùng như:

  • Nếu bị viêm xoang hàm sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng má.
  • Viêm xoang trán thì đau nhức khu vực ở giữa 2 lông mày và đau trong một khung giờ nhất định.
  • Nếu viêm xoang sàng trước thì người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở giữa 2 mắt.
  • Nếu viêm xoang sàng sau và xoang bướm sẽ cảm thấy nhức trong sâu và vùng gáy.

Viêm xoang bán cấp tính

Viêm xoang bán cấp tính là tình trạng giữa viêm mũi xoang cấp và viêm mũi xoang mạn. Ở giai đoạn này, các triệu chứng sẽ kéo dài hơn thời kỳ cấp tính bình thường, trong khoảng từ 4 đến 12 tuần.

Có thể lý giải tình trạng này thường xảy ra khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc dị ứng theo mùa.

Viêm xoang mạn tính

Đây được xem như mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh, khi các triệu chứng vẫn tồn tại và liên tục tái phát.

Vì yếu tố chủ quan, lơ là, không điều trị đúng cách và kịp thời nên bệnh sẽ kéo dài dai dẳng không dứt (trên 3 tháng), lúc này được gọi là viêm xoang mạn tính.

Đối với giai đoạn này, các triệu chứng mang tính đặc thù hơn, có thể kể đến như:

  • Khó ngửi hoặc nếm thức ăn và đồ uống.
  • Chất nhầy màu vàng hoặc xanh lục chảy ra từ mũi.
  • Chất nhầy khô hoặc cứng chặn đường mũi và gây khó thở.
  • Chất nhầy rò rỉ xuống phía sau cổ họng (nhỏ giọt sau mũi).
  • Đau hoặc khó chịu ở mặt, đặc biệt là ở vùng mắt, trán và má,…

Kèm theo đó là những triệu chứng kéo dài của viêm xoang cấp tính và bán cấp tính.

 

Những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang

Viêm xoang có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng tựu trung là chất lỏng (chất nhầy) bị mắc kẹt trong xoang nên thúc đẩy sự phát triển của vi trùng và dẫn đến tình trạng viêm.

Có thể kể đến một số tác nhân gây ra viêm xoang như:

  • Virus: Ở người lớn, 90% trường hợp viêm xoang là do virus.
  • Vi khuẩn: Ở người lớn, cứ 10 trường hợp thì có 1 trường hợp do vi khuẩn.
  • Nấm: Các xoang phản ứng với nấm trong không khí, như trong viêm xoang do nấm dị ứng (AFS), hoặc chúng bị nấm xâm nhập, như trong viêm xoang mãn tính. Các loại nấm, vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong các xoang làm tổn thương tế bào lông chuyển ở lớp niêm mạc xoang, chất nhầy bị ứ đọng khiến cho luồng không khí lưu thông bị cản trở, dẫn đến viêm nhiễm.
  • Chất gây ô nhiễm: Hóa chất hoặc chất gây kích ứng trong không khí có thể gây ra sự tích tụ chất nhầy.
  • Cơ địa dị ứng: Những người thường hay bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thời tiết lạnh, phấn hoa, lông chó mèo, môi trường khói bụi,… Rất dễ bị viêm mũi xoang.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác cũng dẫn đến nhiễm trùng xoang mà ít người biết tới:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Do cảm lạnh thông thường hoặc sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng.
  • Polyp mũi: Những khối u mềm, không đau trong đường mũi có thể dẫn đến viêm. Là kết quả của chứng viêm mãn tính và có liên quan đến bệnh hen suyễn, nhiễm trùng tái phát, dị ứng, nhạy cảm với thuốc hoặc các rối loạn miễn dịch nhất định.
  • Hút thuốc lá: Đây là một trong những nguyên nhân không chỉ ảnh hưởng đến xoang mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể và đe dọa tới sức khỏe của những người xung quanh.
  • Khả năng miễn dịch suy yếu: Các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, gây suy yếu niêm mạc hô hấp, dẫn đến bệnh viêm mũi xoang và nhiều căn bệnh khác.
  • Các vấn đề về cấu trúc mũi: Vách ngăn lệch cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm xoang, do nó có thể dẫn đến nhiễm trùng và viêm nhiều lần.
  • Thói quen sinh hoạt, vệ sinh kém: Sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội vào mũi gây viêm nhiễm, dẫn đến viêm xoang. (Tham khảo tinh dầu xịt thư giãn kháng khuẩn ATZ – 14S Fresh Zone).
  • Viêm xoang do chấn thương: Cơ thể có khả năng bị chấn thương mạnh khi chơi thể thao, tạo nên những vết bầm, tụ máu, phù nề, vùng mũi xoang có mảnh xương bị gãy dẫn đến bít lỗ thông dịch nhầy xoang cũng là nguyên nhân gây viêm xoang.
  • Viêm xoang do bơi, lặn: Chất Clo (Cl) có trong hồ bơi có tác dụng phụ là làm sưng tấy khoang mũi, dẫn đến viêm nhiễm mô, xoang mũi.

Riêng đối với viêm xoang mạn tính, các bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân gây ra và làm cho bệnh chuyển biến xấu hơn, bao gồm:

  • Hen suyễn: Một tình trạng gây viêm mãn tính trong đường hô hấp.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Một bệnh về đường tiêu hóa.
  • Virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV): Một loại virus có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch một cách nhanh chóng.
  • Xơ nang: Tình trạng chất nhầy trong cơ thể bạn tích tụ và không thoát ra ngoài đúng cách, thường gây ra nhiễm trùng do vi khuẩn,…

Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy viêm xoang rất dễ gặp phải trong những hoạt động, thói quen sinh hoạt của cuộc sống thường ngày, nếu chỉ cần lơ là, không chú ý đến sức khỏe thì bất cứ ai cũng có thể là đối tượng của căn bệnh phổ biến này.

Vậy làm thế nào để biết mình đã nhiễm bệnh và đang ở giai đoạn nào? Ở phần tiếp theo ATZ sẽ giải đáp cho bạn, mời xem tiếp!

 

Cách chẩn đoán bệnh viêm xoang như thế nào?

20241226_PwcaDMff.jpg

Có nhiều cách chẩn đoán cũng như phát hiện viêm xoang mũi. Tuy nhiên, đối với từng mức độ viêm mà việc chẩn đoán chính xác từ các biểu hiện của bệnh cũng phức tạp dần.

Khám lâm sàng

Đây là phương pháp đầu tiên được dùng khi các bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện của bệnh viêm xoang ở giai đoạn đầu tiên là cấp tính và bán cấp tính.

Khám triệu chứng và tìm các điểm đau (theo giáo trình Khoa Y – Đại học Quốc gia TP.HCM):

  • Điểm hố nanh: Viêm xoang hàm
  • Điểm Grundwald (bờ trong trên của hốc mắt): Viêm xoang sàng
  • Điểm Ewing (mặt trước xoang trán): Viêm xoang trán

Bác sĩ cũng có thể đo nhiệt độ, nghe âm thanh phổi và khám cổ họng, sau đó dùng ngón tay ấn nhẹ vào xoang để xác định tình trạng nhiễm trùng.

Việc kiểm tra có thể bao gồm việc soi mũi bằng đèn để xác định tình trạng viêm, polyp, khối u hoặc các bất thường khác. Đây là thiết bị cầm tay nhỏ có gắn đèn gọi là kính soi tai, cũng có thể được sử dụng để kiểm tra tai.

Nội soi mũi

Đây được xem là phương pháp gây khó chịu và bất tiện cho bệnh nhân nhất. Phương pháp này được sử dụng khi các triệu chứng vẫn còn và kéo dài lâu hơn, bác sĩ có thể giới thiệu người bị viêm xoang đến các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng (ENT) để khám chuyên sâu hơn.

Bác sĩ thường đưa một ống nội soi vào mũ, (còn gọi là ống soi sợi quang) – là một ống có ánh sáng đi qua mũi, được sử dụng để thể hiện trực tiếp bên trong đường mũi và xoang:

  • Soi mũi trước: Phát hiện sung huyết, mủ nhầy.
  • Soi mũi sau: Phát hiện mủ chảy từ các khe mũi xuống thành sau họng.

Từ đó cũng có thể lấy mẫu trong quá trình nội soi mũi để xét nghiệm nuôi cấy, kiểm tra dấu hiệu của nhiễm trùng.

Kiểm tra bằng hình ảnh

Đôi khi, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm bằng hình ảnh để kiểm tra viêm xoang và loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra các triệu chứng của bạn.

Chụp X – Quang

Giúp xác định các tắc nghẽn trong xoang mũi. Để chi tiết hơn, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT scan – hình ảnh và nội dung đầy đủ hơn so với chụp X – Quang, cũng có thể được sử dụng để kiểm tra xem có tắc nghẽn, thay đổi biến dạng và nhiễm trùng khác.

Chụp CT và MRI

Chụp CT sử dụng tia X quay và máy tính để chụp những hình ảnh chi tiết, mặt cắt ngang của cơ thể, còn MRI là chụp ảnh 3D của cơ thể bằng sóng vô tuyến và từ trường. Cả hai xét nghiệm này đều không xâm lấn.

Thử nghiệm, xét nghiệm

Trường hợp này để xác định các viêm nhiễm chuyên sâu hơn. Nếu phát hiện dịch mũi đặc, bác sĩ sẽ dùng tăm bông để lấy mẫu rồi gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra nhiễm vi khuẩn.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra nhiễm trùng và các bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như HIV.

 

Phương pháp điều trị viêm xoang

Các điều trị viêm xoang tùy thuộc vào mức độ và tình trạng kéo dài của các triệu chứng.

Dùng thuốc

Viêm xoang cấp tính và bán cấp tính

Hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp tính và bán cấp tính sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, viêm xoang có thể gây khó chịu, vì vậy mọi người thường sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà và thuốc không kê đơn (OTC) để giảm các triệu chứng.

Nếu viêm xoang có nguyên nhân do vi khuẩn, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc kháng dị ứng hoặc thuốc co mạch chống xuất tiết.

Tuy nhiên, việc điều trị bệnh viêm mũi xoang bằng thuốc tây cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không nên sử dụng kháng sinh vượt mức cho phép sẽ gây nên hiện tượng nhờn thuốc, để lại nhiều biến chứng khôn lường.

Viêm xoang mạn tính

Viêm xoang mạn tính thường không phải do vi khuẩn, vì vậy kháng sinh không có khả năng giải quyết các triệu chứng.

  • Nếu viêm xoang là do nhiễm trùng: Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và làm giảm một số triệu chứng viêm.
  • Nếu viêm xoang là do nhiễm nấm: Thuốc xịt corticosteroid có thể hữu ích trong các trường hợp nấm tái phát, nhưng những loại thuốc này cần được kê đơn và giám sát y tế.
  • Nếu viêm xoang mạn tính là do dị ứng: Sau khi xác định thì bệnh nhân được tiêm phòng dị ứng thường xuyên để cơ thể dần miễn dịch với những chất gây dị ứng về lâu dài.

Phẫu thuật

20241226_Kq1jKFzv.jpg

Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chữa viêm xoang cho các trường hợp sau đây:

  • Điều trị nội khoa nhưng không đem lại hiệu quả, bệnh xoang kéo dài và dai dẳng không dứt.
  • Phát hiện những tổn thương, bất thường ở vùng mũi xoang, chẳng hạn như polyp mũi có kích thước quá lớn, lệch vách ngăn mũi,…
  • Bệnh đã gây ra các biến chứng khá nguy hiểm như chèn vào dây thần kinh thị giác, viêm ổ mắt.

Phẫu thuật nội soi xoang hàm (FESS): Đây là thủ thuật chính được sử dụng để điều trị, nhưng có thể phải thực hiện các phẫu thuật khác vì các bộ phận khác của mũi thường bị ảnh hưởng.

Phẫu thuật vách ngăn lệch hoặc phẫu thuật mũi (nâng mũi): sẽ định hình lại bức tường giữa hai lỗ mũi hoặc mô mũi để làm thẳng hoặc mở rộng nó. Điều này có thể giúp bệnh nhân thở ra dễ dàng hơn.

 

Các biến chứng của viêm xoang

Nếu không được điều trị, nhiễm trùng xoang (viêm xoang) có thể gây ra các biến chứng hiếm gặp, chẳng hạn như:

  • Mất vĩnh viễn khả năng ngửi do tổn thương dây thần kinh khứu giác;
  • Biến chứng xuất hiện áp xe (một tổ chức viêm nhiễm, khu trú thành một khối mềm, bên trong chứa đầy mủ cấu tạo từ vi khuẩn, xác bạch cầu và các mảnh vụn), ổ nhiễm trùng có vách ngăn với mủ trong xoang;
  • Viêm màng não: biến chứng nội sọ – là biến chứng phức tạp nhất, đe dọa nhiễm trùng có thể gây tổn thương não và tủy sống;
  • Biến chứng ổ mắt: do viêm mô tế bào quỹ đạo, nhiễm trùng mô xung quanh mắt
  • Biến chứng xương: viêm tủy xương , nhiễm trùng xương;
  • Biến chứng tai: có thể là viêm tai giữa.
  • Biến chứng họng thanh quản: gây viêm họng, viêm thanh phế quản;…

Từ những biến chứng nghiêm trọng như trên, việc phòng ngừa viêm xoang là vô cùng cần thiết.

Không cần những phương pháp xa xỉ, có thể bạn chưa biết, chỉ cần thay đổi một số thói quen nhỏ hằng ngày là đã có thể phòng tránh căn bệnh này.

 

Làm thế nào để phòng ngừa viêm xoang?

Vì nhiễm trùng xoang có thể phát triển sau cảm lạnh, cúm hoặc phản ứng dị ứng nên lối sống lành mạnh và giảm tiếp xúc với vi trùng và chất gây dị ứng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Để giảm rủi ro, các phương pháp có thể làm là:

  • Tiêm vắc-xin cúm hàng năm.
  • Ăn thực phẩm lành mạnh, chẳng hạn như trái cây và rau quả.
  • Rửa tay thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói, hóa chất, phấn hoa và các chất gây dị ứng hoặc kích ứng khác.
  • Tránh hút thuốc và khói thuốc thụ động.
  • Dùng thuốc kháng histamine để điều trị dị ứng và cảm lạnh.
  • Tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp đang hoạt động, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cúm.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí tại nhà và giữ cho không khí sạch sẽ. Dùng kèm những sản phẩm tinh dầu để hơi thở thư giãn, giảm thiểu ô nhiễm, giảm viêm
  • Bảo dưỡng máy điều hòa không khí để ngăn ngừa nấm mốc và bụi bám vào
  • Nếu có thể, tránh các chất gây dị ứng
  • Tránh xì mũi quá thường xuyên
  • Hỉ mũi nhẹ nhàng khi cần thiết,…

Vậy nếu đã phòng ngừa nhưng không may mắc phải căn bệnh này thì phải làm thế nào? Bạn sẽ có câu trả lời ở phần tiếp theo!

 

Những cách chữa viêm xoang đơn giản tại nhà dứt điểm

Tuy là căn bệnh tương đối nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng nếu không được điều trị dứt điểm, nhưng nếu kiên trì áp dụng các phương pháp khác nhau thì hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp tính đều có thể được điều trị tại nhà.

Điển hình như với những cách dưới đây mà ATZ chia sẻ, thì bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng vượt qua những cảm giác khó chịu và “tạm biệt” căn bệnh này sớm thôi:

Tưới mũi bằng bình neti pot

Còn được gọi là tưới xoang, rửa xoang hoặc rửa xoang, quy trình tại nhà này bao gồm rửa và làm sạch đường mũi bằng dung dịch rửa mũi chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý NaCl 0,9%.

Việc rửa mũi giúp niêm mạc xoang bớt phù nề và tăng sự thông thương ở xoang (cải thiện dẫn lưu xoang).

Một số người tin rằng việc rửa mũi sẽ giúp các chất nhầy, chất gây dị ứng và các chất kích thích như phấn hoa, bụi, và vi khuẩn sẽ được rửa trôi, làm giảm viêm niêm mạc. Niêm mạc bình thường sẽ chống lại sự nhiễm trùng và dị ứng tốt hơn và sẽ làm giảm các triệu chứng.

Vật dụng rửa mũi có thể là 1 bơm tiêm tròn hoặc 1 bình có vòi chuyên dùng để vệ sinh mũi (bình neti pot) cho phép người sử dụng rót dung dịch vào mũi, rửa sạch các dịch nhầy và gỉ mũi bít tắc đường thở.

Hãy xem clip bên dưới để hiểu rõ hơn cách sử dụng bình neti rửa mũi như thế nào nhé.

Ấm nén

Áp một miếng gạc ấm hoặc một chiếc khăn ấm, áp và giữ nó trên xoang mũi rồi nhẹ nhàng di chuyển đến các khu vực bị ảnh hưởng của khuôn mặt có thể giảm bớt một số sưng, giảm các triệu chứng đau và khó chịu.

Hoặc có thể thay gạc nóng lạnh luân phiên nhau để làm mũi dễ chịu hơn

  • Đặt một miếng gạc nóng lên vị trí các xoang trong khoảng 3 phút.
  • Sau đó thay bằng một miếng gạc lạnh trong 30 giây.
  • Lặp lại việc này 3 lần trong một lần điều trị để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Hít thở không khí ẩm

Hít thở không khí ẩm và nóng có thể giúp giảm tắc nghẽn. Có thể dùng thêm máy tạo độ ẩm để hạn chế vi khuẩn và không làm khô khoang mũi hoặc kết hợp thêm một vài giọt tinh dầu để tạo mùi hương và thư giãn hơn.

Tinh dầu khi tán hương trong không khí sẽ có hương thơm đặc trưng, một số khiến trầm tĩnh và có tác dụng xoa dịu.

Ngoài lợi ích về tinh thần, tinh dầu xông hương có thể làm sạch không khí, cản một số mùi khó chịu và ngăn cản các tác nhân gây bệnh:

  • Tinh dầu bạc hà: giúp xoa dịu thần kinh, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và trầm cảm. Hương thơm mát lạnh, dễ chịu kích thích đầu óc minh mẫn và gia tăng tập trung. Giúp khử mùi và làm sạch không khí.
  • Tinh dầu khuynh diệp: giúp chống viêm, chống oxy hóa, cải thiện lưu thông máu, giảm đau và căng cơ do vận động quá sức. Ngoài ra, còn giúp xóa tan mệt mỏi, uể oải, tinh thần ổn định và tạo cảm giác thư thái khi làm việc.
  • Tinh dầu quế: có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, ngắt cơn ho, long đờm, kích thích tiêu hóa và tăng lưu thông tuần hoàn máu giúp đánh tan vết bầm tím, trị sưng tấy, đau cơ khớp.
  • Tinh dầu sả chanh: có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm cực kỳ mạnh, giúp giảm đau, trị nhức mỏi, giải độc cơ thể và tái tạo năng lượng, giúp làm sạch không khí và khử mùi hiệu quả.
  • Tinh dầu húng quế: có tác dụng kháng khuẩn, thư giãn cơ bắp, làm dịu cơn ho, giảm nhức đầu và ngăn ngừa một số tác hại của lão hóa. Ngoài ra còn khiến đầu óc thư giãn, tinh thần thoải mái và tăng khả năng tập trung.

Sử dụng dung dịch làm sạch và thông mũi (dạng xịt và dạng lăn)

Phương pháp này được khuyến khích sử dụng để rửa sạch, thông mũi, giảm viêm xoang và mang lại hiệu quả cao nhất.

Dạng xịt

Thuốc xịt mũi thường là các loại thuốc để điều trị triệu chứng trong các bệnh như: Viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang, viêm mũi họng, nghẹt mũi sau phẫu thuật.

Trước khi xịt mũi, bạn nên chuẩn bị thêm xà phòng hoặc nước rửa tay để rửa sạch tay và cần thêm khăn giấy để có thể xì mũi trước khi xịt mũi.

Các bước sử dụng:

  • Lắc nhẹ chai xịt mũi (nếu nhãn thuốc hoặc bác sĩ có chỉ định).
  • Ấn nhẹ vào một bên mũi để bịt lỗ mũi, đồng thời nhẹ nhàng chèn đầu chai xịt vào bên mũi còn lại.
  • Hít thật sâu khi bạn đang bóp chai thuốc để thuốc thấm sâu vào xoang.
  • Lặp lại số lần theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc nhãn thuốc. Mỗi lần xịt cách nhau 10 giây.
  • Đậy nắp chai xịt, đợi vài phút để xì mũi sau khi dùng thuốc.
  • Rửa sạch tay để loại bỏ thuốc còn dính.
  • Bảo quản chai thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhãn thuốc.

Tuy nhiên, các thuốc này có thể làm giảm triệu chứng nhanh nhưng lại gây ra một số tác dụng không mong muốn khi lạm dụng dùng kéo dài.

Dạng lăn

Do không trực tiếp tác động vào bên trong khoang mũi nên việc thông mũi dạng lăn sẽ mang lại cảm giác dễ chịu hơn.

Hơn thế, lại còn được kết hợp giữa hai liệu pháp nhiệt và liệu pháp hương thơm giúp mũi lưu thông dễ dàng và thư giãn tinh thần.

Ngoài ra, các loại tinh dầu lăn còn kết hợp thêm một số loại thảo mộc giúp nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị viêm xoang:

  • Tinh dầu tinh chất sả chanh: Là một loại dược thảo cực kỳ hiệu quả trong việc giảm đau, làm dịu đi sự căng thẳng và lo lắng. Giúp hỗ trợ ngăn ngừa cảm, sốt, đau đầu và xoa dịu căng thẳng.
  • Tinh dầu tinh chất quế: Có tác dụng bổ dưỡng, hồi sinh, diệt khuẩn, làm nóng, giảm đau, kích thích, chống nôn, giải độc cơ thể, được xem là một gia vị quý hiếm. Trong đông y, tinh dầu quế được dùng để chữa cảm cúm rất công hiệu quả.
  • Tinh dầu tinh chất bạc hà: Có chức năng giải độc, chống khuẩn, tăng cường khả năng tái tạo tế bào, giúp thư giãn, giúp tăng lực, làm sạch không khí, hỗ trợ làm giảm viêm xoang.
  • Tinh dầu tinh chất đinh hương: Đem đến cảm giác mát dịu và loại bỏ cảm giác đau đầu.
  • Tinh dầu tinh chất khuynh diệp: Giúp chống viêm, chống oxy hóa, cải thiện lưu thông, giảm đau, hỗ trợ giảm cảm giác khó chịu do viêm xoang mang lại,…

Hướng dẫn sử dụng cho người bị viêm xoang:

  • Dùng lăn và day ở vùng thái dương, các huyệt sau tai, gáy, đỉnh đầu (huyệt Bách Hội), day vào vùng đau nhức và hít thở sâu sau khi thoa, có thể sử dụng suốt ngày để tạo sự thoải mái, dễ chịu.
  • Đối với những trường hợp nhức đầu, đau xoang, căng thẳng, dùng lăn trực tiếp lên vùng bị đau, khó chịu.
  • Lăn vào lòng bàn chân và xoa nóng khi bạn đang gặp triệu chứng cảm lạnh.
  • Xoa tinh dầu vào lòng bàn tay, làm nóng bằng cách chà sát hai bàn tay và hít thở để lưu thông hô hấp và thư giãn với mùi hương từ tinh dầu thiên nhiên.

Tham khảo các sản phẩm tinh dầu lăn ATZ, có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch khoang hô hấp, giảm triệu chứng ho, nghẹt mũi, đau đầu, nâng cao miễn dịch và ổn định cảm xúc.

Giữ cơ thể luôn đủ nước

Uống nhiều nước để giúp làm loãng chất nhầy, giảm bớt tình trạng đau, ngạt mũi. Tránh vận động quá sức có thể giúp các triệu chứng thuyên giảm.

Ngoài việc uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày thì có một số loại nước có thể tốt cho bệnh nhân viêm xoang như:

  • Nước ép cà chua, dâu tây: làm giảm các triệu chứng của bệnh như đau nhức mũi và thông mũi;
  • Trà hoa cúc: thư thái về tinh thần mà còn có khả năng phòng và điều trị cảm cúm, tốt cho việc hồi phục xoang;
  • Thức uống làm từ cần tây, bắp cải và một số nguyên liệu khác: cải thiện được tình trạng mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động và đặc biệt sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho người bị viêm xoang mũi, và ho có đờm;
  • Thức uống giàu sinh tố C như chanh, bưởi: tăng sức đề kháng, phù hợp trong thời gian điều trị viêm xoang;…

Tư thế ngủ giúp cải thiện tình trạng viêm xoang

20241226_rC58GwSk.jpg

Tư thế ngủ cũng là một liệu pháp ảnh hưởng lớn đến việc điều trị dứt điểm viêm xoang nặng tại nhà. Một số tư thế giúp các xoang thoáng khí và lưu thông tốt hơn:

  • Nằm ngửa là lựa chọn tốt nhất vì sẽ giúp chất nhầy chảy xuống cổ họng thay vì ứ đọng trong xoang mũi. Ngược lại tư thế nằm nghiêng có thể khiến 1 hoặc cả 2 lỗ mũi bị tắc hoàn toàn gây khó thở.
  • Khi nằm nên kê gối cao hơn bình thường để đầu và cổ tạo thành góc 15 độ với giường, giúp nằm ngủ dễ chịu hơn.
  • Có thể sử dụng một số loại giường được thiết kế điều chỉnh nâng cao phần đầu theo nhiều cấp độ. Khi đó, người bệnh chỉ cần nâng cao đầu giường, vừa dễ ngủ, vừa không ảnh hưởng đến cột sống.
  • Cách đơn giản hơn để giúp người bệnh viêm xoang nâng cao đầu khi ngủ là sử dụng gối kê. Chuẩn bị 1 cái gối mềm, có độ cao khoảng 10cm, dùng gối này kê cao phần từ bả vai đến đầu sẽ giúp hạn chế nghẹt mũi, khó thở giữa đêm.

Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt

Phương pháp này được xem như khá hiệu quả đối với các trường hợp viêm xoang cấp tính. Còn đối với các bệnh nhân viêm xoang nặng, mạn tính, nên áp dụng trong một thời gian đủ dài để đạt được hiệu quả tối ưu.

Bấm huyệt chữa bệnh viêm xoang là liệu pháp y học cổ truyền dùng tay xoa, bóp, day ấn lên vị trí các huyệt đạo chủ quản vùng xoang giúp điều hòa khí huyết, tác động lên hệ thần kinh, tăng cường trao đổi chất.

Đồng thời, xoa bóp, bấm huyệt tác động lên các vùng dây thần kinh thụ cảm vùng xoang.

  • Xoa bóp, bấm huyệt tác động giúp khí huyết lưu thông, giải phóng sự tắc nghẽn, ứ trệ, đẩy lùi các tà khí, hàn khí và tình trạng hư hỏa là nguyên nhân gây viêm xoang.
  • Đặc biệt, liệu pháp này tác động lên hệ thống thần kinh thụ cảm giúp giảm đau nhức do viêm xoang gây ra.
  • Tác dụng điều hòa và lưu thông khí huyết, giải phóng tình trạng ứ trệ, thông thoáng khoang xoang tuy không can thiệp được vào quá trình kháng viêm, tiêu viêm nhưng giúp các chất dịch viêm được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Bên cạnh đó, tác dụng tăng tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết do tác động đến hệ thống huyệt đạo giúp cải thiện chức năng thận, phế nhờ đó tăng cường chức năng giải độc hỗ trợ việc điều trị viêm xoang đạt hiệu quả cao hơn.

Bên dưới là hướng dẫn cách bấm huyệt massage chữa viêm mũi viêm xoang của bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền:

Hãy để ATZ Organic đồng hành cùng bạn và viêm xoang sẽ không còn là “ác mộng”

Một hơi thở nhẹ nhàng, một cơ thể khỏe mạnh chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người. ATZ hy vọng những bài viết trên đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết và hữu ích để hiểu rõ hơn và có những biện pháp phòng tránh cũng như điều trị căn bệnh viêm xoang – vốn rất dễ mắc phải này!

Viêm xoang sẽ không là vấn đề nếu chúng ta có một cuộc sống “trong lành, chất lượng”, là khi bạn sở hữu tinh thần thoải mái, dễ chịu và cơ thể luôn căng tràn sức sống.

Nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề nào về xoang, mũi, thì đừng quên, ATZ Organic có các sản phẩm Tinh Dầu Lăn 14s – phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng, có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch khoang hô hấp, giảm triệu chứng ho, nghẹt mũi, đau đầu. Nâng cao miễn dịch và ổn định cảm xúc.

Chúng tôi luôn hoan nghênh bạn đến trực tiếp cửa hàng ATZ Organic trên toàn quốc để trải nghiệm miễn phí sản phẩm của chúng tôi và nhận tư vấn từ đội ngũ nhân viên của chúng tôi.

Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe, thì đừng quên liên hệ ngay để ATZ Organic giải đáp và cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho bạn thông qua hotline: 18000014 và fanpage của chúng tôi: ATZ Organic nhé!

Rất vui khi được đồng hành cùng bạn trên hành trình chăm sóc sức khỏe!

 

Thông tin liên hệ:

𝗛𝗲̣̂ 𝘁𝗵𝗼̂́𝗻𝗴 𝗰𝘂̛̉𝗮 𝗵𝗮̀𝗻𝗴: 

- TP.HCM: Cresent mall Quận 7 | Sài Gòn Centre Quận 1 | Estella Place Quận 2 | Vincom Grand Park Quận 9 | Parc Mall Quận 8

- Đà Nẵng: Vincom Ngô Quyền

- Hà Nội: AEON Hà Đông | Royal City | Lotte Department Store | Times

𝗛𝗼𝘁𝗹𝗶𝗻𝗲: 𝟏𝟖𝟎𝟎 𝟎𝟎𝟏𝟒 - 𝟎𝟗𝟑𝟏 𝟑𝟏𝟒 𝟏𝟓1

𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥:  info@atzlife.com.vn

𝐙𝐚𝐥𝐨: https://zalo.me/atzorganic

𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: atzorganic.com.vn

𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤:

ATZ Organic: fb.me/atzorganic.com.vn

ATZ Healthy Life: fb.me/atzhealthylife

Zenme: fb.me/Zenme.vn

𝐓𝐢𝐤𝐭𝐨𝐤:

ATZ Organic: tiktok.com/@atzorganicsine2010

Zenme: tiktok.com/@zenmevietnam

𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞: youtube.com/@ATZOrganicVietnam

𝐒𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shope.ee/4pnaA74VWx